Top 8 Nguyên nhân gây cháy nổ điện thoại nguy hiểm nhất

Gần đây người dùng điện thoại thông minh đang rất lo ngại vì nhiều vụ cháy nổ điện thoại xảy ra. Lỗi do ai có thể chúng ta chưa xác định được. Tuy nhiên hậu quả của nó để lại không hề nhẹ. Vì vậy hôm nay các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ điện thoại và cách phòng tránh hậu quả đáng tiếc này nhé!

Mua điện thoại và phụ kiện ở những cơ sở không uy tín chất lượng

Có nhiều người lựa chọn mua những chiếc điện thoại, pin, sạc điện thoại ở những cửa hàng bán và sửa chữa điện thoại nhỏ lẻ, vì giá thành thấp hơn phù hợp với túi tiền của nhiều người. Đương nhiên việc mua điện thoại ở những cửa hàng không chính hãng này sẽ không đảm bảo được về chất lượng, nguồn gốc, thông tin sản phẩm một cách chính xác, việc bảo hành cũng rất sơ sài và không chắc chắn. Nếu không may mua phải những chiếc điện thoại chất lượng kém khi sử dụng sẽ xảy ra hậu quả không ngờ tới như lỗi sản phẩm, dùng hỏng nhanh, chất lượng không được như được giới thiệu khi mua hàng hay có thể dẫn đến cháy nổ. Vậy để đảm bảo an toàn cũng như sở hữu một chiếc điện thoại chất lượng tương đương với số tiền bạn bỏ ra hãy mua hàng ở những cửa hàng chi nhánh uy tín như Thế giới số, thế giới di động, cửa hàng Vietel, cửa hàng Vinaphone...

Hiện nay chi nhánh những hãng điện thoại chính hãng này đã có mặt hầu hết khắp các tỉnh thành trong cả nước các bạn có thể dễ dàng tìm đến và mua hàng. Một số địa chỉ cửa hàng uy tín tại thế giới di động Hà Nội như 11A Thái Hà, P.Trung Liệt, Q.Đống Đa, Hà Nội, thế giới di động Số 238 Nguyễn Trãi, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội (bên cạnh trường Đại Học Hà Nội), thế giới di động Số 04 Ngõ 177 Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội....

Nên mua điện thoại và phụ kiện ở những nơi uy tín
Nên mua điện thoại và phụ kiện ở những nơi uy tín

Điện thoại bị hỏng do những cú va chạm mạnh

Những cú rơi xuống đất, rơi vào nước hay va chạm mạnh có thể làm đứt dây, chập điện, làm vỡ hay di chuyển các linh kiện điện tử trong chiếc điện thoại của bạn. Để an tâm sử dụng cũng như đảm bảo an toàn hãy đến các cử hàng bán và sửa chữa điện thoại để được tư vấn và sửa chữa.


Nếu lỡ rơi rớt các bạn nhớ kiểm tra xem máy có bị nóng lên đột ngột hay hoạt động chậm đi không để xác định tình trạng máy nếu có bất thường gì cần phải mang đến nơi sữa chữa ngay lập tức. Có một cách khắc phục giảm bớt được các va chạm của máy đó là bạn có thể trang bị thêm ốp lưng để bảo vệ điện thoại của mình tốt hơn.

Điện thoại bị hỏng do những cú va chạm mạnh
Điện thoại bị hỏng do những cú va chạm mạnh

Lỗi từ nhà sản xuất

Một trong số các nguyên nhân khiến điện thoại phát nổ phải kể đến là những khiếm khuyết trong quá trình sản xuất. Lỗi pin (như trường hợp của Galaxy Note 7), sử dụng sai linh kiện hoặc lỗi dây chuyền lắp ráp có thể khiến cho linh kiện bên trong điện thoại bị hỏng. Nếu xảy ra tình trạng này, có khả năng điện thoại sẽ phát nổ một cách ngẫu nhiên mà người dùng không thể phòng tránh được.


Thiết kế lỗi hoặc sản phẩm bị làm giả cũng là nguyên nhân dẫn đến nổ pin. Vấn đề này hay gặp trên các điện thoại giá rẻ của những nhà sản xuất ít tên tuổi, hoặc những sản phẩm bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị làm giả, thay thế linh kiện. vì vậy hãy lựa chọn những nơi uy tín để mua điện thoại và các phụ kiện đi kèm bạn nhé!

Thiết kế lỗi hoặc sản phẩm bị làm giả cũng là nguyên nhân dẫn đến nổ pin.
Thiết kế lỗi hoặc sản phẩm bị làm giả cũng là nguyên nhân dẫn đến nổ pin.

Để điện thoại ở nơi không thông thoáng

Đã có nhiều vụ nổ điện thoại do để dưới gối, dưới chăn khi ngủ. Sạc điện thoại gần các thiết bị khác như máy tính, ipad cũng có thể phát nổ. Khi điện thoại để gần vải vóc, các thiết bị đang sạc tỏa nhiệt dễ dàng làm điện thoại nóng lên và phát nổ.


Hơn nữa lúc này bạn ngủ nhưng điện thoại thì không, bởi nó vẫn có thể nhận cuộc gọi, tin nhắn và các thông báo. Đồng nghĩa các bức xạ điện tử từ sóng, wifi vẫn tập trung thu phát xung quanh và có tác động nhất định lên con người. Hơn nữa mỗi lần điện thoại bật sáng khi có thông báo thì luồng sáng này có thể gây cản trở quá trình tăng tiết melatonin của cơ thể, khiến bạn khó ngủ và ngủ không sâu giấc, hậu quả là tâm trạng vô cùng mệt mỏi, đau đầu… khi thức dậy. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình hãy bỏ thói quen này đi bạn nhé!

Để điện thoại ở nơi không thông thoáng
Để điện thoại ở nơi không thông thoáng

Nghe - gọi điện thoại dưới trời mưa

Khi đi ngoài đường, hay vừa đi ngoài trời mưa khi có cuộc gọi hay tin nhắn đến nhiều người có thói quen nghe điện thoại luôn dưới trời mưa tay thì ướt do nước mưa. Việc nghe gọi điện thoại dưới trời mưa hoặc khi tay đang ướt có thể làm nước ngấm vào điện thoại.


Khi trời mưa có kèm theo giông sét bạn có thể bị sét đánh trúng bất cứ lúc nào khi sử dụng điện thoại dưới trời mưa. Để đảm bảo an toàn hãy để sử dụng điện thoại khi đã vào nơi khô ráo, an toàn nhé.

Nghe - gọi điện thoại dưới trời mưa
Nghe - gọi điện thoại dưới trời mưa

Điện thoại quá nóng

Điện thoại quá nóng chắc chắn là một trong các nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến nhất trên điện thoại. Hiện pin Li-ion khá an toàn với mức nhiệt cho phép, đặc biệt sau sự cố Samsung Galaxy Note 7 cháy nổ đã được nhiều nhà sản xuất quan tâm và cải tiến nhiều hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra.


Vậy nhiệt phát ra do đâu? Đó có thể từ tiếp xúc trực tiếp với lửa, điện rò rỉ bên ngoài. Hoặc có thể do bạn sạc điện thoại khi pin vẫn còn quá nóng, thực hiện quá nhiều tác vụ trên điện thoại trong khi sạc trực tiếp từ nguồn bên ngoài... Ngoài ra nhiều bạn hay có thói quen bỏ điện thoại trong xe, cốp xe và đây chính là lý do. Nhiệt từ bên ngoài môi trường sẽ tác động trực tiếp lên điện thoại, khiến pin nóng lên và điều tệ nhất sẽ xảy ra.

Điện thoại quá nóng
Điện thoại quá nóng

Sạc pin qua đêm, vừa sạc pin vừa sử dụng

Rất nhiều người có thói quen sạc pin điện thoại qua đêm hay vừa sạc vừa sử dụng. Thói quen này rất nguy hiểm. Vì trong quá trình pin điện thoại nạp năng lượng thì điện thoại phải được ở chế độ nghỉ nghĩa là tắt chế độ wifi, 3G và ngưng sử dụng. Việc sử dụng điện thoại khi sạc pin có thể làm nóng điện thoại, làm hỏng một số bộ phận hoặc chức năng của điện thoại, làm chai pin điện thoại, hậu quả lớn nhất là cháy nổ điện thoại gây bị thương, nặng hơn là có thể gây bỏng các bộ phận cơ thể, cháy nhà. Sạc pin qua đêm gây hại cho máy và cho pin, sạc pin qua đêm khi trời mưa có sấm sét thì điện thoại cắm sạc hút sét rất nhanh dẫn đến cháy nổ.

Để tránh những hậu quả xảy ra hãy lưu ý khi sạc nên tắt chế độ kết nối mạng và không sạc qua đêm. Khi ngủ nên sạc điện thoại xa giường ngủ. Khi đang sạc điện thoại tuyệt đối không dùng.

Sạc pin qua đêm, vừa sạc pin vừa sử dụng
Sạc pin qua đêm, vừa sạc pin vừa sử dụng

Sử dụng sai bộ sạc

Việc sử dụng sai bộ sạc có thể gây lỗi hoặc nổ pin vì bộ sạc cung cấp dòng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của máy. Các bộ sạc giá rẻ cũng không đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn, sử dụng vật liệu rẻ tiền, dễ hỏng hóc. Những nhà sản xuất nhỏ cũng thường bỏ qua tính năng tự điều chỉnh cường độ dòng ra phù hợp với thiết bị và ngắt sạc khi pin đầy.


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đầu sạc, dây sạc được bán với các mẫu mã và giá thành khác nhau. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nóng máy, chập điện và thậm chí là cháy nổ khi người dùng sử dụng những loại sạc kém chất lượng.

Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng cháy nổ khi sạc pin là sử dụng các thiết bị sạc pin chính hãng đi kèm theo máy. Nếu không sử dụng các thiết bị sạc đi kèm cùng máy thì người dùng cần lựa chọn các loại sạc chính hãng và phù với nguồn điện phù hợp. Không nên sử dụng các thiết bị sạc có nguồn điện cao hơn để sạc pin nhanh hơn vì điều này có dẫn đến tình trạng quá tải về nhiệt cho máy điện thoại.

Nên dùng những thiết bị sạc đi kèm cùng máy để quá trình sạc pin diễn ra hiệu quả nhất
Nên dùng những thiết bị sạc đi kèm cùng máy để quá trình sạc pin diễn ra hiệu quả nhất

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?