Vào thời điểm giao mùa, các bà mẹ luôn luôn lo lắng và nhức đầu vì thời điểm này bé rất hay mắc các bệnh về hô hấp. Có rất nhiều bé cứ bị tái đi tái lại các bệnh như viêm phế quản, hen phế quản, nghiêm trọng hơn là nhiều bé phải vào viện vài lần vì các biến chứng nguy hiểm này. Chính vì vậy, hôm nay Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc, nhất là các bà mẹ 10 sai lầm khiến bé viêm phế quản, hen tái phát cần tránh:
Trẻ hơi có dấu hiệu ốm là lại dùng kháng sinh
Nhiều bà mẹ lo lắng cho con cái quá nên họ lầm tưởng rằng khi con bị bệnh thì uống càng nhiều thuốc kháng sinh thì sẽ khỏi bệnh càng nhanh hơn. Thực tế không phải vậy, nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản, viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ hầu hết là do virus, do vậy việc lạm dụng kháng sinh là không phù hợp.
Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ. Cách khắc phục là không để bệnh của bé kéo dài thêm, các bậc phụ huynh nên cho bé ăn chất lỏng ấm, đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ thì bệnh sẽ nhanh hết. Không nên tự ý lạm dụng kháng sinh để tránh gặp phải những lệ lụy không mong muốn. Với trẻ mắc hen phế quản, chỉ sử dụng kháng sinh cho con khi có dấu hiệu bị bội nhiễm như đau họng, bỏ bú – bỏ ăn, ho có đờm xanh hoặc vàng, ho, sốt. Khi điều trị thì nên sử dụng các thuốc thảo dược tránh dùng thuốc kháng sinh để an toàn hơn cho con.
Để trẻ tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt đột ngột hoặc môi trường ô nhiễm
Để trẻ tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc môi trường ô nhiễm là sai lầm khiến các bé mắc bệnh. Nhất là khi thời tiết oi bức, nắng nóng mà mở máy lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ khiến bé ho dữ dội, khó thở. Các bé sau khi nô đùa thì mồ hôi nhiều, các bà mẹ lấy khăn lau cho con, không để con tắm ngay hoặc ngồi quạt luôn. Ngoài ra, các ông bố khi hút thuốc lá cần ra chỗ khác hút tránh gần con nhỏ hoặc con mới khỏi ốm đã cho đi chơi ở những nơi đông người, thường là nơi có nhiều nguồn lây nhiễm bệnh hô hấp thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh hô hấp cho các bé.
Dùng lại đơn thuốc cũ hoặc đơn của trẻ khác
Đây có lẽ là sai lầm của nhiều người nhất. Các bà mẹ nhiều khi tiết kiệm lại lấy đơn thuốc cũ đã từng mua để cho con uống, hoặc lấy đơn thuốc cũ ra mua thuốc về dùng cho con, hay lại nghe hàng xóm mách có thuốc khác có thể chữa cho bé nhanh khỏi nhưng sau khi cho bé uống tình trạng bệnh lý của bé vẫn không thuyên giảm.
Nguyên nhân chính khiến bé không khỏi bệnh là tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi bé là khác nhau. Chính vì thế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được dùng toa thuốc của bé này để cho bé kia uống.
Các mẹ không biết rõ tình trạng bệnh của con mà cứ lấy đơn cũ hoặc đơn của trẻ khác để dùng cho bé có thể làm bé vừa không khỏi, vừa làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Đặc biệt với những trẻ mắc hen phế quản, tùy theo tình trạng bệnh mà có thể điều trị khác nhau. Tuyệt đối các bậc phụ huynh không được tự ý cho con uống thuốc mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, sẽ rất dễ làm tình trạng bệnh nặng lên, nguy hiểm hơn là liên quan đến tính mạng trẻ.
Cho trẻ ăn kiêng
Thấy hiện trạng bệnh thuyên giảm là dừng thuốc
Khi thấy tình trạng bệnh của bé thuyên giảm là dừng thuốc cũng là nguyên nhân khiến trẻ đang bị bệnh tái phát rất nhanh vì khi trẻ dùng kháng sinh không đủ liều sẽ có nguy cơ kháng kháng sinh. Tình trạng bệnh lý ở trẻ còn có thể nặng hơn, đặc biệt là bị nguy cơ phải dùng kháng sinh phối hợp rất cao mà dùng kháng sinh nhiều là không tốt. Lúc này cơ thể vốn yếu ớt của trẻ sẽ phải chịu đựng cùng lúc nhiều loại thuốc, rất không tốt cho trẻ.
Còn với hen phế quản, rất nhiều cha mẹ tự ý dừng thuốc cho con khi thấy các triệu chứng thuyên giảm là rất phổ biến. Sai lầm này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc kiểm soát hen phế quản ở trẻ bởi bản chất bệnh hen là bệnh mạn tính, khi triệu chứng hết thì tình trạng viêm đường thở vẫn còn. Khi gặp các tác nhân gây kích ứng thì tình trạng viêm này nặng lên, dẫn đến các cơn hen cấp, nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ. Vậy lúc nào được dừng thuốc? Theo các bác sĩ, một số trường hợp trẻ có thể hồi phục nhanh hơn, nhưng thông thường với viêm phế quản trẻ cần sử dụng thuốc từ 5 đến 7 ngày. Với tình trạng viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản co thắt hay hen phế quản thì cần sử dụng thuốc đùng phác đồ điều trị (có thể kéo dài tới vài tháng), không tự ý dừng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.