Nám da là hiện tượng da của bạn xuất hiện những đốm màu nâu đỏ ở quanh gò má, trán và cằm. Thực tế đó là do sự gia tăng hàm lượng hắc tố trên da khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Hãy theo chân Toplist tìm hiểu những nguyên nhân gây nám da để các chị em có cái nhìn tổng quát hơn về nám da từ đó có cách chữa trị phù hợp.
Mĩ phẩm ngày nay là vật bất li thân của chị em phụ nữ. Khi dùng phấn và son môi sẽ làm cho chúng ta có khuôn mặt trắng trẻo hơn, hồng hào và tràn trề sức sống khiến bạn tự tin hơn khi ra ngoài và giao tiếp bạn bè. Nhưng ai mà biết được rằng mỹ phẩm càng làm trắng da lại có chất tẩy da càng mạnh, son môi nhiều chì mới có màu đẹp và bám màu lâu hơn. Nhiều người dùng phải mỹ phẩm đểu còn bị dị ứng, bị bong tróc da. Nếu quá lạm dụng các sản phẩm làm trắng da có tác dụng tẩy da khiến da bị bào mòn, bị bóc tầng bì, thay thế bằng một lớp da mới mỏng và yếu, ra ngoài nắng , nếu không che kín vùng da đó, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ tác dụng lên các tế bào biểu bì mới (da non) làm cho da bị bỏng, sạm, nám hay lão hóa…
Stress là hiện tượng không còn xa lạ với cuộc sống của chúng ta, là những phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó có thể do công việc, cuộc sống hay tình cảm khi bạn luôn cảm thấy lo lắng, khó chịu, áp lực và không hài lòng về bản thân, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia...ảnh hưởng đến sức khỏe và xáo trộn cuộc sống hằng ngày khiến bạn mất ngủ, lo lắng, hồi hộp và luôn trong trạng thái căng thẳng sẽ làm tăng gốc tự do, làm tăng quá trình oxy hóa Tyrosine thành hắc tố Melanin.....là tác nhân gây ra các vấn đề về nám, mụn và nếp nhăn. Không những thế trong quá trình bạn điều trị nám mà vẫn luôn xảy ra stress thì sẽ làm giảm hấp thụ thuốc mà bạn bôi lên da khiến cho quá trình chữa nám diễn ra lâu hơn và không thể khỏi hẳn.
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm hay nhiều chất độc như bụi khói, dầu mỡ, hắc ín, than đá… ví dụ như trong ngành làm Nail, bạn phải sử dụng acetone để làm sạch móng hay khói hàn chì trong công nghệ điện tử. Tiếp xúc với các hơi khói này hằng ngày dẫn đến sự xáo trộn trong hoạt động bình thường của da khiến da suy yếu, rất dễ nhiễm khuẩn khiến da bị tổn thương dẫn đến hiện tượng nám da xảy ra nhiều hơn so với những người làm việc trong môi trường bình thường.
Cơ thể tổng hợp nhiều vitamin D giúp xương chắc khỏe khi có ánh nắng mặt trời nhưng không phải thời điểm nào ánh nắng cũng có lợi ích đó. Vào buổi trưa, chiều trời nắng gắt, tia cực tím(tia tử ngoại hay tia UV) phát ra rất nhiều từ mặt trời lại có tác hại rất lớn đối với da của bạn.
Tia UVA có khả năng thấm sâu vào da, tấn công tới lớp hạ bì, không gây cảm giác khó chịu nhưng lại là nguyên nhân chính gây nên các chứng bệnh ngoài da như nếp nhăn, các vết nám, sạm, tàn nhang, ung thư da, suy giảm chức năng miễn dịch của da và toàn cơ thể khi bạn tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài. Còn tia UVB lại tác động trực tiếp lên bề mặt lớp biểu bì của da, khiến da dễ bị bỏng nắng dẫn đến bong tróc và biến màu (do việc tăng sản xuất hắc sắc tố đỏ-nâu) nên khi ra đường việc đầu tiên bạn cần làm là bôi kem chống nắng và đeo khẩu trang để hạn chế tối đa tia cực tím tác động lên làn da của mình.
Nám da thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con xong thì bắt đầu lộ rõ hơn. Tại sao lại như vậy? Vì trong giai đoạn mang thai hàm lượng hormon estrogen trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng cao và sau khi sinh con xong lại giảm đột ngột khiến hormon MSH rối loạn. Khi hormon MHS hoạt động kém hiệu quả sẽ không kiểm soát được quá trình oxy hóa tyrosine khiến hắc tố melanin gia tăng cùng với sự hỗ trợ của melanosome, các melanin này được vận chuyển lên lớp biểu bì phía trên làm hình thành các đốm, vết nám, mảng thâm trên da của bạn. Vết nám được hình thành sâu dưới da chứ không phải trên bề mặt nên những vết nám do rối loạn nội tiết thường rất khó chữa. Các chị em nên kết hợp vừa uống thuốc, vừa bôi thì mới có hiệu quả.
Gan là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người, chức năng tiêu độc của gan có vai trò chính trong quá trình chuyển hoá. Khi ta ăn, bộ máy tiêu hoá phân giải thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể để hấp thụ và chuyển hóa. Trong quá trình này có thể sẽ phát sinh ra độc tố và gan phải biến đổi chúng thành dạng vô hại và đẩy ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan bị suy giảm, những độc tố sẽ bị ứ đọng lại nhiều hơn thì thận phải làm việc thay cả chức năng của gan nên thận phải làm việc quá sức để có thể đẩy hết độc tố ra ngoài, dẫn đến thận cũng yếu dần đi khiến sức khoẻ giảm sút, cơ thể dễ dàng bị nóng trong sẽ gây ra trứng cá, mụn nhọt, mề đay, u bã đậu, lở ngứa, dị ứng, da mặt nám.
Nám da do di truyền là một trong những nguyên nhân khá phổ biến đã khiến nhiều chị em có tâm lý hoang mang và lo lắng. Nếu trong gia đình có mẹ bị nám, đời con cũng có thể bị, không cần đợi đến tuổi 30 hay giai đoạn mang thai và sinh con da đã bị nám rồi. Gia đình bạn có mẹ bị nám thì khả năng con cũng bị chiếm khoảng 20 đến 70%, cao hơn rất nhiều so với những người có mẹ bình thường. Nám da do yếu tố di truyền rất khó chữa do nó liên quan đến gen và bộ nhiễm sắc thể nên các chị em cần đến gặp bác sĩ để hiểu rõ vấn đề nám trên da của mình để có phương pháp chữa trị tốt nhất.
Có những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày lại có tác dụng chữa nám da rất hiệu quả nhưng có những thực phẩm ăn nhiều lại là nguyên nhân khiến bạn bị nám nặng hơn do trong thành phần có chứa hàm lượng hormone estrogen cao. Toplist xin giới thiệu một số loại thực phẩm dễ gây nám để các chị em hạn chế sử dụng hằng ngày nhé:
- Lúa mì, hạt lanh và chế phẩm từ loại hạt này.
- Một số loại đậu: đậu nành và sữa đậu nành, đậu đỏ và đậu đen.
- Đậu phụ.
- Trái cây sấy khô và mứt hoa quả.
- Yến mạch và đồ uống có cồn.
- Nhân sâm.