Top 10 Phương pháp phát triển trí thông minh và thành công

Bạn đừng nghĩ rằng trí thông minh phụ thuộc vào kích thước não hay trí thông minh phải do bẩm sinh mới có bởi vì cấu tạo của mỗi bộ não con người vốn sở hữu cực kì nhiều neuron thần kinh và sự liên kết giữa chúng hình thành ra những “thiên tài” trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là lí do tại sao có nhiều học sinh giỏi văn học nhưng lại không giỏi trong toán học và ngược lại. Vì thế, não chính là bộ phận quyết định một con người (điều khiển trí óc, hành động...) và để thông minh hơn, chúng ta cần tạo ra nhiều liên kết cho các neuron hơn.

Chế độ nghỉ ngơi hiệu quả

Nếu bạn đã học chăm chỉ thì bạn cũng nên dành thời gian tự thưởng cho bản thân mình, nhồi nhét kiến thức vốn không mang lại hiệu quả cho bộ não của chúng ta. Chúng ta cần thời gian để phát triển thông tin. Bên cạnh đó hãy giữ tâm lí thật tốt, đừng quá áp đặt bản thân vào những con số trong nhà trường vì nó dễ gây stress và dẫn đến nản chí, mệt mỏi.



Chế độ nghỉ ngơi hiệu quả

Sử dụng tính liên kết

Bạn gặp khó khăn khi phải ghi nhớ thật nhiều con số và từ ngữ, hãy tưởng tượng ra mối liên hệ thật hài hước và ấn tượng giữa chúng và bạn sẽ nhớ tất cả chúng một cách kì diệu. Để bạn dễ hiểu hơn nữa, bạn hãy tưởng tượng có rất nhiều từ vựng tiếng anh trong một bài đọc nhàm chán, cô giáo sẽ kiểm tra xem bạn có nhớ được tất cả các từ đó hay không, việc bạn cần làm là: “Chế” một câu chuyện của riêng bạn từ tất cả các từ vựng đó, bạn sẽ dễ nhớ câu chuyện thú vị của mình và đương nhiên cả các từ vựng ấy.




Sử dụng tính liên kết

Phân tích hiệu quả

Điều cuối cùng khá hữu ích cho bạn đó chính là hành động phân tích, xếp loại các dạng bài bạn đã gặp trong bài học, với cách làm này, bạn sẽ giải quyết các câu hỏi một cách nhanh chóng. Đặc biệt khi đến kì thi, bạn sẽ không cần tốn nhiều thơi gian để suy nghĩ và phát triển ý tưởng của mình vì bạn đã sắp xếp sẵn một hệ thống dạng bài cho mình, chỉ cần nhìn đề là có thể làm được ngay.




Phân tích hiệu quả

Tạo phản xạ do rèn luyện

Nếu như bạn làm thành thạo một việc nào đó có nghĩa là bạn đã thực hiện việc đó rất nhiều lần, tạo thành một phản xạ có điều kiện (phản xạ được thích nghi từ môi trường). Vậy nếu bạn không giỏi trong một môn học và bạn muốn cải thiện điều này thì bạn cần dành nhiều thời gian để làm bài tập chính môn đó, sau một vài bài tập bạn sẽ quen dần với cách suy luận đó. Cũng như khi bạn download một trò chơi mới về điện thoại, lần đầu tiên bạn chơi rất tệ nhưng khi bạn dành vài giờ để chơi liên tục, bạn sẽ thành thạo hơn, chơi giỏi hơn lần đầu rất nhiều. Điều này chứng minh, bộ não đã thay đổi để điều khiển hành động chơi game của bạn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bắt ép bản thân làm những việc mình cảm thấy khó khăn nhưng bạn cần phải hiểu rằng, bạn càng thử thách não bộ của mình, trí thông minh của bạn càng phát triển.




Tạo phản xạ do rèn luyện

Đặt mục tiêu

Đừng sống mà không biết mục tiêu của mình là gì vì cuộc sống đó rất vô nghĩa, bạn nên tập thói quen đặt mục tiêu cho mình dù là những việc nhỏ nhặt như làm hết bài tập trong ngày hay đạt học sinh giỏi tháng này… bởi vì có mục tiêu thì bạn mới nỗ lực để thực hiện nó bạn nhé.



Đặt mục tiêu

Sử dụng sơ đồ tư duy

Như đã nhắc đến ở phần 2, não bộ của chúng ta có 2 bán cầu não và để trí não phát triển ngày càng thông minh hơn, tập trung hơn thì con người cần cân bằng cả 2 bán cầu này, vậy thì sao bạn không thử để việc ghi chú những thông tin bài học của mình cho bán cầu phải xử lí?

Hãy thiết kế những ghi chú (keywords) bằng chữ sang những hình vẽ ngộ nghĩnh, tạo những sắc màu riêng để tối ưu khả năng ghi nhớ, với cách này bạn có thể sử dụng cả 2 bán cầu cùng một lúc, vừa sáng tạo giúp bạn dễ dàng liên tưởng, vừa tạo cảm giác thú vị khi học. Đồng thời khi bạn sử dụng phương pháp học qua sơ đồ tư duy, bạn có thể tận dụng các keywords, hình ảnh liên tưởng để tóm tắt vài trang giấy trở thành 1 mặt giấy nhưng vẫn không hề thiếu sót thông tin quan trọng nào.

Ví dụ: Liên tưởng các từ ngữ sang hình ảnh, lấy ví dụ như từ “rẻ” bạn sẽ nghĩ đến các tờ tiền 1000VND bị nhàu nát và mỗi khi bạn quên từ “rẻ”, các tờ tiền 1000VND sẽ giúp bạn.



Sử dụng sơ đồ tư duy

Tận dụng thời gian học

Không phải thời gian bạn học một chủ đề càng lâu sẽ càng tốt bởi vì thời gian tốt nhất cho mỗi lần bạn tập trung vào một việc nhất định không được dài hơn 2 tiếng, thế nên ở trường học tại Việt Nam đã ngắt buổi học 5 tiết ra làm 2 phần để học sinh, sinh viên có thể nghỉ giữa giờ từ 15 – 30 phút. Điều này rất có ích trong việc tăng khả năng ghi nhớ bài học. Đừng cố gắng học thật nhiều trong 1 thời gian ngắn vì kết quả là bạn hoàn toàn không thể ghi nhớ và hiểu các thông tin một cách rõ ràng. Đó cũng là lí do tại sao bạn đừng để bài vở chồng chất đến lúc gần thi mới bắt đầu nhồi nhét.




Tận dụng thời gian học

Ôn bài

Việc ôn bài sẽ giúp cho chúng ta ghi nhớ thông tin lâu hơn và kết quả bài thi tốt hơn so với những người chỉ ôn 1 lần trước kì thi bởi vì nếu chúng ta không ôn bài một cách đều đặn, thì đến khi chúng ta ôn bài, mọi kiến thức đã học dường như lạ lẫm với chúng ta và chúng ta phải tốn thời gian học lại từ đầu. Điều này cũng có nghĩa là bạn chỉ học lại những gì bạn đã quên và thông tin bạn có được trước ngày thi vô cùng mới mẻ, đương nhiên bạn cũng không thể áp dụng kiến thức của mình một cách thông minh.




Ôn bài

Lựa chọn thông tin

Muốn thật sự nắm bắt được bài học hay một đề tài nào đó, trước hết bạn cần thực hiện nhiều bước cơ bản như đọc hiểu, ghi chép… để hiểu được thông tin mà những cuốn sách muốn truyền đạt trước khi bước vào những cuộc thi, đừng đợi “nước đến chân mới nhảy” vì như vậy bạn không thể hiểu bài nói gì đến ghi nhớ và vận dụng.

Để hiểu bài và ghi nhớ một cách nhanh chóng, bạn cần phải sử dụng phương pháp keywords để tìm ra thông tin quan trọng trong toàn bài thay vì lãng phí thời gian vào những từ ngữ liên kết không cần thiết. Bạn phải hiểu rằng thông tin không nhất thiết nằm trong tất cả câu chữ, chỉ cần học từ khóa, bạn đã nắm rõ được chúng. Hãy ngưng cách học “vẹt” nhàm chán chỉ để qua môn, sau đó lại “đóng gói” nó và xem như chưa từng tồn tại.



Lựa chọn thông tin

Tận dụng toàn bộ não, tăng khả năng tập trung

Đã có nhiều chứng minh cho rằng việc nghe nhạc mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt là thể loại Baroque, nó không những giúp tăng trí nhớ, khả năng tập trung trong công việc mà còn tăng trí thông minh (IQ)… Vậy thì tại sao nghe nhạc lại tốt cho chúng ta?

Não bộ của chúng ta gồm 2 bán cầu não và đều có chức năng khác nhau, để hiểu đơn giản hơn, não trái giúp chúng ta trong các vấn đề liên quan đến phân tích số liệu còn não phải thường liên quan đến sự sáng tạo, màu sắc, âm nhạc… khi con người tập trung làm việc, chúng ta sẽ sử dụng một nửa bán cầu là bán cầu trái vì thế bán cầu phải lại “rảnh rỗi”, dễ làm bạn bị sao nhãng nghĩ ngợi chuyện khác thay vì tập trung vào công việc trước đó.

Để cải thiện việc này, rất nhiều người đã áp dụng phương pháp vừa nghe nhạc vừa làm việc. Trong thời gian đó bạn sẽ không tập trung cảm nhận âm nhạc mà là tập trung vào công việc bạn muốn hoàn thành nên có thể dù bạn đang nghe nhạc nhưng bạn lại không biết đó là bài hát nào, điều này đem lại hiệu quả trong việc ngăn bán cầu não phải làm phân tán công việc của bạn đồng thời bạn có thể phát triển toàn bộ bộ não của mình.



Tận dụng toàn bộ não, tăng khả năng tập trung

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?