Gần đây, trên báo đài và các kênh thông tin đại chúng liên tục đưa ra những tin cảnh báo về các thực phẩm bẩn, đồ chơi nguy hiểm và thậm chí cả những loại ma túy đang xuất hiện ở các cổng trường học. Tuy nhiên điều đó vẫn không ngăn cản các cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận tiếp tục hoạt động, gây nguy hại đến các em học sinh. Các phụ huynh nên lưu ý những hiểm họa có thể gây nguy hại đến trẻ ngoài cổng trường.
Những xiên thịt nướng thơm ngon được các học sinh ưa thích luôn ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Thực tế, bên cạnh những xiên thịt được người làm có tâm chuẩn bị cẩn thận thì cũng có người vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe người ăn. Người bán thường quạt lần đầu cho tái thịt, sau đó có khách đến mua mới quạt lần nữa. thậm chí với giá 4000 đồng một xiên đầy thịt, rất có thể đó là những miếng thịt ôi thiu được tẩm ướp gia vị kỹ càng. Hệ lụy là các em học sinh, những người trực tiếp thưởng thức các món ăn này là người phải gánh chịu hậu quả.
Là thứ đồ ăn vặt bao gồm rất nhiều nguyên liệu như: trứng cút, xoài xanh, bò khô, gan bò, nước quả quất, rau răm, muối tôm khô..., bánh tráng trộn thu hút giới trẻ bởi vị chua cay lạ miệng. Tuy nhiên, có rất nhiều hiểm hoạ từ món ăn tưởng như bổ dưỡng và ngon miệng này. Bánh tráng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, được phơi ngoài đường, không loại trừ được giun sán. Các nguyên liệu cũng chưa chắc được làm sạch sẽ, nguồn gốc không rõ, nguy cơ ngộ độc thực phẩm là hoàn toàn có thể. Bánh tráng trộn lại là món nguội, không được tiệt trùng, và các hàng quán sẵn sàng vì chút lợi nhuận mà dùng lại các thực phẩm thừa. Đó là chưa kể, bao ni lông mang đi vốn là chất dẻo tái chế, càng gây nguy hiểm đối với sức khoẻ người tiêu dùng, ở đây chính là các mầm non tương lai.
Kẹo này có nguồn gốc từ Trung Quốc, trên bao bì sản phẩm có ghi hạn sử dụng 12 tháng nhưng lại không thấy có ngày sản xuất. Điều đáng nói ở đây là kẹo có giá bán rất rẻ, chỉ với 2000 đồng là các em học sinh có thể có hộp kẹo này. Hình dáng kẹo giống như thuốc lá và cách sử dụng nó cũng giống như thuốc lá vậy. Sở dĩ học sinh thích vì ngoài ăn ra thì đó còn là một trò chơi lý tưởng.
Ngoài nguy cơ gây hại đến sức khỏe, việc thiếu niên sử dụng loại kẹo này còn có thể tạo tiền đề xấu cho các em hút thuốc lá sau này.
Không khó để bắt gặp cảnh giờ tan học, các em học sinh túm tụm rất đông bên các xe bán đồ xúc xích, cá viên chiên, bò viên chiên... Mùi hương quyến rũ, giá lại chỉ từ 3000-10000 đồng, các em khó lòng từ chối được những món vỉa hè đầy hấp dẫn này.
Thường được rán ngập trong loại dầu được chiên đi chiên lại nhiều lần, các món chiên này có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể như ung thư, tiểu đường, tim mạch. Bên cạnh đó, những thứ đồ viên chiên giá cực rẻ khiến chúng ta phải nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ của chúng. Rất có thể thành phần của chúng được làm từ các loại cá, bò kém chất lượng, thậm chí là bị ươn, đã bốc mùi... để xay nhuyễn.
Đằng sau những gói bim bim 1000 - 3000 đồng bán rất chạy ngoài cổng trường là những hiểm hoạ không ngờ đối với sức khoẻ mà các học sinh vô tư không hề hay biết. Hương vị cay cay, ngọt ngọt, dễ ăn, những loại bim bim gói như Hổ Kaka, Gậy như ý, Gậy thông minh... rất hấp dẫn các em lại rất độc hại.
Gần đây, tin tức cơ sở sản xuất bim bim Sasa làm bim bim bẩn từ hương liệu Trung Quốc đã gây kinh hoàng cho rất nhiều bậc phụ huynh. Chưa kể, trong bim bim chứa một lượng dầu ăn khá lớn, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại đến thận, tim mạch, huyết áp...
Từ coca, trà sữa, chè đến ngay cả nước lọc..., nhu cầu dùng thêm đá là không thể tránh khỏi, nhất là trong những ngày nóng bức, hay sau những tiết học thể dục. Nhưng từ sản phẩm cơ bản đó, liệu đã đảm bảo an toàn? Những viên đá mát lạnh tưởng chừng vô hại sẽ là ổ chứa hàng loạt vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cho chính người dùng. Các quán giải khát mọc ra khắp nơi xung quanh trường học, liệu các cơ quan chức năng có thể kiểm tra hết được sự an toàn của đá?
Để có được bắp ngô để được lâu hơn, ngon mắt hơn, thơm, ngọt hơn, rất nhiều người bán hàng không có lương tâm sẵn sàng cho thêm một lượng đường hóa học nhất định, thậm chí là dùng cả pin và muối diêm để luộc ngô.
Các chuyên gia cho biết, việc luộc ngô với pin sẽ khiến ngô nhiễm chì, gây suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy cho người dùng. Còn muối diêm chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định như trong thịt lạp sường để tiêu diệt vi sinh vật trong thịt chứ không thể dùng cho ngô. Đường hóa học dù với lượng nhiều hay ít cũng sẽ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Các cơ quan chức năng gần đây là phát hiện tại địa bàn một phường ở Hà Đông, Hà Nội, trái cây trước khi làm thành ô mai được ngâm trong hố đen ngòm, phơi dưới đất, bốc mùi hôi thối. Trước các cổng trường, những gói ô mai được bày bán đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác. Sau khi tiến hành kiểm tra một vài mẫu, chúng ta được biết rằng những ô mai này có hàm lượng chất gây ung thư rất cao. Và điều đau buồn là chúng lại là món ăn khoái khẩu của học sinh!
Một trong những thứ chúng ta không thể kiểm soát được là gia vị, tương ớt bẩn. Thành phần không thể thiếu trong các món ăn đường phố, chúng xuất phát từ đâu?
Những chai tương ớt không nhãn mác rất có thể được sản xuất tại các cơ sở không hợp vệ sinh hay không được cấp phép. Những loại tương ớt bẩn thường có chứa một hóa chất có tên Rhodamine B, khi ăn vào sẽ tồn dư tại các cơ quan nội tạng, nhiều nhất ở gan, thận. Cần phải nhắc nhở con trẻ cẩn thận với các loại ớt, tương ớt bán ngoài cửa hàng.
Tin cảnh báo về trà sữa trân châu bẩn, không hợp vệ sinh, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đã có từ rất lâu, nhưng trà sữa vẫn được bán rất chạy, đơn giản vì giới trẻ vẫn có nhu cầu rất lớn với mặt hàng này.
Ở nhiều cổng trường tiểu học, THCS, THPT, với giá chỉ từ 10000 - 15000 đồng, học sinh đã có ngay 1 cốc trà sữa, hồng trà hương trái cây, thạch trái cây hoặc hạt trân châu màu sắc sặc sỡ. Theo điều tra của cơ quan chức năng, sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ như vậy là do hầu hết các quán này không dùng sữa, cũng chẳng dùng trà hay hoa quả gì, mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và bột hóa học để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt. Điều này liên tục được cảnh báo, nhưng dường như không hề có ý nghĩa gì đối với các em.
Gần đây, công an và các cục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đã đi kiểm tra và đình chỉ sản xuất nhiều cơ sở kinh doanh, thậm chí có nhiều cơ sở có thương hiệu lớn như Feeling Tea... Vậy nhưng, trà sữa vỉa hè vẫn tiếp tục hoạt động, các mầm mống ngộ độc, ung thư vẫn đang len lỏi trong giới học đường hàng ngày!
Đây là tin tức mới được đưa gần đây và gây xôn xao dư luận. Tuy không phải là đồ ăn cho vào miệng, nhưng những stickers (hay miếng dán hoạt hình) xuất xứ từ Trung Quốc này lại gây hiểm hoạ ko nhỏ đối với sức khoẻ của trẻ. Phthalate trong thành phần của những stickers có khả năng gây tổn thương đến cơ quan sinh sản và gây ung thư. Trước đó, những sản phẩm này đã bị thu hồi hoàn toàn khỏi Na Uy vì lo ngại những nguyên nhân kể trên. Phụ huynh nên kiểm tra xuất xứ của những sản phẩm này trước khi để trẻ chơi với chúng.
Chỉ với 3000 đồng, các em học sinh dễ dàng mua được các gói "hương bò thơm cay" ngoài cổng trường. Nhìn bằng mắt, miếng thịt bò này trông như miếng xốp cắt được tẩm ướp phẩm màu, gia vị nồng nặc, nhớp nháp mùi dầu mỡ. Tuy vậy, sản phẩm bò rẻ này lại bán rất chạy vì chúng lạ miệng, dễ ăn, dễ chia sẻ cho nhau trong giờ học. Rất nhiều các trang cá nhân đã đưa ra những kiểm chứng cho việc món bò gói bán ngoài cổng trường này không an toàn, tuy vậy các sản phâm này vẫn được bày bán công khai.
Thu hút trẻ em gái bởi sự lấp lánh, màu sắc bắt mắt, những thứ đồ trang sức rởm này có chứa hóa chất độc hại và hàm lượng chì cao vượt quá quy định. Phụ huynh không thể ngờ rằng, những thứ đồ trang sức chỉ tiếp xúc ngoài da lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí gây tổn thương về não. Gần đây, thông tin một bé gái bị sưng vù các ngón tay khi dùng đồ trang sức không rõ nguồn gốc đã làm các phụ huynh hết sức lo lắng.
Sau khi học hành căng thẳng, chè là món ăn giải nhiệt thu hút rất nhiều giới trẻ. Để giúp món chè trở nên bắt mắt hấp dẫn học sinh hơn, rất nhiều cửa hàng làm chè đã không ngần ngại sử dụng màu thực phẩm để chế biến. Nhưng hệ luỵ của chúng đến sức khoẻ các em là không nhỏ, các chuyên gia y tế đã kiểm chứng màu hoá học có hại đến sức khoẻ người dùng.
Thông thường, chỉ cần một giọt phẩm màu nhỏ, màu sắc đã đạt yêu cầu. Tuy nhiên, nếu chạy theo lợi nhuận, lạm dụng phẩm màu, dùng loại phẩm không nguyên chất, không được phép sử dụng trong thực phẩm, nguy cơ gây ngộ độc là rất cao.
Dư luận đang hết sức lo lắng trước sự xuất hiện của loại tem giấy, hay còn gọi là bùa lưỡi, có chứa chất LSD, một loại ma tuý cực mạnh. Với kích cỡ nhỏ như con tem, chỉ cần liếm hoặc đặt lên lưỡi vài phút là có thể gây ảo giác trong 12 giờ. Người dùng có thể tưởng tượng mình là siêu anh hùng, hay nghĩ những thứ xung quanh mình là quái vật, có thể có những hành động không kiểm soát như nhảy từ trên lầu cao xuống hay lao vào đoàn tàu hoả. Nguy hiểm nhất, chúng lại được bán ở ngoài cổng trường và dễ dàng tiếp cận với học sinh cấp 2, cấp 3.