Top 10 Quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất trên thế giới

Tham nhũng là vấn đề nhức nhối đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tham nhũng chính là nguyên nhân khiến kinh tế và nền chính trị thế giới bị suy thoái nhanh chóng nhất. Dưới đây là danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố theo thang điểm 100 dựa trên nhiều nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau để đảm bảo tính chính xác và minh bạch nhất.

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ (CPI Năm 2019): 85 điểm.


Với nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc chiến chống tham nhũng nên nhiều năm liền Thụy Sĩ luôn xếp vị trí cao trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới. Hiện nay, Thụy Sĩ đạt 85 điểm trong bảng danh sách này. Thụy Sĩ đặc biệt chú trọng bài trừ các hành vi đút lót, hối lộ. Tại quốc gia này, đút lót là một tội danh hết sức nghiêm trọng và được xử phạt thích đáng tùy vào mức độ nghiêm trọng, không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài phạm tội. Chiến lược của nước này là tập trung đặc biệt vào việc “soi” các hành vi hối lộ quan chức để ngăn chặn mọi người lạm dụng nhằm đạt được lợi ích muốn. Tại đây, hối lộ quan chức bị cho là phạm tội, kể cả với người nước ngoài. Thụy Sĩ không hề là một miền đất lý tưởng cho hoạt động hối lộ và tham nhũng bởi bởi với họ, tội này hết sức nghiêm trọng.


Để thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong ban hành các quyết định. Các nước Thụy Điển, cộng hòa liên bang Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ….đều quy định: Mọi người dân đều có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước cung cấp hoặc cho xem bất cứ tài liệu nào có trong lưu trữ của cơ quan dù tài liệu đó không liên quan đến mình. Tất cả tài liệu của chính phủ và các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều phải được đăng tải công khai trên báo chí và mạng Internet. Thực hiện khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo qua mạng Internet (Hàn Quốc là nước áp dụng rất thành công hình thức này).

Thụy Sĩ nằm trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Thụy Sĩ nằm trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Thụy Sĩ đặc biệt chú trọng bài trừ các hành vi đút lót, hối lộ
Thụy Sĩ đặc biệt chú trọng bài trừ các hành vi đút lót, hối lộ

New Zealand

New Zealand (CPI Năm 2019): 87 điểm.


Nhiều năm kế tiếp New Zealand – quốc đảo nằm ở phía bờ Tây Nam Thái Bình Dương vẫn duy trì thứ hạng cao trong bảng xếp hạng này với số điểm hiện tại là 87. Hệ thống các cơ quan phòng chống tham nhũng của New Zealand đặc biệt là Cơ quan cảnh sát New Zealand và Văn phòng chống gian lận nghiêm trọng (SFO) và hoạt động rất hiệu quả trong việc điều tra và truy tố các vụ bê bối tham nhũng. Cũng như nhiều quốc gia, New Zealand là thành viên của Công ước về chống hối lộ các công chức nước ngoài của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) từ năm 2001. New Zealand cũng đã ký kết Công ước về chống tham nhũng của LHQ năm 2003.

Nước này có 2 văn bản điều chỉnh các hành vi liên quan đến các tội tham nhũng, nhận hối lộ, đó là luật Hình sự năm 1961 và luật Các khoản hoa hồng bí mật năm 1910. Có lẽ số lượng văn bản pháp luật không phải là yếu tố mang tính quyết định tới cuộc chiến chống tham nhũng ở New Zealand. Điều quan trọng là hiệu quả của các cơ chế, qui trình của việc đưa ra ánh sáng các trường hợp phạm tội. Để nâng cao hiệu quả trong việc phòng chống tham nhũng, các yếu tố như nguyên tắc pháp quyền, sự độc lập của cơ quan tư pháp, phản biện và trách nhiệm giải trình, minh bạch, tự do báo chí và trình độ dân trí đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ dân trí và mức độ tham nhũng ở 63 quốc gia đã chỉ ra rằng nước nào tham nhũng càng cao thì nước đó có trình độ dân trí thấp. New Zealand là nước ít tham nhũng nhất và cũng nằm trong nhóm 5 nước có trình độ dân trí cao nhất thế giới. Hơn nữa, báo chí là một phần rất quan trọng trong việc phát hiện, đưa tin, tố giác tham nhũng. Quyền tự do báo chí ở New Zealand được đảm bảo bởi các quy định của pháp luật. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông đa đạng dưới các hình thức khác nhau, cũng độc lập sẽ giúp quyền tự do báo chí được thực thi trên thực tế.

New Zealand đứng đầu trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
New Zealand đứng đầu trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Video thông tin về CPI năm 2019

Singapore

Singapore (CPI Năm 2019): 85 điểm.


Singapore được biết đến là quốc gia sở hữu hệ thống tư pháp hoàn thiện nhất Châu Á và sự minh bạch của chính phủ trong mọi hoạt động. Singapore đã và đang áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhằm xử lý triệt để các vụ tham nhũng, hối lộ đồng thời răn đe những người đang có ý định thực hiện các hành vi tham nhũng. Để đẩy lùi tệ nạn tham nhũng Singapore trả lương rất cao cho quan chức và cán bộ nhằm khai thác hết năng lực của họ để phụng sự đất nước và chặn trước tham nhũng. Singapore đạt 85 điểm theo xếp hạng của TI. Singapore là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật nghiêm ngặt và hoàn thiện nhất châu Á. Cũng giống như các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới, Singapore cũng muốn quán triệt vấn đề này. Chiến lược tốt nhất của họ là trả lương cao cho các quan chức địa phương để họ hài lòng với công việc và tham gia tích cực vào công tác chống tham nhũng.


Ngoài ra nước này còn thi hành hệ thống tư pháp hình sự hiệu quả, người dân có quyền đưa ra ý kiến đóng góp. Không chỉ là một quốc gia thịnh vượng, Singapore còn là một quốc gia có mức độ tham nhũng thấp trên thế giới, tương đương với các nước Bắc Âu. Cũng theo Ari-Veikko Anttiroiko, khác với Phần Lan, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Singapore có tính chất như một “cuộc cách mạng.” Không được kế thừa một nền văn hoá dân chủ và công bằng, cũng như những đặc điểm xã hội thuận lợi như Phần Lan, chính phủ của ông Lý Quang Diệu phải đối mặt với nạn tham nhũng tràn lan khi lập quốc (1959). Singapore là một bộ mặt trái ngược của Phần Lan do đó, Chính phủ Nhân dân hành động (PAP) đã áp dụng những biện pháp mang tính thể chế để loại bỏ tham nhũng. Một trong những cố gắng quan trọng nhất lúc ban đầu là việc thành lập Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) với tư cách là cơ quan chống tham nhũng độc lập. Cho đến nay, CPIB vẫn duy trì tính độc lập khỏi các cơ quan khác, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn các hành vi tham nhũng. Đồng thời, quyết tâm tiêu diệt tham nhũng của Singapore cũng mang dấu ấn của các nhà lãnh đạo chính trị, “những người đã tự đặt mình làm mẫu mực cho công chức, từ bỏ các mối quan hệ kinh tế, thể hiện đạo đức công việc cao, tránh bất kỳ những hành vi nào có thể hiểu là lạm dụng chức vụ của họ và không khoan nhượng đối với những hành vi tham nhũng. Từ đó, tạo ra một vùng đất có bầu không khí trung thực và liêm chính.”

Singapore đạt 85 điểm trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Singapore đạt 85 điểm trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Singapore đã và đang áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhằm xử lý triệt để các vụ tham nhũng
Singapore đã và đang áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhằm xử lý triệt để các vụ tham nhũng

Phần Lan

Phần Lan (CPI Năm 2019): 86 điểm.


Phần Lan về vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng. Ở Phần Lan, bộ máy hành chính hoạt động mở, toàn bộ thông tin được công khai và minh bạch hóa, quy trình giám sát các quyết định của chính quyền được quan tâm rất chặt chẽ để chống lại nạn tham nhũng. Chính vì thế, người dân Phần Lan hoàn toàn tin tưởng và an tâm khi họ đang sống tại đất nước ít tham nhũng bậc nhất thế giới hiện nay. Ở Phần Lan, khi nói đến tham nhũng, thường chỉ nói đến hành vi hối lộ. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hành vi lợi dụng chức vụ cũng bị coi là tham nhũng; hằng năm, có khoảng 50 vụ án thuộc loại này bị đưa ra xét xử. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Phần Lan là không được coi tham nhũng là một hiện tượng đơn lẻ, riêng biệt, vì vậy hành vi tham nhũng không thể chỉ được điều chỉnh trong một văn bản pháp luật riêng, chỉ được giám sát bởi một cơ quan chuyên biệt. Thành công này của Phần Lan có được hôm nay là nhờ nước này đã xây dựng một chương trình, chiến lược bao quát và lâu dài với một hệ thống các giải pháp đồng bộ.

Ở Phần Lan
, số lượng các hành vi tham nhũng xảy ra trong khu vực tư rất ít và rất hiếm các vụ án hối lộ trong khu vực tư được đưa ra xét xử. Theo một nghiên cứu trên phạm vi quốc tế của tổ chức Price Waterhouse Coopers, khoảng một nửa số công ty của Phần Lan cho rằng, công ty của họ đã từng là nạn nhận của tình trạng tham nhũng khi tiến hành kinh doanh ở nước ngoài; khoảng 5% số công ty được hỏi đã từng là nạn nhân của các tội phạm có liên quan đến tham nhũng. Những con số này nhỏ hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng được nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp lớn ở Phần Lan xây dựng những chính sách và chương trình chống tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp; những chính sách này không chỉ được áp dụng trong hoạt động kinh doanh nội địa, mà còn được áp dụng trong các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế.

Phần Lan nằm top 10 các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Phần Lan nằm top 10 các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Ở Phần Lan, số lượng các hành vi tham nhũng xảy ra trong khu vực tư rất ít
Ở Phần Lan, số lượng các hành vi tham nhũng xảy ra trong khu vực tư rất ít

Đan Mạch

Đan Mạch (CPI Năm 2019): 87 điểm.


Đan Mạch đứng đầu bảng các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới. Nhân dân Đan Mạch đặt trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của chính từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống pháp luật ở Đan Mạch cực kì nghiêm minh khiến các hoạt động an sinh xã hội được quan tâm đúng mực, hệ thống tài chính cực kì minh bạch đã giúp Đan Mạch trở thành quốc gia ít tham nhũng nhất ở Châu Âu cũng như trên toàn thế giới. Theo tiến sĩ Mette Frisk Jensen - Đại học Aarhus (Đan Mạch), đây là do quá trình hàng trăm năm chống lại vấn đề lạm dụng quyền lực cho lợi ích cá nhân. Từ năm 1660, quốc vương Frederik III đã ban hành sắc lệnh nghiêm trị các quan chức phạm tội tham nhũng, nhận hay đưa hối lộ, gian lận, làm giả chứng từ. Sự kiên quyết của nhà vua đã làm giảm được tình trạng tham nhũng trong quản lý và sau một thời gian áp dụng thì trở thành khuôn khổ cho cả vương quốc (Vương quốc Đan Mạch - Na Uy, từ năm 1524-1814 bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển).

Cái hay là người dân Đan Mạch đã biết phát huy truyền thống này. Trẻ em từ khi biết nói đã được người lớn dạy là không được chạm vào bất cứ thứ gì không phải của mình và tôn trọng pháp luật. Tại các vùng ngoại ô, nông thôn, người ta vẫn có thói quen đặt những sạp hàng bên đường hay trước cổng, bày bán trái cây, hoa tươi, mật ong... mà không cần người trông coi. Người mua cứ tự động bỏ tiền vào hộp theo giá niêm yết (tùy tổng giá trị hàng hóa mà địa phương sẽ quyết định có thu thuế hay không). Đối với công chúng cũng như báo chí Đan Mạch thì sự minh bạch không có ngoại lệ. Điển hình như nữ hoàng Margrethe đệ nhị, tuy được đại đa số thần dân tôn kính nhưng báo chí vẫn “soi” rất kỹ các khoản chi tiêu của bà và các thành viên hoàng gia.

Đan Mạch đứng đầu danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới
Đan Mạch đứng đầu danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới
Ở Đan Mạch, sự minh bạch không có ngoại lệ
Ở Đan Mạch, sự minh bạch không có ngoại lệ

Thụy Điển

Thụy Điển (CPI Năm 2019): 85 điểm.


Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), một tổ chức độc lập phi lợi nhuận quy mô toàn cầu chuyên giám sát tình trạng tham nhũng trên thế giới, có trụ sở đặt tại thủ đô Berlin, CHLB Đức, do luật sư người Đức Peter Eigen sáng lập 2 năm trước đó, đã tiến hành công bố bảng xếp hạng thường niên về Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI). Với sự thận trọng khách quan cần có, cho đến nay chưa có nước nào được TI "chấm" 100 điểm cao tuyệt đối về thành tích không có nạn nhũng lạm, chỉ có New Zealand là quốc gia duy nhất đạt mức 95 điểm trong năm 2011.


Xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng với 85 điểm, Thụy Điển là quốc gia có hệ thống luật về quyền được tiếp cận thông tin của người dân đã giúp ích rất nhiều để hiện thực hóa sự minh bạch trong xã hội. Ở Thụy Điển, báo chí truyền thông và người dân được phép tiếp cận trực tiếp các văn kiện của chính quyền và theo dõi sát sao bảng liệt kê các khoản chi phí của các cơ quan nhà nước từ đó giúp Chính phủ đảm bảo chắc chắn độ minh bạch trong hệ thống lãnh đạo của mình. Quốc gia này có luật về quyền được tiếp cận thông tin đã giúp hiện thực hóa sự minh bạch trong xã hội. Việc báo chí và mọi người dân được phép tiếp cận các văn kiện của công sở nhà nước và theo dõi bảng liệt kê các khoản chi của các quan chức giúp Chính phủ đảm bảo tính minh bạch rất lớn trong hệ thống điều hành, lãnh đạo. Thế giới cũng nên nhìn vào cách mà Thụy Điển chống tham nhũng. Tại nước này, người ta được phép theo dõi bảng liệt kê các khoản chi của các quan chức. Điều này giúp chính phủ đảm bảo tính minh bạch rất lớn trong hệ thống điều hành, lãnh đạo.

Thụy Điển xếp thứ 3 trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Thụy Điển xếp thứ 3 trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Người dân ở Thụy Điển được phép theo dõi bảng liệt kê các khoản chi của các quan chức
Người dân ở Thụy Điển được phép theo dõi bảng liệt kê các khoản chi của các quan chức

Luxembourg

Luxembourg (CPI Năm 2019): 81 điểm.


Luxembourg xếp thứ 10 trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
Văn phòng Công tố châu Âu (EPPO) có trụ sở ở Luxembourg là nơi thực hiện các cuộc điều tra hình sự về tham nhũng, gian lận thuế và trộm cắp từ ngân sách EU. Mặc dù người tố cáo được thừa nhận là nguồn thông tin quan trọng tiết lộ tham nhũng và các hành vi sai trái khác, nhưng chính họ phải trả giá đắt nhất. Nếu không được pháp luật bảo vệ đầy đủ, người tố cáo tham nhũng chắc chắn đối mặt với việc bị sa thải, giáng chức hoặc bị quấy nhiễu, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hơn ai hết, họ cần được bảo vệ.

Một nghiên cứu của Eurobarometer năm 2014 cho thấy: Chỉ có 4 trong số 27 nước thành viên EU có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh bảo vệ người tố cáo, đó là Luxembourg, Romania, Slovenia và Anh. Trong số 23 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, 16 quốc gia bảo vệ hợp pháp một phần cho nhân viên dám đứng lên báo cáo việc làm sai trái. Bảy nước còn lại hoặc có rất ít hoặc không có các khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tố cáo.

Luxembourg xếp thứ 10 trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Luxembourg xếp thứ 10 trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Luxembourg
Luxembourg

Hà Lan

Hà Lan (CPI Năm 2019): 82 điểm.


Hà Lan vốn nổi tiếng thế giới với hệ thống tư pháp độc lập. Quốc gia này đề ra các biện pháp chấn chỉnh tham nhũng khá hoàn chỉnh, hiệu quả. Hệ thống các cơ quan an ninh quốc gia chuyên trách chống tham nhũng có quyền hạn rất lớn trong việc phát hiện và xử phạt các hành vi tham nhũng và chống tham nhũng. Hầu hết các công ty lớn của Hà Lan đứng đầu bảng trong xếp hạng của TI về ít đưa và nhận hối lộ nhất. Hà Lan nhận được 82 điểm trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch Quốc tế. Việc Hà Lan nằm trong nhóm những quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất thế giới là do nước này đã xây dựng và thực hiện hiệu quả hệ thống các biện pháp cảnh báo và phòng chống tham nhũng khá hoàn chỉnh.

Hà Lan
đã tổ chức nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý những lĩnh vực có thể phát sinh hành vi tham nhũng và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của những công chức làm việc trong các lĩnh vực đó; đồng thời tổ chức các cuộc tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc công chức vào những chức vụ có điều kiện dẫn đến hành vi tham nhũng. Ngoài ra, quốc gia này cũng xây dựng hệ thống chuyên trách để giáo dục và tập huấn công chức nhằm giúp họ nhận thức rõ tác hại của các hành vi tham nhũng đối với lợi ích quốc gia; thực hiện chế độ thường xuyên báo cáo và công khai hóa các vụ việc trong quá trình phát hiện tham nhũng và trừng phạt các hành vi tham nhũng. Các công chức nhà nước ở tất cả các cấp nhất thiết phải báo cáo các trường hợp tham nhũng mà họ biết được. Thông tin này sẽ được chuyển tới Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp theo các kênh liên lạc thích hợp. Các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình,... đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng, như phát hiện, phanh phui, điều tra và công bố hành vi tham nhũng.

Hà Lan nằm trong nhóm những quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất thế giới
Hà Lan nằm trong nhóm những quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất thế giới
Hà Lan (CPI Năm 2018): 82 điểm
Hà Lan (CPI Năm 2018): 82 điểm

Na Uy

Na Uy (CPI Năm 2019): 84 điểm.


Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), hằng năm, trên thế giới có khoảng 1.000 tỷ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ. Chỉ riêng ở châu Phi, hằng năm có khoảng 148 tỷ USD bị mất hay thất thoát do tệ tham nhũng gây ra. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, có trụ sở ở Berlin (Đức), chính phủ các nước hành động vẫn chưa đủ trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhiều nước vẫn không đạt được bất kỳ tiến triển nào trong 6 năm qua. Các nước Bắc Âu được đánh giá là có chỉ số tham nhũng thấp nhất thế giới, trong đó phải kể tới Hà Lan, Iceland, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ. Những nước châu Á với các nỗ lực phòng chống tham nhũng được coi là hiệu quả gồm Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc.


Na Uy nổi tiếng trên thế giới với chất lượng quản trị nhà nước cực kì hiệu quả, tự do truyền thông báo chí, minh bạch, trong sạch và đề cao trách nhiệm giải trình trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. Người dân Na Uy rất tự hào về khuôn khổ pháp lý, hệ thống các chuẩn mực đạo đức và giá trị xã hội hoàn chỉnh của đất nước mình. Với những điều kiện thuận lợi kể trên Na Uy cũng đạt 84 điểm theo tiêu chí mà TI đề ra. Họ cũng nổi tiếng với chương trình đào tạo bài bản về hậu quả của tham nhũng cho các quan chức cấp cao, cán bộ và công nhân viên. Bộ Quốc phòng nước này còn tuyên bố họ luôn dành tâm huyết để thúc đẩy những sáng kiến phòng chống tham nhũng và đẩy lùi hoàn toàn tệ nạn này. Na Uy tự hào về khuôn khổ pháp lý, hệ thống các chuẩn mức đạo đức và giá trị xã hội. Đây là kim chỉ nam để các cán bộ, quan chức trong sự nghiệp phục vụ quần chúng.

Na Uy đạt 84 điểm trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Na Uy đạt 84 điểm trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Na Uy nổi tiếng trên thế giới với chất lượng quản trị nhà nước cực kì hiệu quả
Na Uy nổi tiếng trên thế giới với chất lượng quản trị nhà nước cực kì hiệu quả

Canada

Canada (CPI Năm 2019): 81 điểm.


Từ trước tới nay, người Canada luôn hài lòng về Chính phủ của họ, với sự công khai, minh bạch được thực hiện khá triệt để và sự cứng rắn trong việc khống chế tham nhũng Canada là Nhà nước Liên bang, gồm mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ, là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Canada có nền dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Xung đột lợi ích là chế định luật của Canada quy định khá chi tiết các quy phạm điều chỉnh cụ thể hành vi của cán bộ, công chức nhằm bảo đảm sự minh bạch, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng. Tiêu biểu cho các quy phạm pháp luật về xung đột lợi ích là Đạo luật xung đột lợi ích (viết tắt là CIA).


Theo CIA, một khi cán bộ, công chức được bổ nhiệm, họ phải tự sắp xếp các vấn đề cá nhân để tránh xung đột lợi ích có thể xuất hiện như trường hợp họ được gợi ý hay nhận hối lộ, giúp đỡ tư nhân tham gia vào hợp đồng Chính phủ dựa trên trách nhiệm công vụ của họ. Hay lợi dụng thông tin có được khi còn đang đương chức để gia tăng lợi ích cá nhân sau khi rời nhiệm sở. Từ năm 1994, thông tin liên quan đến vợ/ chồng, con cái của bộ trưởng, thư ký nhà nước, và thư ký quốc hội cũng bị điều chỉnh bởi CIA. Phạm vi điều chỉnh của CIA tương đối rộng, bao gồm khoảng 1,250 cán bộ công chức làm việc toàn thời gian, không chỉ bao gồm thủ tướng, bộ trưởng, thư ký quốc hội, mà còn bao gồm cả thống đốc do hội đồng bổ nhiệm, phó bộ trưởng hoặc trợ lý phó bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan tổ chức, ủy ban, và tòa án, cùng 2,200 cán bộ công chức bán thời gian…

Canada xếp thứ 9 trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Canada xếp thứ 9 trong danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
Canada
Canada

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?