Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng cực kì quan trọng bất kể khi bạn còn đi học hay đã đi làm. Thuyết trình trước đám đông là việc truyền đạt thông tin dưới dạng nói, đôi khi có cả các công cụ hiện đại hỗ trợ. Kỹ năng thuyết trình là không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại khi bạn yêu cầu người nghe hiểu và làm theo ý muốn của bản thân mình càng nhiều càng tốt. Quan trọng là thế, nhưng nhiều người còn rất e dè, khó khăn khi phải đứng ra thuyết trình trước lớp, cơ quan, tổ chức dù rằng trước đó họ đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Khi bắt đầu bước ra thuyết trình, bạn cảm thấy áp lực đè nặng, trong đầu trống rỗng, cơ thể cứng đơ, khi đã trấn tĩnh thì miệng lắp bắp không thành tiếng, không biết phải bắt đầu từ đâu... Nhiều người bởi vì kỹ năng thuyết trình yếu mà đánh mất cơ hội tiến thân của bản thân và không tạo dựng được lòng tin với mọi người. Đừng để điều đó ngăn cản bạn thực hiện đam mê của mình. Hãy cùng điểm qua top quy tắc bạn cần nắm vững khi thuyết trình trước nhiều người. Khi bạn đã lãnh ngộ hết những quy tắc trên, bạn sẽ thấy thuyết trình trước đám đông không phải là nhiệm vụ "bất khả thi".
Không nên vạch áo cho người xem lưng
Tôn trọng khán giả
Sự tôn trọng thể hiện qua việc đến đúng giờ, trả lời bất kì câu hỏi khán giả đưa ra với sự nhiệt tình dù bạn không nắm rõ lắm câu trả lời, bạn không nên phủ định ý kiến khán giả dù nó là sai mà nên tìm cách lái nó qua một phương pháp thay thế khác
Thư giãn trước khi bắt đầu
Luyện tập và xem lại nội dung.
Bạn có thể luyện tập với bất kì một ai, tốt nhất là người không hề biết gì về hay chỉ biết sơ sơ về nội dung chủ đề đó, sau đó thử hỏi họ nghe về cảm nghĩ, thông tin mà họ nắm bắt được sau khi bạn đã thuyết trình xong. Nếu không có một ai giúp bạn, bạn có thể tự luyện tập trước gương, hoặc tự quay lại bản thân bằng điện thoại, máy quay phim. Chú ý giọng nói, nét mặt, điệu bộ khi nhấn mạnh một vấn đề nào đó, nhấn nhá câu chữ cho phù hợp và không thể quên sử dụng ngôn ngữ hình thể để bổ sung cho lời nói thêm phần sống động. Nhớ chú ý thời lượng buổi thuyết trình để điều chỉnh bài nói cho hợp lí
Tạo ra sự đồng cảm
Cẩn tắc vô áy náy
Bạn cần có thời gian trên khán đài và tích lũy kinh nghiệm.
Nắm rõ nội dung trình bày
Có thể bạn tìm hiểu thêm qua sách báo, mạng internet hay kể cả kiến thức của mọi người. Ví dụ như bạn chuẩn bị thuyết trình về một doanh nhân nào đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về đời sống cá nhân, thành tựu sự nghiệp hay kể cả đánh giá chủ quan của mọi người xung quanh... Tất cả đều có thể làm giàu thêm vốn kiến thức của bạn trước buổi thuyết trình.
Tuy nhiên không phải tất cả thông tin bạn tìm hiểu được trình bày hết bởi hạn chế thời gian, nhưng càng hiểu sâu vấn đề, bạn sẽ không bị vấp, lúng túng khi phải trả lời bất kì câu hỏi của người nghe về nội dung. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đan xen những câu chuyện cá nhân bạn trải qua hay bạn đã từng được nghe kể liên quan tới chủ đề để bài thuyết trình được tự nhiên. Tất nhiên là không thể thiếu sự hài hước của bản thân bạn để buổi thuyết trình trở nên thu hút, không quá căng thẳng bởi đa số nhiều chủ đề thuyết trình thường khô khan và máy móc gây "ru ngủ" người nghe
Tìm hiểu khán giả
Bạn không thể thuyết trình kế hoạch hóa gia đình cho các cụ ông, cụ bà trên 60 tuổi được. Bạn không thể thuyết trình về nội dung vui sống có ích cho các em học sinh đang còn trên ghế nhà trường. Vì vậy hiểu được đối tượng thuyết trình là ai giúp bạn không mắc những sai lầm đáng tiếc. Có thể cho rằng khó khăn lớn nhất mà người thuyết trình gặp phải là rào cản văn hóa với người nghe. Dù sao bạn cũng chỉ là một người xa lạ, khán giả chưa thể hiểu hết về bạn, mà thường con người ta có bản năng tránh né, đề phòng với những gì quá xa lạ.
Vì vậy khi bắt đầu bước vào buổi thuyết trình, bạn không nên đi ngay vào nội dung, mà nên gợi mở bằng cách giao lưu với khán giả qua cách giới thiệu về bản thân, hỏi thêm về đời sống, công việc, kể một câu chuyện vui... Để người nghe trở nên gần gũi, thích thú, tạo sự gắn kết và cảm thấy mình đang trò chuyện với một người bạn chứ không phải đang làm việc với một nhóm người lạ mặt