Ung thư là căn bệnh quái ác cướp đi sinh mệnh của nhiều người. Có những thói quen trong cuộc sống tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn và gây ra bệnh ung thư. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến ung thư mỗi chúng ta cần biết để phòng tránh.
Uống rượu
Rượu là thứ được con người sử dụng rộng rãi và từ rất lâu đời. Tuy nhiên, uống nhiều rượu có thể gây ung thư gan. Một số liệu thống kê đã cho thấy, trên thế giới có đến 3,5% số ca ung thư là do rượu gây ra, ước tính cứ 30 bệnh nhân chết vì ung thư thì sẽ có một người tử vong do tác hại của rượu, đặc biệt những người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn tất cả. Khoa học đã chứng minh uống rượu gây ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư ruột và trực tràng và ung thư vú. Ngoài ra, uống rượu bia còn gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tuỵ và ung thư bao tử.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam cũng là nước có số lượng bệnh nhân ung thư chết cao nhất thế giới với khoảng 115.000 người chết/năm, tương ứng 315 người chết mỗi ngày… và 120.000 ca mắc ung thư mới/năm. Việt Nam cũng đang ở top đầu các nước có tỷ lệ người dân uống rượu, bia cao trên thế giới. Riêng các dịp lễ, Tết, số người uống và số lượng rượu, bia một người uống đều tăng. Tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam xếp thứ hai trong các nước Ðông – Nam Á (sau Thái Lan), thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới.
Rượu có thể hoạt động như một chất kích thích, đặc biệt là trong miệng và cổ họng và gan, làm tổn thương các tế bào bên trong các cơ quan này. Các tế bào bị tổn thương sẽ biến đổi cấu trúc DNA nhằm mục đích chữa lành tổn thương cho chính nó, tuy nhiên, điều này lại làm tiền đề dẫn tới sai hỏng tế bào và ung thư. Rượu có thể làm tăng hàm lượng estrogen, một hoocmon quan trọng trong sự phát triển và phát triển của mô vú. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú của phụ nữ.
Rượu có thể giúp các hóa chất độc hại khác, chẳng hạn như những chất có trong khói thuốc lá, đi vào các tế bào nằm trong đường tiêu hóa trên một cách dễ dàng hơn. Điều này có thể giải thích tại sao sự kết hợp của việc hút thuốc lá và uống có nhiều khả năng gây ung thư trong miệng hoặc cổ họng hơn là hút thuốc hoặc uống một mình. Ngoài ra, rượu còn có thể ức chế khả năng xử lý và thanh lọc chất độc của cơ thể.
Sử dụng chai nhựa
Chúng ta nên hạn chế uống nước bằng chai nhựa bởi đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Hầu hết những chai nhựa được sản xuất ra chỉ với mục đích sử dụng một lần, tuy nhiên chúng được tái chế lại thành những chất liệu nhựa kém chất lượng hơn. Đặc biệt các loại nước hoa quả có nhiều axit sẽ phản ứng với chất hóa dẻo của nhựa, tạo thành chất độc. Bạn nên sử dụng chai thủy tinh hoặc kim loại chất lượng tốt để trữ nước.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì nước chứa từ những chai nhựa được tái sử dụng có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nếu sử dụng lâu dài các loại chai nhựa này còn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về tuần hoàn, đặc biệt còn có thể gây ra ung thư nếu gặp điều kiện môi trường gây ra quá trình biến chất đối với các thành phần cấu tạo của vỏ chai nhựa. Cụ thể hơn, nếu chai nhựa để ngoài nhiệt độ thấp thì sẽ gây ra chất dioxin, một chất có thể gây ung thư, gây biến dạng ở trẻ sơ sinh, gây ra các vấn đề dị tật, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Với rất nhiều loại sản phẩm nhựa được sử dụng trong các loại thực phẩm đóng hộp, việc sử dụng lại chai nhựa rất phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các chai nhựa đều được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều lần vì có thể sẽ tự sinh ra chất độc do tác dụng của môi trường, các yếu tố ngoại cảnh. Do đó, thay vì bạn tái sử dụng, đặc biệt là sử dụng để chứa thức ăn, nước uống thì bạn nên bỏ đi các chai nhựa để đảm bảo an toàn.
Nếu bạn vẫn cảm thấy sử dụng chai nhựa là cách dễ và tiết kiệm nhất cho gia đình thì bạn hãy chú ý, các loại nước sẽ bảo quản lâu trong tủ lạnh nên dùng bình thủy tinh để thay thế bình nhựa. Với bình nhựa thì nên rửa sạch để hạn chế vi khuẩn và chỉ nên tái sử dụng một lần. Bạn cũng nên chọn các loại chai nhựa có HDPR trên nhãn mác, đây là loại chai nhựa có tính an toàn cao và cũng có thể giúp bạn hạn chế được các vấn đề về biến chất.
Ăn quá nhiều đường
Nhiều người thích ăn ngọt, tuy nhiên việc ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có nguy cơ dẫn đến ung thư.Theo nghiên cứu, lượng đường dư thừa trong cơ thể chúng ta sẽ gây ra viêm, tăng các khối ung thư trong cơ thể.
Tất cả các tế bào đều cần năng lượng để hoạt động và phát triển. Nguồn năng lượng này thường xuất phát từ đường được chuyển hóa từ các thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nếu tế bào bình thường có thể cân bằng lượng đường cần tiêu thụ, thì tế bào ung thư như con bọ ăn đường và phát triển nhanh chóng. Như vậy, không có nghĩa là nếu bạn dừng ăn đường, bạn sẽ ngăn được sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo kết quả của nghiên cứu của Lewis Cantley đã chứng minh rằng insulin - hoocmon vận chuyển đường trong máu đến tế bào - và một hoocmon liên quan được gọi là IGF-1 kích hoạt các protein liên quan đến ung thư. Từ đó ông cho rằng: "Chính bản thân insulin là khởi đầu của tế bào ung thư." Mặc dù vậy, đây chỉ là một lý thuyết, một nghiên cứu mới được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học KU Leuven ở Bỉ, các nhà khoa học tìm ra mối liên hệ giữa protein và đường tác động lên tế bào ung thư. Theo báo cáo thì hàm lượng đường dư thừa trong cơ thể làm cho các tế bào gây hại phát triển nhanh hơn, gây nên ung thư.
Đường không sinh ra bệnh ung thư mà tế bào ung thư phát triển nhanh hay chậm là do cách bạn đã và đang sử dụng đường. Do đó, bạn phải sử dụng đường một cách hợp lý. Giữ đường trong chế độ ăn uống của bạn ở mức độ vừa phải, khoảng 25g cho nữ và 38g cho nam, có nghĩa là giữ insulin ở mức độ cân bằng, như vậy sẽ giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
Ít vân động
Không thường xuyên vận động cơ thể sẽ khiến bạn trở nên yếu ớt và có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu một người chỉ ngồi ì một chỗ sẽ khiến mức độ oxy trong máu sẽ giảm, là nguyên do làm tăng nguy cơ ung thư. Bận rộn hay quỹ thời gian eo hẹp là những lí do thường được đưa ra cho việc lười vận động. Tuy nhiên việc này lại tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật vô cùng lớn, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Bạn có biết, trên thế giới, mỗi năm có ít nhất 135.000 ca ung thư tử vong được xác định là do ít vận động. Một số bệnh ung thư có thể kể tới là ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng, bàng quang… Đặc biệt, lối sống ít vận động có liên quan chặt chẽ đến ung thư ruột kết. Cứ 10 người bị ung thư ruột kết thì có 1 người là do ít vận động.
Nguyên nhân chính đóng góp vào việc lười vận động là do công nghệ. Công nghệ giúp chúng ta thực hiện các công việc một cách “lười biếng” hơn. Công nghệ làm gia tăng các công việc bàn giấy. Những việc này khiến chúng ta ngồi một chỗ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, phần lớn thời gian nghỉ ngơi của chúng ta giờ dành cho Game, Internet, TV,…. Thay vì hỗ trợ cuộc sống, công nghệ đang bị chúng ta lạm dụng quá mức. Bên cạnh đó, nhiều người chủ quan khi nghĩ rằng mỗi tuần chỉ cần dành ra vài phút tập bài tập thật nặng là đủ. Điều này không những không có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn dẫn đến tổn thương cho xương khớp.
Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), ít vận động thể chất làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Mà béo phì lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư gan,… Ngoài ra, lười vận động làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tăng Isuline. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và nhân lên của tế bào ung thư.
Tăng cường vận động mỗi ngày là cách duy nhất để cải thiện tình trạng ung thư. Theo nghiên cứu, mức tối thiểu cho việc vận động được xác định là 150 phút đối với vận động nhẹ hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần.
Son môi
Son môi là thứ không thể thiếu trong túi xách của mọi phụ nữ. Tuy nhiên chúng ta không hề biết rằng trong son môi còn chứa những hợp chất hóa học độc hại như chì, triclosan, cadmium, mathacrylate, parabens… Đây đều là những chất độc gây nguy hại đến sức khỏe và đặc biệt là mầm mống cho bệnh ung thư.
Mọi phụ nữ đều muốn mình trông xinh đẹp và quyến rũ hơn. Và son môi là thứ không thể thiếu trong túi xách của họ để đi bất kỳ đâu. Các ý tưởng make-up đều không thể bỏ qua đôi môi ngọt ngào với chút màu sắc phù hợp trang phục. Sử dụng son môi mỗi ngày như vậy nhưng không phải phụ nữ nào cũng biết son môi ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Chì có trong son môi khi đi vào cơ thể sẽ đi vào máu, mô mềm và xương. Nếu có quá nhiều chì trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến tim và gây tăng huyết áp, bệnh mạch vành và thay đổi nhịp tim. Ngoài ra, chì cũng có thể làm giảm chức năng não và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Do đó, nó có thể gây ra vấn đề về trí nhớ và tập trung. Thực tế cho thấy, ngộ độc chì có thể dẫn đến động kinh, mất ý thức và tử vong.
Vì cơ thể khó thải trừ cadmium, nên nó tích tụ trong thận, nên làm ảnh hưởng đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ suy thận. Phụ nữ bị ngộ độc cadmium nhiều hơn và trầm trọng hơn so với nam giới. Chất bảo quản có trong son môi vượt quá giới hạn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số chất bảo quản như paraben có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Hợp chất này cũng dễ gây kích ứng mắt, da, ho, thở khò khè. Nếu con của bạn vô tình ăn hay nuốt son, chúng có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Trong hầu hết các trường hợp, nuốt phải son môi chỉ gây hại cho dạ dày và ruột. Tuy nhiên, để an toàn hơn, nếu trẻ có các triệu chứng giống như bị ngộ độc son môi, bạn nên gọi cho bác sỹ.
Để tránh việc nuốt phải kim loại nặng hay chất bảo quản, đừng dùng son môi hơn 2 hoặc 3 lần trong ngày. Lý tưởng nhất là chỉ sử dụng son môi khoảng 2 lần/ngày. Theo một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), son môi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn sử dụng nó từ 2 - 19 lần một ngày.
Uống nước có ga
Nước uống có ga, đặc biệt là các loại nước ngọt được mọi người ưa thích. Tuy nhiên tiềm ẩn sau đó là những nguy hại khôn lường. Các loại nước có ga chứa các chất gây ung thư như methylmadizole. Theo nghiên cứu, đường trong loại đồ uống giải phóng ra insulin trong cơ thể và loại chất nuôi dưỡng các tế bào ung thư.
Nghiên cứu, đăng tải trên tạp chí y khoa Anh BMJ ngày 10-7, theo dõi nguy cơ mắc tất cả các loại bệnh ung thư cũng như các nhân tố gây ung thư như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, tiền sử gia đình, hút thuốc và các hoạt động thể chất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cứ tiêu thụ thêm 100ml một ngày tương ứng với việc tăng 18% nguy cơ mắc ung thư nói chung và 22% nguy cơ mắc ung thư vú.
Tiêu thụ thức uống có đường đã tăng trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và là nguyên nhân gây béo phì. Chính béo phì làm tăng nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng giới hạn lượng đường tiêu thụ có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư trong dân số. Nhóm nghiên cứu cho biết thức uống có đường bao gồm cả thức uống có ga và nước trái cây.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo con người nên giới hạn lượng đường nạp vào người ít hơn 10% tổng năng lượng cơ thể. Tuy nhiên nếu giảm xuống dưới 5% hay 25g đường mỗi ngày sẽ khỏe hơn. "Thông điệp từ nghiên cứu sự liên hệ rõ ràng giữa lượng đường tiêu thụ và sức khỏe con người - giảm lượng đường trong chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng" - bà Amelia Lake, chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng tại ĐH Teesside, Anh chia sẻ.
Căng thẳng kéo dài
Khi phải chịu áp lực và quá căng thẳng, não của chúng ta buộc phải tiết ra các chất cần thiết là cortisol – nguyên nhân chính làm tăng 2 loại axit HCl và pepsine để điều hòa cơ thể. Tuy nhiên chính chất này có thể gây trào ngược dịch vị, viêm dạ dày tá tràng và thậm chí cũng dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Căng thẳng kéo dài có thể giết chết các tế bào não, khiến não bộ suy giảm trí nhớ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cuộc sống thường nhật khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng (stress). Bạn có thể stress khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ, kẹt xe, lo lắng về sức khỏe bản thân, người thân... Nếu căng thẳng kết thúc nhanh chóng thì không đáng lo ngại nhưng nếu chúng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nhà khoa học không khẳng định stress gây ung thư. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, gây ra các tình trạng bệnh lý khác và làm suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị stress mãn tính thường gặp vấn đề về tiêu hóa, khả năng sinh sản, tiết niệu và suy yếu hệ thống miễn dịch. Nhóm người này cũng dễ bị nhiễm virus như cúm hoặc đau đầu, khó ngủ, lo âu, trầm cảm,... Các nội tiết tố do stress tạo ra làm bất hoạt quá trình anoikis (quá trình tiêu diệt và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư).
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng mạn tính cũng thúc đẩy sản xuất các yếu tố tăng trưởng làm tăng nguồn cấp máu, làm tăng tốc độ phát triển của khối u ác tính. Ngoài ra, lo lắng làm nồng độ adrenaline trong máu tăng cao đẩy mạnh quá trình trao đổi chất nhưng làm chậm quá trình bài tiết chất béo. Theo các chuyên gia, mỗi người có thể học cách quản lý căng thẳng, giúp ngăn chặn tình trạng này kéo dài, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống đồ quá nóng
Theo công bố của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), tiêu thụ đồ uống ở nhiệt độ vượt quá 65 độ C có thể gây ung thư thực quản. Những đồ uống ở nhiệt độ quá nóng có thể gây bỏng da và bỏng nước trong thực quản khiến tế bào ung thư có nguy cơ phát triển.
Nghiên cứu cho thấy uống 700 ml nước trà ở 60 độ C hoặc nóng hơn liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ ung thư thực quản so với người uống đồ uống ở nhiệt độ thấp hơn, theo Archy Wordys. Thực quản là ống vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Các nhà khoa học đã theo dõi thói quen uống uống nước hoặc trà, cà phê của 50.045 người trong độ tuổi từ 40 - 75 sống ở vùng đông bắc Iran. Trong thời gian sau đó, từ năm 2004 đến 2017, họ đã phát hiện có 317 trường hợp ung thư thực quản.
Tác giả chính - tiến sĩ Farhad Islam thuộc Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho biết nhiều người thích uống trà, cà phê hoặc đồ uống nóng khác. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, uống trà rất nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, và do đó, nên đợi cho đến khi đồ uống nguội đi trước khi uống.
"Khi bạn uống trà, hãy để trà nguội một chút trước khi uống hoặc thêm sữa lạnh, bạn sẽ không bị tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản", ông nói. Năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế - cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã phân loại uống đồ uống rất nóng trên 65 độ C là một chất gây ung thư.
Ăn nhiều đồ chiên rán
Thức ăn chiên rán thường là đồ ăn nhanh có thể gây ra ung thư cao gấp hai lần so với đồ ăn bình thường. Các chất béo và mỡ thừa chiên đi chiên lại nhiều lần khiến người ăn khó tiêu và gây ra ung thư dạ dày, tiền liệt tuyến,..
Đồ chiên rán là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp các quán chiên rán ở khắp mọi nơi, từ các gánh hàng rong trước cổng trường học, bệnh viện, ven đường đến các quán ăn, nhà hàng. Những thực phẩm được tẩm ướp gia vị, chiên ngập trong dầu vàng rụm thơm phức với giá rẻ bất ngờ khiến chúng ta khó mà cưỡng lại. Tuy nhiên, điều không thể kiểm soát chính là dầu chiên rán không rõ nguồn gốc, sử dụng nhiều lần cùng đồ nguyên liệu không đảm bảo chất lượng vô tình khiến người ăn “rước họa vào thân”. Nói không ngoa khi: Con đường ngắn nhất đến nghĩa địa chính là thông qua dạ dày.
Ngoài ung thư gan, đồ chiên rán còn là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở các quý ông. Theo kết quả nghiên cứu từ Viện nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, đàn ông có thói quen ăn các món chiên rán có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 25%. Bên cạnh đó, phụ nữ thường xuyên ăn đồ chiên rán cũng tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và dạ con. Ngoài ung thư, ăn quá nhiều đồ chiên rán còn tăng khả năng mắc ung thư dạ dày, các bệnh về huyết áp, tim mạch, mỡ máu…
Dù đồ chiên rán ngon nhưng lại rất hại với Sức Khỏe. Chúng chứa nhiều axit béo và dầu, khi vào cơ thể sẽ làm tăng cholesterol gây tổn thương gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, đối với loại dầu đã chiên rán nhiều lần ở ngoài hàng quán, axit béo không bão hòa sẽ tạo ra hàng loạt các chất có độc tính cao như dime, trimer… Bên cạnh đó, các thực phẩm chiên có chứa acrylamide vô cùng độc hại, là chất gây ung thư và làm tăng tốc độ ung thư gan và ung thư tuyến tiền liệt trên cơ thể. Ngoài ra, acrylamide còn có tác dụng phụ không chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản.
Hút thuốc
Theo một con số thống kê, thuốc lá là nguyên nhân gây ra 4/5 trường hợp bị ung thư phổi. Đây là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ sống thấp nhất, không chỉ làm tổn thương phổi và gây ra căn bệnh ung thư phổi, huốc lá còn làm tổn hại nghiêm trọng các bộ phận khác của cơ thể.
“Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm. Vì vậy có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài).
Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt. Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi,...