Hiện nay trào lưu thi luyện viết chữ đẹp khá phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn. Với quan niệm " Luyện nét chữ - rèn nết người" luôn được các bậc phụ huynh quan tâm và lưu ý. Vậy làm thế nào để có thể viết chữ đẹp và luyện viết chữ đẹp và chuẩn nhất cho học sinh tiểu học - độ tuổi tay yếu, vừa bắt đầu cầm bút? Làm thế nào để khi nhìn vào nét chữ người thưởng thức có thể đánh giá một con người chính xác nhất? Bài viết này toplist sẽ giới thiệu một số phương pháp giúp trẻ tiểu học viết chữ đẹp và chuẩn nhất.
Dành thời gian luyện chữ cùng trẻ
Sửa chữa khi bút gặp vấn đề
- Bút ra it mực hoặc không ra mực bạn hãy dùng dao tem tách nhẹ vào rãnh mực làm cho rãnh mực rộng ra để mực lưu thông dễ dàng hơn.
Dụng cụ học tập
Một số nhóm chữ theo nét
Khi rèn các nét cơ bản cho bé, mẹ nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó, tránh để trường hợp vừa rèn chữ a, vừa rèn chữ b vì hai chữ này có những nét hoàn toàn khác nhau. Gợi ý là mẹ nên tập cho con theo các nhóm nét như sau
- Nhóm 1: Gồm các chữ: i u ư t p y n m v r s: Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng. Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
- Nhóm thứ 2: c e ê x: Nhóm này trẻ hay mắc lỗi viết chưa tròn nét, nét móc cuối kéo không hết, không đều chữ. Cần chỉ cho trẻ điểm bắt đầu và điểm dừng của các nét móc, rèn cho trẻ móc ngay ngắn.
- Nhóm thứ 3: gồm các chữ : l b h k: Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng. Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết .
- Nhóm 4: Gồm các chữ : o ô ơ a ă â d đ q g: Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó để cho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O nên kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Tư thế ngồi
Hãy rèn cho trẻ tư thế ngồi đúng khi viết. Bởi tư thế ngồi đúng cách không chỉ giúp trẻ luyện chữ dễ dàng, nét chữ đẹp hơn mà còn giúp cho cột sống của trẻ phát triển tốt và bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
Cách ngồi đúng: hướng dẫn trẻ ngồi vị trí giữa bàn, gần ngực nhưng không chạm ngực vào bàn. Chân ngồi vuông góc với ghế, rộng bằng vai, dồn trọng tâm vào hông và đùi. Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi cách vớ 20 - 25 cm. Vòng tay mở rộng để không bị vướng vào các vật dụng xung quanh trẻ.
Lưu ý
Lỗi thường mắc phải
Một số lỗi thường gặp khi luyện chữ của học sinh tiểu học như:
- Thiếu nét là do thói quen của học sinh viết chưa hết nét đã dừng lại. Phụ huynh cần nhắc nhở hàng ngày để tạo thói quen viết đúng cho trẻ.
- Thừa nét là do học sinh viết chưa đúng quy trình của việc luyện chữ sai quy trình của việc luyện chữ. Phụ huynh cần hướng dẫn lại quy trình viết chữ đúng cho trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện đúng thì mới chuyển sang chữ khác.
- Sai nét là do học sinh cầm bút sai quy cách. Phụ huynh hướng dẫn lại con cách cầm bút và tư thế ngồi, điều chỉnh hàng ngày cho trẻ.
- Khoảng cách là do học trẻ viết hay nhấc bút, không viết liền mạch và đưa tay không đều. Phụ huynh nhắc nhở con và luyện tập hàng ngày.
Chắc các nét cơ bản
Khi bước vào lớp 1 đôi tay của trẻ còn khá yếu và việc luyện tập thường xuyên cho trẻ cầm bút là một việc vô cùng quan trọng. Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản nhé. Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào. Các mẹ không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ. Hãy cùng trẻ bắt đầu với những nét cơ bản: nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét khuyết, nét cong,...
Cách cầm bút
Hướng dẫn trẻ cầm bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái. Ngón trỏ và ngón cái giữu chặt thân bút, ngón giữa đỡ thân bút bên dưới. Bút nghiêng về bên vai phải một góc khoảng 60 độ, không cầm bút thẳng đứng hay ngả về phía trước. Đặt bút nằm trọn trong hõm tay. Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách giữa tay cầm bút và ngòi bút khoảng 2,5 cm.