Hà Lan, Bỉ, Anh, Mỹ, Triều Tiên,... có nhiều quốc gia đã bị chia cắt và xâm lược bởi kẻ thù, và từ sự đe dọa về mực nước biển dâng cao đến sự chia cắt văn hóa và sắc tộc, dưới đây là 10 quốc gia có thể sẽ không tồn tại trong 100 năm tới.
Tây Ban Nha
Tỉ lệ thất nghiệp đã đạt 24% vào tháng 1 năm 2015 và gần như không có sự tiến bộ nào tới cuối thu 2016.
Nếu như trên là chưa đủ, Tây Ban Nha còn phải chịu sự chia rẽ từ chính người dân của họ. Vùng Catalonia ở phía Tây quốc gia đã có kế hoạch giành độc lập và thu được nhiều sự ủng hộ của công chúng. Thậm chí còn có một vùng có tổ chức khủng bố ở phía Bắc, vùng Basque, nơi cũng đã thử giành lấy sự ủng hộ về quyết định tự do.
Nếu như quốc gia này không giải quyết những vấn đề về tài chính, và những vùng kể trên giành được độc lập riêng, thì sự tồn tại của Tây Ban Nha có lẽ không vượt quá 10 năm.
Maldives
Quốc đảo nằm giữa Ấn Độ và Châu Phi này đang thật sự có nguy cơ bị nhấn chìm.
Sự đe dọa khắc nghiệt tới mức cựu tổng thống nước này đã xem xét việc mua đất ở Nam Á để di chuyển dân cư nếu mực nước biển vẫn tiếp tục tăng.
Nếu tình trạng này tiếp diễn, Maldives có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên biến mất do ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu hay còn gọi là hiệu ứng nhà kính, và nó có thể xảy ra vào khoảng năm 2085.
Hà Lan
Hà Lan đã đối mặt với việc mực nước biển dâng cao bằng cách mở rộng hệ thống đê của họ lên cao. Nếu các đê không thể ngăn nước biển tràn vào, họ rất dễ bị lụt, điều này có thể dẫn đến cả Hà Lan sẽ chìm dưới nước.
Kiribati
Những lời kêu gọi đã được đưa ra bởi tổng thống của Kirabati tới New Zealand và Fiji để chấp nhận những người tản cư của họ trở thành những người tị nạn vĩnh viễn.
Trung Quốc
Trung Quốc có vấn đề về ô nhiễm cực lớn. Sự ô nhiễm lớn đến mức, theo như Ngân hàng thế giới, có khoảng 250.000 công dân Trung Quốc chết sớm mỗi năm. Chính phủ của Trung Quốc cũng dự đoán rằng quốc gia này sẽ cạn kiệt nguồn nước uống vào năm 2030.
Nếu Trung Quốc không thực sự giải quyết vấn đề ô nhiễm, khả năng tồn tại qua năm 2050 của họ có vẻ sẽ không khả quan.
Vương quốc Anh
Scotland đã có một phong trào độc lập thất bại vào năm 2014, điều có lẽ đã có thể tách nó ra khỏi nước Anh.
Vào mùa hè năm 2016, sự kiện Brexit đã xảy ra, đó là việc nước Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (Britain exit). Vấn đề ở đây là, không hẳn hoàn toàn tất cả các quốc gia của UK đều đồng ý với quyết định này. Có khả năng là những quốc gia này sẽ cố gắng giành quyền độc lập với Anh và gia nhập lại EU.
Dù có thể là một quá trình dài, nhưng hoàn toàn có khả năng vương quốc Anh sẽ giải thể trong vòng 20 năm tới.
Iraq
Sự nổi dậy của nhóm nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS đã làm rõ hơn việc đất nước này đã thực sự bị chia cắt mạnh mẽ. Iraq hiện nay đã chia thành 3 nhóm: Sunnis, Kurds và Shiites, và có vẻ như sẽ không thể thống nhất thành một quốc gia hoàn chỉnh. Có khả năng hơn cả là Iraq cuối cùng sẽ sụp đổ và tạo thành 3 quốc gia mới.
Mỹ
Đó là những văn hóa ăn sâu và những vấn đề chính trị chia cắt Nam và Bắc kể từ cuộc nội chiến.
Năm 2012, tất cả 50 bang đã nhận được kiến nghị từ hàng nghìn công dân yêu cầu bang của họ tách ra khỏi US.
Nếu nước Mỹ không tìm ra cách để thống nhất nội bộ, thì có khả năng người dân khả năng sẽ thành công trong việc phân li khỏi quốc gia với Texas và Alaska là hai bang có thể sẽ ra đi đầu tiên.
Và tất nhiên, việc Donald J.Trump lên làm tổng thống Mỹ năm nay có thể sẽ là bước ngoặt lớn trong việc tập trung đầu tư cho Mỹ, nhưng với các luồng ý kiến trái chiều về kết quả bầu cử thì cũng không thể nói chắc được điều gì.
Triều Tiên
Đã có nhiều tranh luận về các vụ đảo chính quân sự bị giữ kín với giới truyền thông. Những người chạy trốn khỏi đất nước sẽ phải đương đầu với các nòng súng núp từ nhiều nơi trên con sông băng Đồ Môn ngăn cách Trung Quốc và Triều Tiên. Bởi việc thâu tóm toàn bộ hệ thống truyền thông của đất nước, các cuộc nổi dậy của người dân thường nhanh chóng bị dập tắt vì các nơi khác không hề biết chuyện gì đang xảy ra ở những vùng này. Và thường thì những người vượt biên sẽ bị phạt rất nặng, có cả hình thức xử bắn công khai để răn đe.
Nhiều chuyên gia tin rằng Triều Tiên sẽ chấm dứt chế độ độc tài của họ dưới sức nặng của những nghi ngờ và đâm sau lưng của những quan chức cấp cao.
Tin tốt là một khi Triều Tiên thoát khỏi chế độ này, Hàn Quốc sẽ sẵn lòng sửa chữa những thiệt hại gây ra bởi gia đình Kim và thống nhất hai đất nước thành một.
Bỉ
Dân cư của Wallonia nói tiếng Pháp, họ muốn hình thành một liên minh với Pháp hoặc giành lấy độc lập của riêng mình trong khi Flanders chỉ muốn hoàn toàn độc lập.
Có nhiều suy đoán rằng Bỉ sẽ bị chia ra thành hai nước trong vòng 20 năm tới.