Top 10 Nguyên tắc quan trọng nhất khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm là bước khởi đầu giúp bé tập làm quen với thức ăn. Ăn dặm như thế nào để bé không bị nhàm chán mà vẫn bổ sung đủ chất cho bé là câu hỏi khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Sau đây, Toplist xin chia sẻ cho bố mẹ các nguyên tắc ăn dặm dành cho bé!

Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Từ khi mới chào đời, sữa là thức ăn chính của bé (dạng loãng). Chính vì vậy, để bé tập làm quen với thực đơn mới, mẹ cần tập dần cho bé ăn từ loãng đến đặc. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm được khuyến cáo nên cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều để trẻ có thể làm quen với thức ăn mới, lúc này hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ cần ăn lỏng để dần dần thích nghi với từng thức ăn.

Theo tài liệu ”Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” các bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó cho trẻ ăn đặc dần.

Từ tháng thứ 7 -8 mỗi ngày trẻ cần ăn 2 bữa bột đặc, còn trẻ từ tháng 9 tới tháng 12 trẻ cần ăn 3 bữa và chuyển thành 4 bữa khi trẻ tròn 1 tuổi .

Bữa ăn dặm của trẻ cần được đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn (bột đường, đạm, béo, chất xơ – vitamin và khoáng chất) để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Thức ăn của trẻ cần thiết được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, tránh các rối loạn tiêu hoá.

Ăn từ loãng đến đặc
Ăn từ loãng đến đặc

Ăn từ ít đến nhiều

"Mức độ" cho ăn của bé là điều mà các bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn khởi đầu này. Mẹ nên cho bé ăn theo mức độ tăng dần đều, kể cả khi bé ăn ngon miệng cũng không nên để bé ăn quá nhiều. Bởi vì hệ tiêu hóa của bé lúc này còn non nớt, chưa hoàn thiện, ăn quá nhiều có thể bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Ăn từ ít đến nhiều sẽ tập cho bé dần làm quen với các loại thức ăn.


Cho trẻ ăn một vài thìa hôm đầu, hôm sau cho ăn nhiều hơn. Nếu trẻ thích ăn thêm thì cho trẻ ăn thêm nhưng tốt nhất cha mẹ nên quan sát đáp ứng của trẻ đối với thức ăn như thế nào để quyết định lượng thức ăn phù hợp.

Ăn từ ít đến nhiều
Ăn từ ít đến nhiều

"Đồ nghề" sẵn sàng

Ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ sắm một số dụng cụ cần thiết nhằm thuận tiện với hành trình cho con ăn dặm, vừa tạo thú vị trong bữa ăn, đảm bảo an toàn cho bé nhưng cũng vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ.


Các mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ dùng cho việc bé ăn bột sao cho hợp vệ sinh và bắt mắt để giúp bé có cảm giác ngon miệng. Các "đồ nghề" cần chuẩn bị đó là: chén đựng bột, thìa ăn dặm, ghế tập ăn dặm, yếm ăn dặm,...Những dụng cụ đơn giản này sẽ giúp bạn “nhẹ nhàng” hơn trong việc cho bé ăn.

Chọn các dụng cụ ăn cho bé nhỏ, xinh, bắt mắt
Chọn các dụng cụ ăn cho bé nhỏ, xinh, bắt mắt

Cho bé ăn từ ngọt đến mặn

Không bao giờ nên nôn nóng trong giai đoạn đầu tiên bé ăn dặm. Mỗi trẻ có một nhịp điệu phát triển khác nhau nên bạn đừng tự hỏi sao bé hàng xóm sinh cùng tuần lễ với con mình đã ăn dặm “ngon lành” mà con mình vẫn có vẻ rất… “vụng về”.

Chỉ tập cho con ăn vài muỗng trong 1 tuần đầu, tăng dần ở tuần thứ 2, qua tuần thứ 3 mới ăn hẳn thành ngày 1 cữ ăn dặm. Cho bé ăn bột loại ngọt trước, sau đó mới chuyển sang bột loại mặn.


Bé đang quen với sữa mẹ có vị ngọt. Vì thế, khi bé bắt đầu ăn dặm, bố mẹ nên cho bé ăn bột ngọt (bột yến mạch, bột gạo...) nấu cùng rau, củ, quả trước. Sau khoảng 3 ngày mà bé không có phản ứng gì với đồ ăn thì các mẹ mới chuyển sang bột mặn.

Ăn từ ngọt đến mặn
Ăn từ ngọt đến mặn

Cân bằng 4 nhóm thực phẩm

4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé là những kiến thức hàng đầu mà mọi bà mẹ đều phải ghi nhớ để nuôi dưỡng con yêu được khỏe mạnh thông minh. Tuy nhiên, vì thiếu hụt kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng cho bé mà nhiều bà mẹ phải buồn phiền khi thấy con chậm lớn, thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Rất nhiều bà mẹ mắc sai lầm khi cho con ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm như: Thịt bò, thịt heo và các nhóm thịt trắng khác. Các mẹ nên nhớ, cơ thể trẻ phải hấp thu đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé khác nhau thì con mới có thể phát triển toàn diện.


Trong chén bột của bé cần phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm:


  • Nhóm tinh bột: gạo, nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp.
  • Nhóm đạm: nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn…; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.
  • Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và chất khoáng: rau củ, trái cây các loại.
Có đủ 4 nhóm thực phẩm trong đĩa bột của bé.
Có đủ 4 nhóm thực phẩm trong đĩa bột của bé.

Kiên nhẫn nếu bé có chút chống đối

Khi tập cho bé ăn dặm, cha mẹ nên nhớ rằng mục tiêu trước mắt là giúp con làm quen với thìa và tập nuốt. Đừng cố gắng cho bé ăn no những thức ăn này. Hãy để bé từ từ làm quen với các thực phẩm có độ mịn và mùi vị khác nhau. Ép trẻ ăn dồn dập cùng lúc nhiều món mới dễ khiến bé chán ăn.


Khi đưa thức ăn lạ vào mồm, bé không thích bé có thể phun ra hoặc có phản ứng ngậm thức ăn trong mồm mà không chịu nuốt thì mẹ nên cho bé thử lại lần khác. Nếu mẹ không kiên nhẫn mà bỏ cuộc sẽ khiến bé kén ăn về sau. Theo thống kê cho thấy, để trẻ làm quen với thức ăn mới trung bình mẹ phải thử từ 5 - 10 lần. Vì thế, hãy kiên nhẫn mẹ nhé.

Nếu bé chống đối hãy kiên nhẫn mẹ nhé!
Nếu bé chống đối hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

Không nên nêm gia vị (muối) vào thức ăn của trẻ

Cơ thể cần muối để hoạt động và muối lại là chất cơ thể không tự tái sản xuất. Vì thế, muối xuất hiện trong đồ ăn dặm là cần thiết cho trẻ. Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (1,5g muối/ngày) vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên (10%) và thực phẩm chế biến sẵn (20%).


Tuy nhiên, trẻ sơ sinh từ 1 năm tuổi trở xuống có nhu cầu muối rất ít và nồng độ này đã có sẵn trong nguồn sữa mẹ và các thức ăn dặm tự nhiên (không nêm qua gia vị). Chính vì vậy, lời khuyên từ các chuyên gia là mẹ không nên nêm muối vào thức ăn của trẻ vì điều này không cần thiết.

Trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần 1,5g muối mỗi ngày và lượng muối này đã có sẵn trong các thực phẩm. Nếu lượng muối nhiều hơn mức nhu cầu hàng ngày sẽ gây tổn hại thận, bởi thận của trẻ còn yếu nên khả năng đào thải muối kém. Lâu ngày, natri bị tích nhiều trong cơ thể sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe của trẻ, trong đó có bệnh cao huyết áp. Do đó, mẹ không cần phải nêm thêm muối vào thức ăn của trẻ.

Không nên nêm gia vị (muối) vào thức ăn của trẻ
Không nên nêm gia vị (muối) vào thức ăn của trẻ

Thời điểm bắt đầu ăn dặm

Theo tổ chức Y tế thế giới, thời điểm ăn dặm tốt nhất đối với trẻ là từ 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu tiên bé cần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, giúp cung cấp cho bé kháng thể và rất nhiều các thành phần mà những loại sữa công thức không thể thay thế được.

Tuy nhiên, sau 6 tháng trẻ nên được tập ăn dặm, tức là bé sẽ ăn những loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nguyên nhân là do, bắt đầu từ 6 tháng trở đi cơ thể bé sẽ phát triển rất nhanh, cần rất nhiều năng lượng để duy trì các hoạt động, ví dụ như: lật, trườn, bò, tập nói, chuẩn bị mọc răng…. Cho nên nếu như bé không được ăn dặm, chỉ có bú mẹ hoặc sữa công thức thì sẽ không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.


Một lưu ý khác dành cho bố mẹ đó là khi bé sẵn sàng ăn dặm bé sẽ có các biểu hiện sau: có thể tự ngồi thẳng, miệng tóp tép khi nhìn thấy thức ăn, nhìn theo thức ăn, đưa môi dưới về phía trước khi được bố mẹ đút cho ăn...

Thời điểm cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi
Thời điểm cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi

Chọn thực phẩm từ dị ứng ít đến mức dị ứng nhiều

Tinh bột hay rau củ hầu như không có dị ứng, do đó, có thể thử bắt đầu cho trẻ ăn bột gạo, bột ngũ cốc, rau củ nghiền. Các loại rau xanh như cải thìa, bó xôi... chứa nhiều chất sắt, ít dị ứng nên cha mẹ có thể dùng cho trẻ ăn dặm.


Từ tháng thứ bảy, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm. Tuy nhiên, đạm là loại thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất, vì thế cha mẹ không nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm như lòng trắng, hải sản. Những loại cá đồng ít gây dị ứng hơn cá biển, do cá biển chứa histidine có thể chuyển hóa thành histamine trong cơ thể.


Ngoài ra, một số loại cá biển chứa thủy ngân, trong khi hệ tiêu hóa không đủ sức để lọc hết khiến trẻ có thể hấp thụ nhiều thủy ngân, ảnh hưởng đến sự phát triển của não, tạo máu.


Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mới dưới dạng đơn chất (1 loại thực phẩm duy nhất) trong khoảng 2-3 ngày, theo dõi xem trẻ có bị nổi mề đay, mẩn ngứa, khò khè hay không. Nếu không, các mẹ có thể tạm xem thực phẩm đó không gây dị ứng và có thể tiếp tục thử món mới.


Đừng nên cho trẻ ăn sáng một món, trưa một món, chiều một món bởi trẻ bị dị ứng thì không thể đoán được một hay nhiều loại thực phẩm nào gây dị ứng.

Chọn thực phẩm từ dị ứng ít đến mức dị ứng nhiều
Chọn thực phẩm từ dị ứng ít đến mức dị ứng nhiều

Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong vòng từ 3 - 5 ngày

Chỉ trong vòng 6 tháng ngắn ngủi, việc tập cho bé ăn dặm sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn, mẹ lại cần lưu ý những điểm khác biệt để giúp con làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, đón nhận nhiều hương vị phong phú vào "thế giới vị giác" của mình.


Mẹ áp dụng nguyên tắc Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong vòng từ 3 - 5 ngày nhằm mục đích: phát hiện xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm này hay không. Sau khoảng 3 ngày nếu bé không có biểu hiện phản ứng, không bị rối loạn tiêu hóa, hay nổi ban... thì mẹ hãy chuyển sang loại thực phẩm khác để bé tập ăn.

Cho bé làm quen với một loại thức ăn từ 3 - 5 ngày
Cho bé làm quen với một loại thức ăn từ 3 - 5 ngày

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?