Top 5 Phương pháp rèn kĩ năng giao tiếp tốt nhất cho trẻ mẫu giáo

Ở độ tuổi mẫu giáo, con bạn đang trong thời kì học hỏi các kĩ năng giao tiếp. Việc tiếp xúc với bạn bè trong lớp cùng sự chỉ bảo của cô giáo sẽ giúp bé làm quen và biết cách xử lí những tình huống bé gặp hàng ngày. Tuy nhiên để con có thể phát triển tốt nhất kĩ năng giao tiếp, cha mẹ hãy là khuôn mẫu chuẩn mực và giúp con hoàn thiện chúng với những phương pháp mà Chúng tôi điểm danh dưới đây nhé!

Tạo ra các môi trường giao tiếp cho trẻ

Những năm đầu đời được xem là cột mốc phát triển các kĩ năng và hình thành tính cách của trẻ. Ở giai đoạn này, bé học hỏi rất nhanh và nắm bắt được các tình huống xảy ra với mình hàng ngày.


Vậy nên, để con có kĩ năng giao tiếp tốt, cha mẹ hãy học cách tự tạo ra môi trường giao tiếp cho con để bé tự do phát huy khả năng của mình. Cụ thể, bạn có thể cho bé yêu tiếp xúc với nhiều trò chơi, câu đố để kích thích tư duy ngôn ngữ trong bé hoặc bạn cho bé tiếp xúc với nhiều người lạ.


Khi đưa con đi chơi công viên, nhà sách hay thăm hỏi những người thân, bé sẽ có dịp làm quen với nhiều người, học cách ghi nhớ phải xưng hô như thế nào? Phải trả lời các câu hỏi của họ ra sao? Khi ra về phải nói những gì? Dần dần, bé sẽ có thói quen giao tiếp đúng. Cha mẹ hãy khuyến khích bé ghi nhớ cuộc hội thoại của mình bằng cách hỏi bé vừa trò chuyện với ai? Nội dung cuộc trò chuyện là gì?.

Tạo ra môi trường giao tiếp cho trẻ.
Tạo ra môi trường giao tiếp cho trẻ.

Dạy con cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể được hiểu một cách đơn giản là những biểu cảm của khuôn mặt hoặc hành động, cử chỉ của các bé. Cha mẹ có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ ở bé bằng cách tăng các ngôn ngữ cơ thể.


Khi bạn cho con tham gia các trò chơi hoặc đi thăm hỏi người thân, bạn hãy rèn cho bé nhiều cách trả lời cùng một câu hỏi. Ví dụ, khi bé ra về, bé có thể chào tạm biệt người thân hoặc dùng cử chỉ vẫy tay (bye bye). Hoặc thay vì việc trả lời bé nhìn thấy bao nhiêu con vật trong sở thú thì bé có thể ra cử chỉ bằng các ngón tay. Hoặc khi không hài lòng, bé có thể bày tỏ cảm xúc qua nét mặt.


Việc cha mẹ kết hợp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ cơ thể sẽ tạo cho con cách tư duy linh hoạt hơn. Do đó, cha mẹ hãy tích cực luyện tập cùng con phương pháp này nhé.

Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện qua các biểu cảm khuôn mặt.
Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện qua các biểu cảm khuôn mặt.

Trò chuyện với con mỗi ngày

Bạn đừng bao giờ bỏ rơi con cái bằng hành động "cắm đầu" vào smatphone hàng giờ liền. Thay vào đó, bạn hãy trò chuyện với con mỗi ngày để giúp bé phát triển kĩ năng giao tiếp một cách tốt nhất. Với các bé mẫu giáo, bạn có thể hỏi con những việc diễn ra ở trường, hỏi về bạn bè hoặc cách ăn uống của con. Thông qua các câu hỏi, bạn sẽ uốn nắn và rèn luyện cho con cách trả lời đúng, đủ thông tin.


Cha mẹ có thể biến những giờ nói chuyện với con cái trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn bằng cách đặt ra câu hỏi và gợi ý bé trả lời theo nhiều cách. Bé có thể tái hiện lại một ngày ở trường của mình bằng những câu chuyện hoặc bài hát, múa bé học hỏi được.

Trò chuyện cùng con mỗi ngày.
Trò chuyện cùng con mỗi ngày.

Khuyến khích con thường xuyên thực hành giao tiếp

"Học đi đôi với hành"- Trẻ em sẽ có cách giao tiếp tốt hơn qua mỗi ngày nếu được bố mẹ hướng dẫn và thường xuyên thực hành cùng con. Bạn có thể dành thời gian chơi cùng con hàng ngày và thông qua các trò chơi hoặc câu chuyện bạn kể để lồng ghép những bài học ý nghĩa cho con. Ví dụ, buổi tối trước khi đi ngủ bạn đọc cho bé nghe một câu chuyện, sau đó bạn hỏi bé tên các nhân vật chính trong truyện, các sự việc xảy ra với nhân vật chính hoặc bạn và bé có thể đóng vai các nhân vật kể lại câu chuyện.


Cách làm này của cha mẹ không chỉ giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ mà còn tạo cho bé sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Và khi lớn hơn, bé sẽ biết cách giao tiếp để bộc lộ cái tôi cá nhân, thể hiện quan điểm của bản thân trước đám đông.

Cha mẹ nên cùng con thường xuyên thực hành giao tiếp.
Cha mẹ nên cùng con thường xuyên thực hành giao tiếp.

Dạy con học hỏi cách giao tiếp thông qua sách báo, Ti vi

Sách báo, phim ảnh, các chương trình được phát trên truyền hình... là những "tài liệu" bổ ích cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp ở trẻ. Cha mẹ có thể đọc truyện hoặc cùng con xem một chương trình trên truyền hình, sau đó bạn khuyến khích tính chủ động cũng như khả năng ghi nhớ của bé bằng cách đặt ra các câu hỏi như: Con cảm thấy thế nào? Con thấy nhân vật trong phim ra sao? Con có muốn trở thành các nhân vật đó không?...


Làm như vậy, các bé sẽ được rèn luyện kĩ năng giao tiếp và tìm cách trả lời các câu hỏi của cha mẹ theo hướng hợp lí nhất. Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 2 tuổi, bạn nên hạn chế cho bé ngồi trước màn hình ti vi, thay vào đó hãy đọc truyện và yêu cầu bé tái hiện lại câu chuyện thông qua các câu hỏi giao tiếp bạn đưa ra.

Cùng nhau xem ti vi và trò chuyện.
Cùng nhau xem ti vi và trò chuyện.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?