Thuật ngữ "siêu thực phẩm" lần đầu tiên được sử dụng để quảng cáo những quả chuối vào đầu thế kỷ XX. Ngày nay, từ “siêu thực phẩm” được sử dụng để mô tả những loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít calo. Mặc dù những siêu thực phẩm này giúp cơ thể khỏe mạnh, nhưng ăn quá nhiều lại có thể nguy hiểm như ăn đồ ăn nhanh đấy. Mọi thứ đều có chừng mực. Mặc những siêu thực phẩm này tốt cho sức khỏe hơn những thực phẩm khác, nhưng chúng ta không nên lạm dụng để chúng gây hại cho cơ thể.
Bông cải xanh có thể gây kích thích đường ruột
Một chén bông cải xanh sống chỉ chứa 31 calo, 6 gam carbs và 0,3 gam chất béo. Bông cải xanh giàu chất xơ, protein, vitamin C, kali và các vitamin, khoáng chất khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ quá nhiều bông cải xanh và các loại rau họ cải khác (cải xoăn, súp lơ, bắp cải và cải Brussels) có thể gây kích thích đường ruột hoặc khiến bạn bị đầy hơi.
Dưới một mức độ đáng báo động hơn, ăn quá nhiều bông cải xanh và các rau họ cải khác cũng được phát hiện có tác động tiêu cực đến những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tim và loãng máu do hàm lượng vitamin K cao.
Trà xanh có thể gây đau nhức
Trà xanh đã được coi là một trong những đồ uống lành mạnh nhất trên thế giới do hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, đốt cháy chất béo và cải thiện chức năng não. Mặc dù trà xanh có vô số lợi ích, nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt do hàm lượng caffeine cao.
Ảnh hưởng của việc tiêu thụ quá nhiều caffeine bao gồm mất ngủ, đau đầu, tức ngực và ợ chua. Đối với những người có khả năng dung nạp thấp với các sản phẩm có chứa caffein, trà xanh cũng có thể gây ra tình trạng ợ chua và khó tiêu. Theo các chuyên gia, người lớn nên uống khoảng 3 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày là quá đủ rồi.
Nguồn: BRIGHTSIDE
Quả bơ có thể gây tích tụ chất béo
Bơ đã trở nên phổ biến toàn cầu như một loại siêu thực phẩm trong những năm gần đây do các đặc tính dinh dưỡng cao. Một khẩu phần bơ chiếm 1/4 nhu cầu vitamin K của một người trưởng thành, 1/5 nhu cầu folate và 1/10 nhu cầu vitamin E hàng ngày của chúng ta. Loại trái cây giàu chất béo lành mạnh này cũng giàu omega-3 và chất xơ, nhưng ăn quá nhiều bơ lại có thể dẫn đến viêm, đầy hơi và khó chịu dạ dày.
Do đặc tính béo ngậy, bơ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có lượng calo cao. Giống như bất kỳ loại calo nào khác, tiêu thụ thừa calo đều dẫn đến tăng cân. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn 50 gram hoặc khoảng một phần ba đến một nửa quả bơ hang ngày trong bữa ăn thôi nhé.
Trà Kombucha có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày
Kombucha là một loại trà ngọt lên men có chứa nhiều chất chống oxy hóa và men vi sinh. Thức uống này đã trở nên phổ biến trong nhiều gia đình vào những năm 90 nhưng nó có thể đã bắt nguồn từ năm 220 trước Công nguyên ở Trung Quốc. Ngày nay, trà kombucha được coi là một loại siêu thực phẩm lành mạnh và là thức uống giải độc. Tuy nhiên, kombucha không có lợi cho những người có hệ miễn dịch kém do thực tế nó chứa các loại vi khuẩn và nấm men khác nhau và khi sử dụng, chúng vẫn ở trạng thái sống, chưa qua khử trùng.
Ngoài ra, uống quá nhiều kombucha có thể gây khó chịu dạ dày và gây chứng ợ chua. Do kombucha chứa lượng đường cao nên tốt nhất bạn hãy uống ít để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng và tăng cân.
Cá hồi có thể gây loãng máu
Cá hồi là một nguồn cung cấp protein nạc và axit béo omega-3 rất tốt để giảm viêm. Một phần cá hồi nặng 85, 05 gam (3 ounce) cung cấp gần 30% nhu cầu protein hàng ngày của một người trưởng thành. Mặc dù cá hồi là lựa chọn hàng đầu của những người quan tâm đến sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều omega-3 có thể có tác động tiêu cực đến số lượng tiểu cầu trong máu của bạn và thậm chí có thể gây loãng máu. Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều cá, bao gồm cả cá hồi, cũng có thể làm tăng nồng độ thủy ngân trong máu.
Trái ngược với cá hồi hoang dã, cá hồi nuôi được phát hiện có lượng chất béo và calo cao gần gấp đôi. Nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra rằng cá hồi nuôi có thể gây béo phì với lượng chất ô nhiễm và hóa chất được tìm thấy trong nguồn nước nuôi.
Hummus có thể dẫn đến béo phì
Hummus là món ăn Trung Đông làm từ đậu gà, bột vừng, chanh, tỏi và dầu ô liu. Dĩ nhiên là tất cả các thành phần trong món ăn này đều chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể; nhưng khi kết hợp với nhau, chúng tạo ra một siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa nhiều protein. Hummus không chỉ phù hợp với người ăn chay và những người bị dị ứng với các loại hạt, gluten và sữa, mà nó còn có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.
Đương nhiên chỉ có loại Hummus tự làm mới chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hầu hết các loại được mua ở cửa hàng đều không tốt cho sức khỏe và thậm chí có thể chứa các thành phần độc hại, chẳng hạn như lượng natri cao, dầu không đảm bảo và chứa nhiều chất bảo quản. Hummus được bày bán trên kệ, giống như các loại thực phẩm được chế biến sẵn khác, có thể gây béo phì và nhiều bệnh khác nhau, vì vậy tốt nhất bạn nên tự làm tại nhà.
Cá ngừ có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn
Cá ngừ là một nguồn rất giàu protein nạc, omega 3 và vitamin B12. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cá ngừ rất tốt cho hệ tim mạch, tăng cường thị lực của mắt, hệ thống miễn dịch và giảm huyết áp. Tương tự như cá hồi và các loại cá khác, cá ngừ có chứa thủy ngân, khiến nó trở thành một loại thực phẩm nguy hiểm khi tiêu thụ số lượng lớn và thường xuyên. Ngộ độc thủy ngân biểu hiện ở việc giảm trí nhớ hoặc thị lực, run và tê các chi.
Để so sánh lợi ích của cá ngừ đóng hộp và cá ngừ tươi thì cả hai đều ít chất béo và giàu protein. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá ngừ Albacore hoặc cá ngừ trắng lớn có hàm lượng thủy ngân cao hơn so với các giống cá ngừ nhỏ và sẫm màu hơn.
Quế có thể gây nhiễm độc cho cơ thể
Quế được coi là một siêu thực phẩm do hàm lượng chất chống oxy hóa cao và nhiều dược tính. Có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tim, đồng thời cũng là một gia vị của món bánh táo. Ngoài ra, quế còn được coi là một trong những siêu thực phẩm hàng đầu trong các loại gia vị.
Mặc dù có rất nhiều các lợi ích sức khỏe, nhưng lượng quế chúng ta ăn vào phải được theo dõi ở mức một thìa cà phê mỗi ngày cho người lớn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm dụng quá nhiều quế có thể gây độc coumarin. Coumarin đặc biệt nguy hiểm đối với những người có vấn đề về gan và có thể gây tổn thương gan khi tiêu thụ quá nhiều.
Có nhiều loại quế khác nhau với mức coumarin khác nhau:
- Quế đơn (+ 1%) - là “quế thông thường”, loại chúng ta thường sử dụng làm gia vị
- Quế Ceylon (0,04% coumarin) - là “quế thật” hay “quế Mexico”
- Quế Korintje (4% coumarin) – là một loại quế đơn, phổ biến nhất ở Bắc Mỹ
- Quế Sài Gòn (8% coumarin) - chắc và ngọt hơn so với các loại quế khác