Top 13 Quốc gia có tỷ lệ dân nhập cư cao nhất thế giới

Trên thế giới, chỉ 8 quốc gia có hơn 30% dân số là người nước ngoài và 4 nơi có hơn 50% dân số là người nước ngoài... Tại tất cả các quốc gia trên thế giới, tỷ lệ trung bình dân số là người nước ngoài chỉ khoảng 5%. Trong khi đó, chỉ 8 quốc gia có hơn 30% dân số là người nước ngoài và 4 nơi có hơn 50% dân số là người nước ngoài. Chúng ta cùng tìm hiểu quốc gia có tỉ lệ dân nhập cư cao nhất thế giới dưới đây nhé!

Dân nhập cư ở Thụy sĩ với tỷ lệ 29%

Năm 2012, dân số Thụy Sĩ vượt qua tám triệu. Tương tự như các quốc gia phát triển khác, dân số Thụy Sĩ gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ công nghiệp hóa, tăng bốn lần từ năm 1800 đến năm 1990. Tăng trưởng từ đó ổn định, và như hầu hết châu Âu, Thụy Sĩ hiện phải đối diện với kết cấu dân số lão hóa, song được dự báo tăng trưởng liên tục hàng năm cho đến năm 2035 phần lớn là do nhập cư và tỷ suất sinh gần đến mức thay thế.


Tính đến năm 2012, cư dân là người ngoại quốc chiếm 23,3% dân số, một trong các tỷ lệ cao nhất tại thế giới phát triển. Hầu hết trong số họ (64%) đến từ Liên minh châu Âu hoặc các quốc gia EFTA. Người Ý là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trong số người ngoại quốc với tỷ lệ 15,6% trong nhóm này, tiếp đến là người Đức (15,2%), di dân từ Bồ Đào Nha (12,7%), Pháp (5,6%), Serbia (5,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,8%), Tây Ban Nha (3,7%), và Áo (2%). Di dân Sri Lanka với hầu hết là người tị nạn Tamil là nhóm lớn nhất trong những người gốc Á.


Ngoài ra, số liệu từ năm 2012 cho thấy 34,7% dân số thường trú từ 15 tuổi trở lên tại Thụy Sĩ (tức khoảng 2,33 triệu người) có một xuất thân nhập cư. Một phần ba trong số đó (853.000) giữ quyền công dân Thụy Sĩ. Bốn phần năm số người có một xuất thân nhập cư là người nhập cư; còn một phần năm sinh tại Thụy Sĩ.

Dân nhập cư ở Thụy sĩ
Dân nhập cư ở Thụy sĩ
Dân nhập cư ở Thụy sĩ
Dân nhập cư ở Thụy sĩ

Dân nhập cư ở New Zealand với tỷ lệ 29%

Tính đến tháng 6 năm 2016, dân số New Zealand ước tính đạt 4,69 triệu và gia tăng với tốc độ 2,1% mỗi năm. New Zealand là một quốc gia chủ yếu mang tính đô thị, với 72% cư dân sống tại 16 khu vực đô thị chính và 53% cư dân sống tại bốn thành phố lớn nhất: Auckland, Christchurch, Wellington, và Hamilton. Các thành phố của New Zealand thường được xếp hạng cao trong các đánh giá đáng sống quốc tế.


Tuổi thọ dự tính của người New Zealand vào năm 2012 là 84 năm đối với nữ giới, và 80,2 năm đối với nam giới. Tuổi thọ dự tính khi sinh được dự báo tăng từ 80 năm đến 85 năm vào 2050 và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh được dự kiến giảm. Tỷ suất sinh của New Zealand là 2,1, tương đối cao so với một quốc gia phát triển, và sinh sản tự nhiên đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng dân số. Do đó, New Zealand có cơ cấu dân số trẻ so với hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa, với 20% cư dân New Zealand 14 tuổi hoặc trẻ hơn. Đến năm 2050, dân số được dự báo tăng đến 5,3 triệu, tuổi trung bình tăng từ 36 lên 43 và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên tăng từ 18% lên 29%.


Trong điều tra nhân khẩu năm 2013, 74,0% cư dân New Zealand được xác định là dân tộc Âu, và 14,9% là người Maori. Các dân tộc chính khác gồm người châu Á (11,8%) và người Thái Bình Dương (7,4%). Cư dân trở nên đa dạng hơn trong các thập niên gần đây: Điều tra nhân khẩu năm 1961 cho thấy rằng dân cư New Zealand gồm 92% là người châu Âu và 7% là người Maori, còn các dân tộc thiểu số châu Á và Thái Bình Dương chia sẻ 1% còn lại.

Dân nhập cư ở New Zealand
Dân nhập cư ở New Zealand
Dân nhập cư ở New Zealand
Dân nhập cư ở New Zealand

Dân nhập cư ở Calada với tỷ lệ 21%

Điều tra dân số Canada năm 2016 đưa ra số liệu tổng dân số là 35.151.728 người, tăng khoảng 5% so với số liệu năm 2011. Mật độ dân số của Canada, 3,7 người trên mỗi km vuông (9,6 / sq mi), là một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trên thế giới. Lãnh thổ Canada trải dài từ vĩ tuyến 83°B đến 41°B, và khoảng 95% dân số sống ở phía nam vĩ tuyến 55°B.


Khoảng bốn phần năm dân số Canada sống cách với biên giới Hoa Kỳ dưới 150 kilômét (93 mi). Xấp xỉ 80% người Canada sống tại các khu vực đô thị tập trung tại hành lang thành phố Québec –Windsor, Lower Mainland tại British Columbia, và hành lang Calgary–Edmonton tại Alberta. Giống như các quốc gia phát triển khác, Canada đang trải qua biến đổi nhân khẩu học theo hướng dân số già hơn, với nhiều người nghỉ hưu hơn và ít người trong độ tuổi lao động hơn. Năm 2006, tuổi trung bình của cư dân Canada là 39,5; năm 2011, con số này tăng lên xấp xỉ 39,9. Năm 2013, tuổi thọ bình quân của người Canada là 81.


Theo điều tra dân số năm 2016, nguồn gốc dân tộc tự thuật lớn nhất là người Canada (chiếm 32% dân số), tiếp theo là người Anh (18,3%), người Scotland (13,9%), người Pháp (13,6%), người Ailen (13,4%), người Đức (9,6%), người Trung Quốc (5,1%), Ý (4,6%), người Dân tộc thứ nhất (4,4%), người Ấn Độ (4.0%) và người Ukraina (3.9%). Có 600 nhóm Dân tộc Trước tiên được công nhận, với tổng số 1.172.790 người.

Dân nhập cư ở Calada
Dân nhập cư ở Calada
Dân nhập cư ở Calada
Dân nhập cư ở Calada

Dân nhập cư ở Bahrain với tỷ lệ 55%

Năm 2010, dân số Bahrain tăng lên 1,2 triệu, trong đó 568.399 người là công dân Bahrain và 666.172 người là ngoại kiều. Số liệu này tăng so với 1,05 triệu (517.368 ngoại kiều) vào năm 2007, là năm dân số Bahrain vượt mốc một triệu. Mặc dù đa số cư dân Bahrain là người Trung Đông, song có một lượng đáng kể người đến từ Nam Á sống tại đảo quốc. Năm 2008, có khoảng 290.000 công dân Ấn Độ sống tại Bahrain, là nhóm ngoại kiều lớn nhất tại đây. Bahrain là quốc gia có chủ quyền có mật độ dân số cao thứ tư thế giới với 1.646 người/km² vào năm 2010. Đa số cư dân sống tại miền bắc của đảo quốc, tỉnh Nam là nơi thưa dân nhất. Miền bắc của Bahrain đô thị hoá cao nên được co là một đại đô thị lớn.


Bahrain có thành phần dân tộc đa dạng, người Bahrain theo Hồi giáo Shia được phân thành hai dân tộc chính là Baharna và Ajam. Hầu hết người Bahrain theo Hồi giáo Shia thuộc dân tộc Baharna, người Ajam có nguồn gốc là người Ba Tư. Người Ba Tư theo Hồi giáo Shia tạo thành các cộng đồng lớn tại Manama và Muharraq. Có thiểu số nhỏ người Bahrain Shia thuộc dân tộc Hasawis đến từ Al-Hasa (thuộc Ả Rập Xê Út). Người Bahrain theo Hồi giáo Sunni chủ yếu chia thành hai dân tộc chính: người Ả Rập và người Huwala. Người Ả Rập theo Hồi giáo Sunni là dân tộc có uy thế nhất tại Bahrain, họ nắm giữ hầu hết các chức vụ trong chính phủ và hoàng tộc Bahrain là người Ả Rập Sunni. Người Ả Rập Sunni có truyền thống cư trú tại các khu vực như Zallaq, Muharraq, Riffa và quần đảo Hawar.

Dân nhập cư ở Bahrain
Dân nhập cư ở Bahrain
Dân nhập cư ở Bahrain
Dân nhập cư ở Bahrain

Dân nhập cư ở Saudi arabia với tỷ lệ 39%

Dân số Ả Rập Xê Út vào tháng 7 năm 2016 được ước tính là 28,1 triệu, trong đó có 30% (khoảng hơn 8 triệu) đến 10 triệu người nhập cư không có quyền công dân, tuy nhiên giới lãnh đạo quốc gia này có lịch sử nâng khống số liệu nhân khẩu. Dân số Ả Rập Xê Út tăng trưởng nhanh từ khoảng năm 1950 với dân số 3 triệu, và trong nhiều năm đây là một trong các quốc gia có tỷ suất sinh cao nhất trên thế giới với khoảng 3% một năm. Tuy nhiên, tổng tỷ suất sinh năm 2016 giảm xuống còn 2,11 trẻ em trên mỗi phụ nữ.


Thành phần dân tộc của công dân Ả Rập Xê Út có 90% là người Ả Rập và 10% là người lai Á-Phi. Hầu hết người Ả Rập Xê Út sống tại Hejaz (35%), Najd (28%), và Vùng Đông (15%). Cho đến khoảng năm 1970, hầu hết người Ả Rập Xê Út sống tại nông thôn, song trong nửa sau của thế kỷ XX vương quốc trải qua đô thị hoá nhanh chóng. Tính đến năm 2012 khoảng 80% người Ả Rập Xê Út sống tại các khu vực đô thị lớn, đặc biệt là Riyadh, Jeddah hay Dammam.


Dân số Ả Rập Xê Út khá trẻ với trên một nửa dưới 25 tuổi (2012). Một phần lớn dân số là mang quốc tịch nước ngoài. (The CIA Factbook ước tính rằng tính đến năm 2013 người nước ngoài sống tại Ả Rập Xê Út chiếm khoảng 21% dân số. Cục Thống kê và Thông tin Trung ương Ả Rập Xê Út ước tính số người nước ngoài vào cuối năm 2014 chiếm 33% dân số (10,1 triệu).Trong đó, người Ấn Độ có 1,3 triệu, người Pakistan có 1,5 triệu (2012), người Ai Cập: 900.000, người Yemen: 800.000, người Bangladesh: 500.000, người Philippines: 500.000, người Jordan/Palestine: 260.000, người Indonesia: 250.000, người Sri Lanka: 350.000, người Sudan: 250.000, người Syria: 100.000 và người Thổ Nhĩ Kỳ: 100.000.

Dân nhập cư ở Saudi arabia
Dân nhập cư ở Saudi arabia
Dân nhập cư ở Saudi arabia
Dân nhập cư ở Saudi arabia

Dân nhập cư ở Singapore với tỷ lệ 43%

Năm 2012, dân số Singapore là 5,312 triệu người, trong đó 3,285 triệu (62%) là công dân Singapore và những người còn lại (38%) là những cư dân thường trú hoặc công nhân/học sinh ngoại quốc. 23% công dân Singapore sinh ra bên ngoài Singapore. Có một triệu cư dân thường trú tại Singapore vào năm 2012. Số cư dân này không tính đến 11 triệu du khách tạm thời đến tham quan Singapore mỗi năm. Gardens by the BayTuổi thọ trung bình của người Singapore là 82 tuổi và quy mô hộ gia đình trung bình là 3,5 người. Do khan hiếm đất, 4/5 người Singapore sống trong các căn hộ được trợ cấp, cao tầng, công cộng được gọi là các căn hộ Cục Nhà ở và Phát triển (HDB), theo sau việc cục chịu trách nhiệm đối với nhà ở công tại quốc gia. Có gần 200.000 người giúp việc gia đình tại Singapore.


Năm 2010, tỷ lệ sở hữu nhà tại Singapore là 87,2%. Điện thoại di động thâm nhập với tỷ lệ rất cao là 1.400 điện thoại di động trên 1000 người. Khoảng 1/10 cư dân sở hữu một ô tô. Năm 2009, điều tra dân số của chính phủ báo cáo rằng 74,2% cư dân là người gốc Hoa, 13,4% là người gốc Mã Lai, và 9,2% là người gốc Ấn Độ, người Âu-Á và các nhóm khác chiếm 3,2%. Trước năm 2010, mỗi cá nhân chỉ có thể đăng ký làm thành viên của một chủng tộc, mặc định theo phụ hệ, do đó, những người hỗn chủng được xếp theo nhóm chủng tộc của người cha. Từ năm 2010 trở đi, người dân có thể đăng ký theo phân loại kép, trong đó họ có thể chọn một chủng tộc chính và một chủng tộc thứ, song không quá hai.

Dân nhập cư ở Singapore
Dân nhập cư ở Singapore
Dân nhập cư ở Singapore
Dân nhập cư ở Singapore

Dân nhập cư ở Israel với tỷ lệ 23%

Năm 2017, dân số Israel ước tính đạt 8.680.600 người, trong đó 6.484.000 (74,7%) được ghi trong hồ sơ là người Do Thái. 1.808.000 người Ả Rập chiếm 20,8% dân số, trong khi những người Cơ Đốc giáo phi Ả Rập và người không tôn giáo theo đăng ký dân sự chiếm 4,4%. Trong khoảng thập niên đầu của thế kỷ XXI, có lượng lớn công nhân di cư đến từ Romania, Thái Lan, Trung Quốc, châu Phi, và Nam Mỹ định cư tại Israel. Không rõ số liệu chính xác do nhiều người cư trú bất hợp pháp tại Israel, song có ước tính là 203.000.[50] Đến tháng 6 năm 2012, có khoảng 60.000 di dân châu châu Phi nhập cảnh Israel.Khoảng 92% người Israel cư trú tại các khu vực đô thị.


Tình trạng người Do Thái di cư từ Israel (được gọi là yerida trong tiếng Hebrew), chủ yếu là đến Hoa Kỳ và Canada, được các nhà nhân khẩu học mô tả là khiêm tốn, song các cơ quan chính phủ Israel thường dẫn ra như một mối đe dọa lớn đến tương lai của quốc gia.


Trong năm 2016, 399.300 người Israel cư trú tại các khu định cư Bờ Tây, như Ma'ale Adumim và Ariel, bao gồm các khu định cư có từ trước khi thành lập Nhà nước Israel và được tái lập sau Chiến tranh Sáu Ngày, tại các thành phố như Hebron và Gush Etzion. Năm 2011, có 250.000 người Do Thái cư trú tại Đông Jerusalem. 20.000 người Israel cư trú tại các khu định cư trên Cao nguyên Golan. Tổng dân số người cư trú tại các khu định cư Israel là trên 500.000 (6,5% dân số Israel). Khoảng 7,800 người Israel cư trú tại các khu định cư thuộc Dải Gaza cho đến khu họ bị chính phủ Israel di dời theo kế hoạch triệt thoái năm 2015.

Dân nhập cư ở Israel
Dân nhập cư ở Israel
Dân nhập cư ở Israel
Dân nhập cư ở Israel

Dân nhập cư ở Australia với tỷ lệ 30%

Trong gần hai thế kỷ, phần lớn những người định cư, và sau đó là những người nhập cư, đến Úc từ Quần đảo Anh. Do vậy, người dân Úc chủ yếu có nguồn gốc dân tộc đảo Anh và/hoặc Ireland. Theo điều tra nhân khẩu năm 2016 tại Úc, các tổ tiên được khai nhiều nhất là người Anh (36,1%), người Úc (33,5%) song hầu hết có một phần tổ tiên Anh-Celt, người Ireland (11,0%), người Scotland (9,3%), người Hoa (5,6%), người Ý (4,6%), người Đức (4,5%), người Ấn Độ (2,8%), người Hy Lạp (1,8%), và người Hà Lan (1,6%).


Dân số Úc tăng gấp bốn lần kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tuy vậy, mật độ dân số 2,8 người/km² của Úc vẫn nằm trong hàng thấp nhất trên thế giới. Phần lớn gia tăng dân số bắt nguồn từ nhập cư. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cho đến năm 2000, có gần 5,9 triệu trong tổng dân số định cư tại Úc trong thân phận tân di dân, có nghĩa rằng gần hai trong số mỗi bảy người Úc sinh ra tại quốc gia khác. Hầu hết những người nhập cư là người lành nghề, song hạn ngạch nhập cư tính đến cả các diện thành viên gia đình và người tị nạn.


Năm 2016, 26% dân số Úc sinh tại hải ngoại; năm nhóm nhập cư lớn nhất là những người sinh tại Anh (3,9%), New Zealand (2,2%), Trung Quốc đại lục (2,2%), Ấn Độ (1,9%), và Philippines (1%). Sau khi bãi bỏ chính sách nước Úc da trắng vào năm 1973, nhiều sáng kiến của chính phủ được tiến hành nhằm cổ vũ và xúc tiến hòa hợp dân tộc dựa trên một chính sách đa nguyên văn hóa. Năm 2015–16, có 189.770 người nhập cư thường trú được nhập vào Úc, chủ yếu là từ châu Á.

Dân nhập cư ở Australia
Dân nhập cư ở Australia
Dân nhập cư ở Australia
Dân nhập cư ở Australia

Các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) với tỷ lệ 88%

Dẫn đầu về tỷ lệ dân số nhập cư là Các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) với hơn 88%. Lao động nhập cư được loại trừ khỏi quyền lao động tập thể của UAE, do đó người di cư dễ bị cưỡng bức lao động. Lao động nhập cư ở UAE không được phép tham gia công đoàn. Hơn nữa, công nhân nhập cư bị cấm không được đình công. 12 công nhân đã bị trục xuất vào năm 2014 vì đình công. Vì người lao động nhập cư không có quyền tham gia công đoàn hoặc đình công, họ không có phương tiện để tố cáo sự bóc lột mà họ phải chịu. Liên đoàn Công đoàn Quốc tế đã kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra bằng chứng cho thấy hàng nghìn công nhân nhập cư ở UAE được coi là lao động nô lệ.

Vào năm 2013, cảnh sát đã bắt giữ một công dân Hoa Kỳ và một số công dân UAE, liên quan đến video trên YouTube được cho là miêu tả Dubai và cư dân của họ theo chiều hướng châm biếm. Video được quay tại các khu vực của Satwa, Dubai và có các băng đảng học cách chiến đấu bằng vũ khí đơn giản, bao gồm cả giày, aghal, v.v. Năm 2015, công dân từ các quốc gia khác nhau đã bị tống vào tù vì phạm tội. Một phụ nữ Úc đã bị buộc tội 'viết những từ xấu trên phương tiện truyền thông xã hội', sau khi cô ấy đăng một bức ảnh về một chiếc xe đậu trái phép. Cô sau đó bị trục xuất khỏi UAE.

Dân nhập cư các tiểu vương quốc Ả Rập
Dân nhập cư các tiểu vương quốc Ả Rập
Dân nhập cư các tiểu vương quốc Ả Rập
Dân nhập cư các tiểu vương quốc Ả Rập

Dân nhập cư ở Lebanon với tỷ lệ 25%

Dân số Lebanon gồm ba nhóm sắc tộc và tôn giáo chính: Hồi giáo (Shi'ites, Sunnis, Alawite), giáo phái Druze, và Kitô giáo (đa số là Công giáo Maronite, Chính thống giáo Hy Lạp, Tông truyền Armenia, Công giáo Melkite, cũng như Chính thống giáo Syria, Công giáo Armenia, Công giáo Syria, Công giáo Chaldea, Công giáo Latinh, Cảnh giáo, Chính thống giáo Coptic và Tin Lành). Liban là quốc gia có số dân theo Kitô giáo đông nhất khu vực Trung Đông.


Không có số liệu điều tra dân số chính thức nào được tiến hành từ năm 1932, phản ánh sự nhạy cảm chính trị tại Liban về sự cân bằng tôn giáo. Theo ước tính khoảng 27% dân số là người Hồi giáo Sunni, 27% là người Hồi giáo Shia, 39% là người Kitô giáo và 5% người Druze. Từng có một số lượng nhỏ người Do Thái, chủ yếu sống tại trung tâm Beirut. Tương tự, một cộng đồng nhỏ (chưa tới 1%) người Kurds (cũng được gọi là Mhallamis hay Mardins) sống tại Liban. Có gần 15 triệu người Liban sống trên khắp thế giới, chủ yếu là tín đồ Kitô giáo, Brasil là nước có cộng đồng người Liban ở nước ngoài lớn nhất Argentina, Úc, Canada, Colombia, Pháp, México, Venezuela và Hoa Kỳ cũng là những nước có số người nhập cư vào Liban đông đảo. 360.000 người tị nạn Palestine đã đăng ký với Cơ quan cứu trợ và việc làm Liên hợp quốc (UNRWA) tại Liban từ năm 1948, ước tính số người này hiện còn khoảng từ 180.000 đến 250.000.


Dân số thành thị, tập trung chủ yếu tại Beirut và Núi Liban, có số lượng doanh nghiệp thương mại rất đáng chú ý. Một thế kỉ rưỡi di cư rồi quay trở lại khiến mạng lưới thương mại của người Liban mở rộng trên toàn cầu từ Bắc và Nam Mỹ tới Châu Âu, Vịnh Ba Tư và Châu Phi. Liban có lực lượng lao động trình độ và tay nghề cao gần tương đương với đa số các nước châu Âu.

Dân nhập cư ở Lebanon
Dân nhập cư ở Lebanon
Dân nhập cư ở Lebanon
Dân nhập cư ở Lebanon

Dân nhập cư ở Qatar với tỷ lệ 77%

Trong thời gian ở Qatar xem World Cup 2022, du khách sẽ dễ dàng gặp hàng triệu lao động nhập cư cũng như các du khách nước ngoài khác hơn là gặp người mang quốc tịch Qatar. Một chuyến đi đến thủ đô Doha sẽ đồng nghĩa với việc bạn được gặp gỡ một số trong hàng nghìn lao động nước ngoài được thuê để phục vụ World Cup 2022. Đây là kỳ World Cup của nhiều cái nhất: đắt đỏ nhất, gây tranh cãi nhất và có lực lượng lao động đa quốc gia nhất. Khi bạn đi bộ tại sân bay quốc tế Hamad của Doha, hầu hết mọi người bạn gặp, từ những người dọn dẹp nhà vệ sinh, nhân viên bảo vệ, cho đến những người hướng dẫn làm thủ tục nhập cảnh, đều là lao động nhập cư, vì 95% lực lượng lao động tại Qatar là người nước ngoài.


Dân số Qatar trước World Cup là 2,8 triệu người, trong đó chỉ khoảng 340.000 (tức 12% dân số) là người bản địa có quốc tịch Qatar. Tỷ lệ người nhập cư lên tới khoảng 88%, cao thứ ba trên thế giới. Theo ước tính của Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) Gianni Infantino, khoảng 2 triệu du khách nước ngoài có mặt tại Qatar trong dịp World Cup năm nay. Vì vậy, xác suất du khách gặp người gốc Qatar là khá thấp, thay vào đó sẽ chủ yếu tiếp xúc với các du khách khác và lực lượng lao động nhập cư đông đảo.

Dân nhập cư ở Qatar
Dân nhập cư ở Qatar
Dân nhập cư ở Qatar
Dân nhập cư ở Qatar

Dân nhập cư ở Kuwait với tỷ lệ 55%

Dân số Kuwait vào năm 2014 đạt 4,1 triệu, trong đó 1,2 triệu người là công dân Kuwait, 1,1 triệu người Ả Rập khác, 1,4 triệu ngoại kiều châu Á, và 76.698 người châu Phi. Ngoại kiều chiếm 70% tổng dân số, 60% tổng dân số Kuwait là người Ả Rập (bao gồm ngoại kiều Ả Rập). Người Ấn Độ và người Ai Cập là các cộng đồng ngoại kiều lớn nhất.


Xã hội Kuwait có đặc điểm là đa dạng và khoan dung. Đa số cư dân theo Hồi giáo Sunni, cùng một thiểu số đáng kể theo Hồi giáo Shia. Kuwait có một cộng đồng Cơ Đốc giáo bản địa, ước tính bao gồm 259-400 công dân Kuwait. Kuwait cùng Bahrain là hai quốc gia GCC có cộng đồng Cơ Đốc giáo bản địa có quyền công dân. Ngoài ra, còn có các công dân Kuwait theo Bahá'í. Kuwait còn có các cộng đồng ngoại kiều lớn tin theo Cơ Đốc giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Sikh giáo.


Ngôn ngữ chính thức của Kuwait là tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại, song nó chỉ được sử dụng hàng ngày trong báo chí và giáo dục. Tiếng Ả Rập Kuwait là biến thể tiếng Ả Rập được sử dụng trong sinh hoạt thường nhật. Tiếng Anh được thông hiểu phổ biến và thường được sử dụng làm ngôn ngữ kinh doanh. Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp được dạy trong trường học làm ngôn ngữ thứ ba cho học sinh phân ban nhân văn trong các trường học, song chỉ học hai năm. Do lịch sử nhập cư, tiếng Ba Tư được sử dụng trong cộng đồng người Kuwait Ajam. Tiếng Ả Rập Kuwait tương đồng với phương ngôn của các khu vực duyên hải miền đông bán đảo Ả Rập. Do nhập cư và giao dịch, tiếng Ả Rập Kuwait vay mượn nhiều từ vựng từ tiếng Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh.

Dân nhập cư ở Kuwait
Dân nhập cư ở Kuwait
Dân nhập cư ở Kuwait
Dân nhập cư ở Kuwait

Dân nhập cư ở Jordan với tỷ lệ 34%

Bộ Thống kê Jordan ước tính dân số 2011 là 6.249.000 người. Có 946.000 hộ gia đình ở Jordan vào năm 2004, với mức trung bình là 5,3 người/hộ gia đình (so với 6 người/hộ gia đình điều tra dân số năm 1994). Một nghiên cứu được xuất bản bởi Luigi Luca Cavalli-Sforza thấy rằng di truyền học của người Jordan là gần gũi nhất với người Assyria trong số tất cả các dân tộc khác của Tây Á.


Trong năm 2007, đã có 700.000 đến 1.000.000 người Iraq ở Jordan. Kể từ khi xảy ra cuộc chiến Iraq nhiều Kitô hữu từ Iraq đã định cư vĩnh viễn hoặc tạm thời ở Jordan, với số lượng ước tính khoảng 500.000 người.[10] Ngoài ra còn có 15.000 người Lebanon di cư đến Jordan sau cuộc chiến tranh năm 2006 với Israel.

Có khoảng 1.200.000 người di cư bất hợp pháp và khoảng 500.000 lao động nhập cư hợp pháp người Jordan tại Anh. Hơn nữa, có hàng ngàn phụ nữ nước ngoài làm việc trong câu lạc bộ đêm, khách sạn và quán bar trên khắp vương quốc Jordan, chủ yếu từ Đông Âu và Bắc Phi. Jordan còn là nơi ở của một số người nước ngoài như người Mỹ và châu Âu tương đối lớn tập trung chủ yếu ở thủ đô là nơi có nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao hoạt động trong khu vực của họ ở Amman. Theo tổ chức UNRWA, Jordan là nơi tỵ nạn của 1.951.603 người Palestine trong năm 2008, hầu hết họ đã được công nhận là các công dân Jordan. Có 338.000 người trong số họ đang sống trong các trại tị nạn UNRWA. Jordan đã thu hồi quốc tịch của hàng ngàn người Palestine để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực để tái định cư nào của họ tại Bờ Tây của Jordan.

Dân nhập cư ở Jordan
Dân nhập cư ở Jordan
Dân nhập cư ở Jordan
Dân nhập cư ở Jordan

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?