Ngành PR hay có tên gọi là ngành Quan hệ Công chúng và Truyền thông vốn ra đời từ lâu ở các nước châu Âu, tuy nhiên những năm gần đây ngành PR cũng đang được phát triển rộng rãi tại các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Vì vậy hãy cùng Toplist tìm hiểu sự khác nhau ngành PR giữa 2 châu lục Âu - Á thông qua kinh nghiệm chia sẻ của những nhân vật nổi tiếng, từng làm việc cho nhiều nước trên thế giới nhé.
Ở châu Á Networking bằng con đường ẩm thực với những bữa ăn là cách tốt nhất để thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và cả giới truyền thông. Hầu như họ đều dành ít nhất 1 tiếng để ăn trưa với đồng nghiệp mỗi ngày, và thậm chí quan niệm khi tham gia bữa tiệc hay sự kiện bạn phải biết mời và uống hết đồ uống mà sếp hoặc khách hàng mời bạn.
Nhưng ở châu Âu những buổi uống bia hoặc rượu và một chút snack nhẹ nhàng ở một quán rượu nào đó sau giờ làm vào ngày thứ 6 lại là điều diễn ra thường xuyên.
Ở châu Á ngành công nghiệp PR Freelancing không thực sự tồn tại. Bởi dựa vào nền văn hóa hầu hết mọi người đều thích làm tại các công ty lớn và nổi tiếng mà ít có khái niệm "làm việc tại nhà" hoặc "làm việc tự do".
Nhưng châu Âu lại khác, họ không quá bận tâm về nơi làm việc miễn sao bạn có việc để làm, nhất là tại Anh hiện nay số lượng có xu hướng làm Freelancing ngày càng tăng lên và thậm chí họ kiếm được nhiều tiền hơn những người làm fulltime.
Tại châu Á việc các chuyên gia PR kết bạn giao lưu với nhà báo là chuyện "thường ngày", họ nhận thấy được nhiều giá trị hơn khi kết bạn với nhà báo cũng như nhiều thời gian để cùng ăn trưa, cà phê với nhau, chỉ xoay quanh những câu chuyện trong ngành.
Đối với châu Âu lại khác, nhất là Nauy dù chỉ cùng uống một tách cà phê cũng rất khó, các nhà báo rất hiếm khi gặp gỡ các chuyên gia PR. Trừ phi có một câu chuyện đủ mạnh mẽ để có thể lôi cuốn được những chuyên gia này.
Ngôn ngữ quốc tế tiếng Anh được các Agency châu Á sử dụng nhiều nhất. Nhưng bạn muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp hãy sử dụng ngôn ngữ địa phương, đó sẽ là điểm cộng tốt nếu bạn lựa chọn nơi đó là điểm làm việc lâu dài giúp bạn thăng tiến hơn. Ví dụ bạn biết tiếng Anh, nhưng khi tới Trung Quốc làm việc bạn cũng nên "bắn" tiếng Trung sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập hơn với các Agency bản địa. Chính vì vậy việc tham gia các lớp ngôn ngữ địa phương sẽ rất cần thiết nếu bạn làm việc tại nước ngoài mà không sử dụng tiếng Anh.
Nhưng nếu bạn làm việc tại các nước châu Âu thì với vốn tiếng Anh bạn chẳng cần phải lo học thêm ngôn ngữ địa phương đâu nhá, vì các nước Âu đều sử dụng ngôn ngữ chung tiếng Anh để giao tiếp. Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương cũng sẽ không bắt buộc nếu như bạn không muốn nhưng nó sẽ là điểm cộng trong sự nghiệp của bạn đấy.
Ở châu Á mặc dù giờ làm việc của các nước được quy định kết thúc rõ ràng. Nhưng thực tế bạn có thể ngồi tại văn phòng đến nửa đêm thậm chí thâu đêm qua sáng, để chuẩn bị một sự kiện lớn hoặc cần gấp. Và tất nhiên, điều này sẽ không thường xuyên được diễn ra, nhưng nếu đã làm việc trong ngành này ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, sẽ luôn phải chuẩn bị tâm lý cho những ngày làm việc quá giờ và làm việc trong khung giờ kỳ quặc.
Tại châu Âu thì khác họ thường né tránh việc ở lại văn phòng muộn vì cho rằng điều đó khiến cho công việc không hiệu quả. Chính vì thế mà họ thường làm đủ thời gian và rời văn phòng cho những hoạt động của gia đình, cá nhân và cân bằng cuộc sống.
Ở châu Á bạn khó mà thể hiện sự khác biệt của mình trong ngành này, mọi người sẽ nghĩ bạn là con người kì quặc và khiến họ tránh xa bạn.
Nhưng ở châu Âu họ chấp nhận sự khác biệt của bạn, cũng như bạn sẽ chấp nhận sự khác biệt của người khác để bạn trải nghiệm nhiều hơn và học hỏi nhiều điều hơn về văn hóa, giao tiếp,... Bởi làm đầy cuộc sống và công việc của mình nhờ những kinh nghiệm quý báu, ý nghĩa, phong phú sẽ làm thay đổi chính bản thân bạn.
Tại châu Á, người ta có xu hướng chú ý tới tuổi thâm niên cùng với chức danh của một người, các nhân viên làm việc vẫn phải hỏi ý kiến sếp để cho phép làm việc gì đó, chờ sếp đưa ra quyết định, và việc mọi người rời văn phòng sau khi sếp rời đi cũng là câu chuyện bình thường của các công ty hoạt động trong lĩnh vực PR.
Nhưng tại châu Âu với hệ thống phân quyền bình đẳng dù ở chức vụ nào thì mọi người đều có quyền đưa ra quyết định, cũng như chịu trách nhiệm và thực thi ý tưởng của mình bất kể những người đã có thâm niên hay chưa, đặc biệt tại các nước Bắc và Tây Âu.
Thị trường các nước không giống nhau khi cùng một châu lục, ví như ở châu Á thị trường các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,... đều có sự vận động khác nhau. Và đương nhiên đối với châu Âu cũng vậy Đức sẽ khác với Nauy hoặc Anh.
Chính vì lý do đó mà khi lên kế hoạch một chiến dịch, điều quan trọng là bạn phải hiểu về địa phương nơi mình làm việc, đồng thời phải địa phương hóa các ý tưởng chiến dịch vào những sản phẩm tiếp thị trên thị trường duy nhất. Càng thấu hiểu thị trường nơi bạn làm việc bạn sẽ càng dễ dàng gặt hái được thành công lâu dài.
Để dễ hiểu Top sẽ lấy ví dụ cho các bạn. Nếu một Agency của Singapore hay Nhật Bản có thể làm tại nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Úc, Trung Quốc, thậm chí cả Việt Nam,... thì tại châu Âu những Agency chủ yếu là những người dân bản địa làm việc trong lĩnh vực PR và chỉ một ít những chuyên gia đến từ châu Phi, Úc và Mỹ (đây chỉ nói các nước trong cùng một khu vực). Chính vì vậy mà châu Á các Agency hoạt động trong thị trường đa văn hóa nhiều hơn các Agency tại các nước châu Âu.