Mặc dù hiện nay đa số các quốc gia đều gọi người lãnh đạo đất nước của mình là Chủ tịch nước hoặc Tổng thống, nhưng vẫn còn có một số quốc gia vẫn duy trì chế độ quân chủ từ thuở ban sơ lập nước, gọi những người trị vì là Quốc vương và Nữ hoàng. Hãy cùng TopList điểm danh những cái tên đó nhé!
Quốc vương Thụy Điển: Carl XVI Gustaf
Quốc vương Carl XVI Gustaf có thời thanh niên sôi nổi như bao con người bình thường khác, nhưng sau khi được truyền lại ngôi vua, ông trở thành một đấng quân vương điềm đạm với quan điểm cởi mở, đóng góp nhiều công lao phát triển đất nước Thụy Điển. Ông thường cùng vợ là Nữ hoàng Silvia tham dự nhiều sự kiện quan trọng, tính đến hiện tại thì Quốc vương đã có 43 năm trị vì.

Quốc vương Thái Lan: Bhumibol Adulyadej
Quốc vương sinh ngày 5/12/1927, lên ngôi vua từ ngày 9/6/1946 cho đến khi mất là ngày 13/10/2016. Ông trở thành vị quân vương có thời gian trị vì lâu nhất không chỉ riêng nước Thái Lan mà còn là của thế giới. Trong suốt 70 năm giữ vai trò lãnh đạo đất nước, Quốc vương đã có công lao to lớn trong việc điều chỉnh thể chế chính trị khôn ngoan của nước Thái Lan, đưa quốc gia trở thành một đất nước phát triển như ngày nay. Quốc vương băng hà ở tuổi 88 là sự đau lòng cho toàn thể người dân Thái Lan.

Vua Hà Lan: Willem-Alexander
Đức vua cùng với Công nương Maxima có ba cô công chúa là Catharina-Amalia, Alexia và Ariane.

Quốc vương Campuchia: Norodom Sihamoni
Quốc vương Norodom Sihamoni sinh ngày 14/5/1951 tại Phnôm Pênh, ông là con trai của cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và Thái hậu Norodom Monineath Sihannouk. Quốc vương được Hội đồng tôn vương chọn làm người đứng đầu Campuchia vào ngày 14/10/2004, hiện đang là vị Quốc vương có tuổi đời khá trẻ so với những người khác, nhưng đức tính độ lượng cùng sự hết mực yêu thương con dân khiến ông rất được nhân dân Campuchia kính trọng.

Nhật hoàng Akihito
Vì tuổi tác đã cao nên Nhật hoàng ít khi xuất hiện trước truyền thông, nhưng vào những dịp quan trọng như chúc phúc toàn dân ngày đầu năm hoặc lễ tưởng niệm những nạn nhân chịu ảnh hưởng các trận động đất, thiên tai thì Nhật hoàng thường cùng Hoàng hậu Michiko xuất hiện tạo phúc lành cho dân chúng.

Nữ hoàng Đan Mạch: Margrethe II
Đối với nước ta đặc biệt là nhân dân Hà Nội đều rất thân thuộc với Nữ hoàng Margrethe II, vì bà đã từng có một thời gian sinh sống tại căn nhà trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Nữ hoàng từng chia sẻ trong một chuyến cùng gia đình về thăm ngôi nhà cũ rằng "Việt Nam luôn được nhắc đến trong gia đình tôi".

Nữ hoàng Anh: Elizabeth II

Quốc vương Ả Rập Saudi: Abdullah bin Abdulaziz al-Saud
Đương thời Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz al-Saud là người đứng đầu gia tộc Saud, cũng là một trong những Quốc vương nắm quyền lực lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông cai quản một vùng có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ nên số lượng tài sản của chính ông vô cùng giàu có, người ta ước tính sau khi ông mất gia tài kếch xù lên đến 23 tỉ USD, trở thành một trong những vị vua giàu nhất thời hiện đại.

Vua Bỉ: Philippe
Ông kết hôn cùng nữ bá tước nay là Hoàng hậu Mathilde, có 4 người con. Trong đó con gái lớn là Công chúa Elisabeth hiện đang đứng đầu trong danh sách kế vị ngai vàng nước Bỉ.

Vua Na Uy: Harald V
Vua Na Uy có hai người con với Hoàng hậu Sonja, là Công chúa Martha Louise và Thái tử Haakon.
