Những sai lầm phổ biến nhất mà người hoc tieng Anh phạm phải là gì? Những sai lầm bạn cần ưu tiên sửa chữa để học tiếng Anh nhanh hơn, hiệu quả hơn? Nếu mãi chưa giỏi tiếng Anh, bạn thử xem liệu mình có mắc lỗi nào trong các sai lầm mà những người học hay gặp phải dưới đây không nhé!
Không kiên trì
Thật ra việc học tiếng anh rất đơn giản các bạn à, bí quyết của nó đơn giản là lặp đi lặp lại thật nhiều cho đến khi hình thành một thói quen học tiếng anh hàng ngày. Những người học tiếng anh thành công đều áp dụng cách này.
Nhưng số đông lại là kẻ thất bại, đơn giản vì họ không đủ kiên trì, bỏ cuộc quá sớm trước khi thấy quả ngọt của thành công. Không những học tiếng anh mà bất kì trong công việc nào cũng vậy bạn nhé! kiên trì chính là chìa khóa của thành công đấy!
Nỗi sợ và sự lười biếng.
Việc một người có thể viết bằng ngôn ngữ nước ngoài, ghép một động từ, hoặc hoàn thành một bài kiểm tra từ vựng thì không quan trọng. Để học, tiến bộ và có thể thực sự sử dụng tiếng Anh hãy thực hành tiếng Anh hàng ngày, xem phim, nghe báo đài nước ngoài để nâng cao khả năng của mình. Đó mới là quan trọng.
Một số người mới học tiếng Anh hay vấp phải rào cản do sức ì cá nhân. Bạn mới bắt đầu, bạn thấy tiếng Anh mọi thứ đều mới và bạn từ bỏ. Vài tháng sau, bạn lại quyết tâm, bạn thấy khó, bạn lại bỏ.
Sự lười biếng không bao giờ có thể giúp bạn thành công trong việc học tiếng Anh. Đặc biệt, đối với người mới bắt đầu như các bạn!
Coi tiếng anh là một môn học
Mình chắc chắn rằng 100% số người học tiếng anh đều mắc phải sai lầm này,đó là coi tiếng anh là một môn học. Sự thật ở đây, tiếng anh là một ngôn ngữ chứ không phải là một môn học. Chúng ta học tiếng việt như thế nào thì sẽ phải học tiếng anh y hệt như vậy, bạn hãy nhớ lại xem quá trình bạn học tiếng việt việt như thế nào? Có phải bắt đầu bằng việc học ngữ pháp như chúng ta vẫn học tiếng anh không? Có phải đến trường mới biết nói được việt không?
Sẽ không ai nhận một đứa trẻ vào lớp 1 nếu chúng không nói được đúng không nào? Sai lầm khi học tiếng anh ở đây là chúng ta quá coi trọng việc học ở trên trường. Áp lực từ điểm số và kì thi nữa, thật sự là rất kinh khủng đúng không nào?
Cố gắng để trở thành hoàn hảo
Học sinh và giảng viên thường tập trung vào những sai lầm. Họ lo lắng khi phạm phải sai lầm. Họ sửa chữa những sai lầm. Họ cố gắng để nói tiếng Anh một cách hoàn hảo, để không gặp phải bất cứ lỗi nào khi nói.
Tuy nhiên, không ai là hoàn hảo. Người bản ngữ cũng thường nói sai, nói lắp,… khi giao tiếp tiếng Anh. Bạn nói sai cũng là điều bình thường. Thay vì tập trung vào những điểm tiêu cực, hãy tập trung vào việc giao tiếp.
Mục tiêu của bạn không phải là để nói chuyện “hoàn hảo”. Mục tiêu của bạn là để truyền đạt ý tưởng, thông tin, và cảm xúc một cách rõ ràng và dễ hiểu. Tập trung vào truyền tải thông tin, tập trung vào những điểm tích cực. Dần dần, bạn sẽ tiến bộ khắc phục được những lỗi thường gặp khi nói.
Tập trung vào ngữ pháp
Đây là sai lầm lớn nhất, phổ biến nhất và tồi tệ nhất. Nghiên cứu cho thấy học ngữ pháp, trên thực tế, gây ra nhiều tác hại xấu đến khả năng nói tiếng Anh. Tại sao? Bởi vì ngữ pháp tiếng Anh quá phức tạp để ghi nhớ và sử dụng một cách hợp lý …. Trong khi đó, những cuộc trò chuyện trong thực tế diễn ra quá nhanh.
Bạn không có đủ thời gian để suy nghĩ, nhớ lại hàng trăm, hàng ngàn quy tắc ngữ pháp khác nhau, chọn xem ngữ pháp nào đúng rồi mới sử dụng.
(Đợi bạn làm điều đó thì người đối diện đã bỏ đi hoặc ngủ gật từ kiếp nào rồi!)
Logic não trái của bạn không thể làm điều đó. Bạn phải học ngữ pháp trực quan và vô thức, như một đứa trẻ. Bạn làm điều này bằng cách nghe thật nhiều câu tiếng Anh được dùng đúng ngữ pháp. Chỉ cần như vậy, bộ não của bạn tự động dần dần học được cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh một cách chính xác.
Suy nghĩ rập khuôn trong việc suy nghĩ và dịch nghĩa tiếng Anh
Việc học tiếng Anh điểm xuất phát sẽ bao gồm rất nhiều sự không chắc chắn – học viên sẽ gặp phải từ mới hàng ngày, và với từng quy tắc ngữ pháp sẽ có một ngoại lệ biện chứng hoặc động từ bất quy tắc. Cho đến khi người học đạt được sự trôi chảy như người bản địa, thì sẽ luôn có một mức độ của sự mơ hồ.
Những học viên có thói quen hễ cứ nhìn thấy một từ mới và tra nghĩa từ trong từ điển thay vì đoán ý nghĩa từ ngữ cảnh có thể cảm thấy căng thẳng và mất phương hướng. Nên nhớ, mỗi nghĩa trong từ điển tương ứng với một hoàn cảnh nhất định. Xét 2 ví dụ sau:
It is a bad one (bad với nghĩa là kém, tồi)
I want this job so badly (badly với nghĩa vô cùng muốn công việc đó)
Vậy nếu ngay từ đầu người học đã ôm khư khư cuốn từ điển, sẽ rất dễ đến việc rập khuôn một nghĩa trong tiếng việt cho tất cả tình huống khác nhau trong tiếng Anh và biến một câu nói bình thường trở nên khó hiểu.
Tự đặt ra các giới hạn cho mình
Luôn cho rằng tiếng anh rất là khó đối với tôi, khi bạn suy nghĩ như vậy thì tức là bạn đã tự giới hạn chính bản thân mình rồi. Vậy thì do đâu mà chúng ta mắc phải sai lầm này? Trong quá khứ đã có rất nhiều người xung quanh đặc biệt là người thân, người bạn-những người có tầm ảnh hưởng đến bạn- họ nói với bạn rằng "tiếng anh khó lắm, đến tao còn chẳng học được huống gì là mày" ngày xưa tiếng anh của mình rất tệ, và khi mình nói với những người bạn của mình rằng mình sẽ đi học tiếng anh thì rất nhiều người đã cười mình "thứ mày mà đi học tiếng anh cái gì? Nếu mày mà học được tiếng anh chắc mặt trời học ở phía tây" đại loại như vậy.
Những lúc đó mình cảm thấy rất là buồn, nhưng mình không hề từ bỏ ý định, vì mình biết được cách suy nghĩ để vượt qua những rào cản và phá vỡ khó khăn như vậy. mình muốn kể với các bạn câu chuyện sau đây để các bạn tự suy ngẫm:
" Ở tại các rạp xiếc nếu có voi thì chúng rất là to và chân chúng chỉ bị buộc bởi các sợi dây thừng rất là bé thôi nhưng nó vẫn không bứt dây ra. Bởi vì sao? Câu trả lời là trong quá khứ thì những con voi này đã được xích bằng những dây xích rất là to, và mỗi khi chúng vùng vẫy để cố thoát ra khỏi các sợi dây này thì bị các sợi dây siết chặt vào chân chảy máu đau đớn. Sau nhiều lần như vậy, những chú voi này đã tự cho nó một cái niềm tin đó là " nó sẽ không bao giờ thoát ra khỏi cái xích đó" và thế là nó bỏ cuộc, đến sau này lớn lên dù chỉ bị buộc bởi một sợi dây bé tí thôi nó cũng ngoan ngoan chấp nhận như vậy mà không tìm cách thoát khỏi sơi dây này".
Việc học tiếng anh của bạn cũn vậy thôi khi các bạn bị nghe quá nhiều lời tiêu cực rằng bạn khôn thể học được tiếng anh thì dần dần bạn cũng chấp nhận và xem nó như một sự thật hiển nhiên. Điều này vô cùng nguy hiểm. Niềm tin nó quan trọng như thế đấy bạn à!
Chỉ có học tập chính thức sách giáo khoa Tiếng Anh
Thật không may, hầu hết học viên chỉ học tiếng Anh tìm thấy trong sách giáo khoa và trường học. Vấn đề là người bản xứ không sử dụng loại tiếng Anh này trong hầu hết các tình huống.
Khi nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp, người bản xứ sử dụng tiếng Anh thông dụng với vô số thành ngữ, cụm động từ, và tiếng lóng. Để giao tiếp với người bản xứ, bạn không thể chỉ dựa vào sách giáo khoa .. bạn phải học tiếng Anh thông thường.
Đẽo cày giữa đường
Đây là một câu thành ngữ vô cùng thú vị, và câu chuyện này có lẽ ai trong số chúng ta cũng từng nghe rồi đúng không? Mình sẽ không kể lại nữa. Ở đây mình chỉ muốn nói cho các bạn biết sai lầm của nhiều người học tiếng anh ban đầu gặp phải là trong quá trình học từ 3-4 tháng đầu tiên các bạn thay đổi giáo trình và phương pháp học liên tục.
Bạn hãy cho mình khoảng thời gian làm theo đúng phương pháp, đúng hướng dẫn đúng lộ trình giáo trình và đến một khoảng thời gian đủ lâu (nên nhớ là đủ lâu nhé) mà vẫn không đạt được kết quả bạn mong muốn rồi hãy thay đổi ok.
Không xác định được mục đích của việc học
Một phương pháp duy nhất
Một số học viên được thoải mái nhất với kỹ năng nghe và nhắc lại. Một số người khác thì cần cuốn sách giáo khoa ngữ pháp để tìm hiểu ý nghĩa của tiếng nước ngoài. Mỗi phương pháp tiếp cận này thì đều tốt, nhưng sẽ là một sai lầm khi bạn chỉ dựa vào một phương pháp.
Người học tiếng Anh cần sử dụng nhiều phương pháp để thực hành các kỹ năng khác nhau và xem những khái niệm được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, sự đa dạng có thể tránh cho người học không bị mắc kẹt trong một lối mòn của việc học.
Phụ thuộc vào nhà trường
Học viên đa phần phụ thuộc hoàn toàn vào trường học. Họ nghĩ rằng giáo viên và nhà trường phải chịu trách nhiệm cho sự thành công của họ. Điều này không bao giờ đúng. Bạn, người học tiếng Anh, luôn phải chịu trách nhiệm cho việc học của mình. Một giáo viên tốt có thể giúp bạn nhiều điều, nhưng bạn mới chính là người chịu trách nhiệm lớn nhất cho việc học tập của bản thân bạn.
Bạn phải tìm những bài học và tài liệu học tiếng Anh hiệu quả. Bạn phải nghe và đọc tiếng Anh mỗi ngày. Bạn phải kiểm soát cảm xúc của bạn và duy trì động lực, năng lượng khi học. Bạn phải tích cực và lạc quan.
Không giáo viên nào có thể khiến bạn nghe tiếng Anh. Chỉ có bạn mới có thể làm điều đó!
Tập trung làm rất nhiều thứ cùng lúc
Có một câu nói của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long rất hay thế này: "tôi không sợ những ai biết được 10000 cuộc kích, mà tôi chỉ sợ một kẻ thực hiện chỉ một cuộc kích trong vòng 10000 lần". Ở đây muốn nhấn mạnh đến sự tập trung, sức mạnh của sự tập trung hay một câu khác của ông cha ta đó là "một nghề cho chính còn hơn chín nghề". Đó là lý do tại sao các bạn thấy là có nhiều người chuyên về dịch viết và có những người chỉ chuyên về dich nói. Thường thì những người dịch viết giỏi sẽ không giỏi trong việc dịch nghe và ngược lại.
Trong tiếng anh có rất nhiều kĩ năng, 4 kĩ năng chính đó là nghe, nói, đọc và viết. Rất là khó để các bạn tập trung vào toàn bộ các kĩ năng, vì vậy hãy chọn một kĩ năng mà bạn có thế mạnh nhất rồi tập trung vào nó thôi nhé!
Quá phức tạp hóa vấn đề
Một câu mình muốn giành cho bạn đó là "take it easy-hãy suy nghĩ nó đơn giản" tiếng anh nó chỉ là một ngôn ngữ thôi mà.
Đây là một điều vô cùng quan trọng nhé, nếu chúng ta cứ phứt tạp hóa vấn đề lên thì không bao giờ chúng ta có thể chinh phục được tiếng anh. Tiếng anh còn dễ hơn tiếng việt gấp nhiều lần, tiếng việt chúng ta học được thì cớ sao không học được tiếng anh chứ. Ok.
Nghĩ rằng tự học tiếng anh là học một mình.
Không có bất kì một cam kết học tiếng anh nào cả.
Điều này có nghĩa là việc hôm nay bạn không học tiếng anh thì cũng chẳng sao cả, ngày mai học. Và việc trong vòng 6-8 tháng nữa bạn không nói được tiếng anh thì cũng chẳng sao cả. Và chính bởi vì "chả sao cả" ấy nên bạn mới có những thái độ vô cùng không đúng đắn trong khi học tiếng anh. Hãy nhớ rằng thái độ là vô cũng quan trọng trong việc học tiếng anh đấy!
Tốt hơn hết trong trường hợp này bạn nên đến các địa chỉ học tiếng anh cho người mới bắt đầu để có những hướng dẫn cụ thể nhất.
Nghĩ rằng có thể học giỏi tiếng anh trong một thời gian ngắn
Nếu có ai đó nói rằng có thể giúp bạn nói tiếng anh như gió chỉ sau 6 tháng hay thậm chí là 1 năm thì mình xin cam đoan là người ta đang nói dốc đấy. Trừ phi bạn được sinh ra ở các nước sử dụng tiếng anh làm ngôn ngữ chính, còn bằng không việc học tiếng anh của bạn sẽ phải là công việc cả đời.
Nên nhớ rằng tiếng anh là một ngôn ngữ chứ không phải một môn học. Do đó,việc học tiếng anh là không có giới hạn. Có chăng thì thời gian 1 năm nếu bạn làm đúng quy trình có thể sẽ giúp bạn giao tiếp được tiếng anh ở mức độ cơ bản thôi. Nên bạn phải biết được điều này để xác định tinh thần học-học nữa-học mãi, đây là điều hết sức quan trọng. Ok.
Nhiều bạn cứ thắc mắc rằng tại sao các bạn ấy vẫn chưa nói được, chưa nghe được, chưa giao tiếp được bằng tiếng anh? Vì sao? ở đại học chúng ta học triết học có một câu mình rất thích đó là "Khi tích lũy đủ về lượng thì sẽ có sự thay đổi về chất" chẳng qua bây giờ bạn chưa nói được tiếng anh là do bạn chưa tích lũy đủ về lượng đó thôi. Hằng ngày, bạn phải đổ thêm kiến thức vào, hãy làm cho vốn kiến anh bạn đầy đi khi nó đầy rồi bạn sẽ tận hưởng được thành quả của nó.
Nói tiếng Anh một cách ép buộc
Cả học viên và giảng viên tieng Anh đều cố ép học viên nói tiếng Anh trước khi học viên sẵn sàng. Mặc dù điều này xuất phát từ mục đích tốt. Kết quả là hầu hết học sinh nói tiếng Anh rất chậm, thiếu tự tin và không lưu loát.
Ép mình nói là một sai lầm rất lớn. Đừng nói tiếng Anh nếu thấy bị ép buộc. Bạn hãy tập trung vào việc nghe và kiên nhẫn. Chỉ nói khi bạn đã sẵn sàng để nói chuyện. Lúc đó, việc nói sẽ diễn ra dễ dàng và hết sức tự nhiên. Cho đến lúc đó, đừng cố ép mình nói tiếng Anh khi chưa cảm thấy sẵn sàng.