Top 10 Siêu bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới

Trong lịch sử thế giới đã từng chứng kiến không ít những cơn bão có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho các quốc gia trên thế giới. Hôm nay hãy cùng Toplist điểm qua những cơn bão lớn nhất, có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới nhé.

Bão Bopha tại Philippines, 4 tháng 12 năm 2012

Siêu bão Bopha với sức gió hơn 200 km/h đã đổ bộ vào miền Nam Philippine khiến hơn 1.900 người chết và mất tích. Các hãng hàng không Philippines cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi mà các chuyến bay nội địa phải hủy bỏ, điện bị mất trên diện rộng, nhiều trường học phải đóng cửa. Tại miền Nam đảo Mindanao, mưa lớn gây ra lũ quét và sạt lở đất đã khiến hầu hết nơi này bị tàn phá hoàn toàn, thiệt hại đối với mùa màng ước tính lên đến 250 triệu đô la Mỹ.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh của siêu bão Bopha.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh của siêu bão Bopha.

Bão Ketsana tại Đông Nam Á, 26 - 30 tháng 9 năm 2009

Sau khi đổ bộ vào Philippines gây lũ lụt, cơn bão kinh hoàng Ketsana đã tràn sang Việt Nam tàn phá nhà cửa và san phẳng làng mạc ở Campuchia làm gần 800 người bị thiệt mạng. Philippines là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 280 người thiệt mạng và gần 400.000 người mất nhà. Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo mô tả nó như mà một trận cuồng phong chỉ có 1 lần trong đời.
Hình ảnh của bão Ketsana khi đổ bộ vào Việt Nam.
Hình ảnh của bão Ketsana khi đổ bộ vào Việt Nam.

Bão Yasi tại Úc, 3 tháng 2 năm 2011

Bão đã gây thiệt hại trên diện rộng khi nó đổ bộ vào bờ biển Queensland và càn quét khu vực này, gây thiệt hại nặng nề về con người và nhà cửa, vào khoảng nửa đêm ngày 3 tháng 2 năm 2011. Theo nhận định, Yasi được đánh giá là cơn bão cấp 5 - cấp độ nguy hiểm nhất, cao nhất, mạnh nhất và có thể tàn phá diện rộng nhất. Các thị trấn Tully, Mission Beach, Cardwell, Silkwood và Innisfail đã gánh những hậu quả nặng nề của cơn bão này. Chỉ có một ca tử vong duy nhất do cơn bão gây ra. Một người đàn ông 23 tuổi đã bị ngạt thở do khói từ một nhà máy phát điện khi đang trú ẩn tại nhà của mình ở bambaroo, phía Nam Cardwell. Do được cảnh báo trước nên phần lớn người dân đã kịp thời đi sơ tán tại những nơi an toàn, tuy nhiên cơn bão đã khiến hơn 200.000 gia đình mất điện sinh hoạt, gần 1.000 người mất nhà cửa.
Hậu quả sau bão Yasi tại Úc.
Hậu quả sau bão Yasi tại Úc.

Siêu bão Vanessa tại Philippines, 22 tháng 10 năm 1984

Vanessa đổ bảo vào đảo Guam, hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương với tốc độ gió 109 km/h. Sau khi vượt qua đảo Guam cơn bão tiếp tục mạnh thêm và đạt tới sức gió 298 km/h, siêu bão Vanessa gây nên tổng thiệt hại trị giá 1.700.000 USD trên đảo Guam.
Hình ảnh vệ tinh của siêu bão Vanessa.
Hình ảnh vệ tinh của siêu bão Vanessa.

Bão Katrina tại Mỹ, 28 tháng 8 năm 2005

Cơn bão Katrina được đánh giá là một trong những cơn bão gây tổn thất nặng nề nhất từng đổ bộ vào nước Mỹ nhưng vẫn xếp sau cơn bão Wilma. Hình thành trong vùng biển Caribe vào tháng 10 và di chuyển về hướng Tây Nam. Bão Wilma đạt sức gió 296 km/h với áp suất 885 hPa. Wilma đổ bộ lần đầu tiên vào khu vực hòn đảo Cozumel ở Mexico và tiếp tục di chuyển sâu vào đất liền. Bão Wilma gây nên thiệt hại nặng nề nhất ở Florida, Mexico và Cuba. Cơn bão đã khiến 62 người thiệt mạng và gây nên tổn thất ước tính trị giá 29 tỷ USD.
Hình ảnh từ trên cao khi cơn bão Katrina đi qua nước Mỹ.
Hình ảnh từ trên cao khi cơn bão Katrina đi qua nước Mỹ.

Bão Tip gần Micronesia, 4 tháng 10 năm 1979

Cơn bão Tip xuất hiện vào năm 1979 gần Micronesia, phía Tây Thái Bình Dương. Với áp suất không khí thấp kỉ lục ở mức 870 hPa và có đường kính 2.200 km, bão Tip đã phá vỡ mọi kỷ lục về quy mô và cường độ trong lịch sử. Ngày 12 tháng 10 năm 1979, bão Tip hình thành trên Thái Bình Dương với sức gió 305 km/giờ nhưng khi đến khu vực đất liền thuộc đảo Honsu chỉ còn ở mức 130 km/h. Bão Tip tạo nên 600 trận lở đất ở Nhật Bản, phá hủy 22.000 ngôi nhà và khiến 86 người chết.
Hình ảnh của cơn bão Tip năm 1979.
Hình ảnh của cơn bão Tip năm 1979.

Bão Fengshen ở Philippines, 20 tháng 6 năm 2008

Siêu bão Fengshen với gió lớn có vận tốc khoảng 120 km/h đã ập vào miền Trung Philippines, thổi bay nhà cửa, gây ra lũ lụt và phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và mạng lưới điện của khu vực. Khoảng 600 người bị thiệt mạng và mất tích tại Philippines sau khi cơn bão Fengshen đổ bộ và gây ra lũ lụt, sạt lở tại nhiều nơi của quốc gia này, khoảng 800 người nữa thiệt mạng khi một chiếc phà bị lật do sóng lớn gần đảo Sibuyan.
Hậu quả để lại của siêu bão Fengshen ở Phillipines.
Hậu quả để lại của siêu bão Fengshen ở Phillipines.

Bão Sandy tại Haiti, 29 tháng 10 năm 2012

Trận siêu bão Sandy đã càn quét Haiti và quốc gia Cuba khi nó đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ, làm hơn 200 người thiệt mạng. Thành phố New York và Atlantic đều nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nặng khi cơn bão Sandy ập vào bờ biển mang theo một trận cuồng phong lớn. Tại New York, toàn bộ khu vực tàu điện ngầm bị ngập lụt, hàng chục nghìn ngôi nhà bị phá hủy và nhiên liệu bị thiếu hụt trầm trọng. Cơn bão lịch sử cũng càn quét bờ biển New Jersey, làm hơn 60 người thiệt mạng, làm tê liệt hệ thống giao thông và hàng triệu nhà bị mất điện. Con số thương vong cũng tăng lên tại các đống đổ nát của những tòa nhà bị sập.
Hình ảnh siêu bão Sandy đổ bộ vào Mỹ.
Hình ảnh siêu bão Sandy đổ bộ vào Mỹ.

Siêu bão Rita tại Philippines, 15 tháng 10 năm 1978

Siêu bão Rita xuất hiện vào ngày 15/10/1978 nhưng chỉ đạt sức gió ở mức 5 sau 8 ngày. Áp suất không khí đo được ở mức 878 hPa, ít hơn 8 hPa so với áp suất của cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận. Siêu bão Rita duy trì cường độ này trong vòng 3 ngày. Trong quá trình đổ bộ vào Philippines, siêu bão Rita trở nên suy yếu, số người chết chính xác do siêu bão Rita cho đến nay vẫn chưa được thống kê đầy đủ.
Hình ảnh cho thấy quy mô khổng lồ của cơn bão Rita.
Hình ảnh cho thấy quy mô khổng lồ của cơn bão Rita.

Siêu bão Haiyan tại Philippines, 8 tháng 11 năm 2013

Haiyan là trận siêu bão lớn nhất với sức hủy diệt kinh khủng nhất trong lịch sử Philippines, làm “chao đảo” quốc gia này với những tổn thất vô cùng nặng nề. Cơn bão Haiyan với sức gió siêu cường 378 km/h đổ bộ vào Philippines ngày 8/11, thị trấn Guiuan là nơi đầu tiên “đứng mũi chịu sào” và chỉ một vài giờ sau các thành phố Tolosa, Daanbantayan, đảo Bantayan, Conception và Busuanha đều phải hứng chịu sự càn quét của Haiyan. Hơn 13 triệu dân Philippine bị ảnh hưởng do bão, trong đó hơn 4.200 người chết, 12.501 người bị thương, 1.186 người mất tích và gần 3 triệu người không còn nơi trú ẩn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng bị thiệt hại nặng nề, trong đó gần 500.000 nhà cửa bị cuốn theo bão hoặc làm hư hại, hơn 600 trường học bị phá hủy và rất nhiều cây trồng, động vật cũng bị cuốn trôi theo nước lũ. Theo ước tính, nền kinh tế quốc gia này chịu thiệt hại lên đến 14,5 tỷ đô la Mỹ.
Những gì cơn bão để lại sau khi càn quét Philippine.
Những gì cơn bão để lại sau khi càn quét Philippine.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?