Ốc Sên xuất hiện nhiều ở những vùng đất ẩm, sống trên cạn. Loại Ốc Sên này thường hay cắn phá cây xanh, rau màu vào ban đêm, ban ngày thường hay lẩn kín trong các bụi rậm, bóng mát, hốc đá hoặc chui xuống lòng đất. Hãy cùng xem ngay bài viết sau đây của Toplist để có thể biết thêm chi tiết về loài Ốc Sên và các hiểm họa mà chúng có thể gây ra nhé!
Nhớt ốc sên trong làm đẹp
Thoạt nghe có vẻ kỳ lạ và hơi kinh dị, nhưng nhớt ốc sên là ‘tinh chất vàng’ đang được các chuyên gia về mỹ phẩm lăng xê. 10 điều thú vị sau sẽ cho bạn những kiến thức cơ bản về mốt làm đẹp này.
- Người Hy Lạp cổ từng dùng nhớt ốc sên trộn sữa để chữa mẩn ngứa. Loại nhớt này được biết đến rộng rãi hơn khi nông dân Chile phát hiện tiếp xúc với ốc sên giúp da họ trở nên mịn màng bất ngờ.
- Được sản xuất để bảo vệ làn da mỏng gần như trong suốt của chính ốc sên, chất nhớt này có khả năng ngăn ngừa tia UV, giữ ẩm, tránh viêm nhiễm và hư tổn cho da. Những hợp chất như axit hyaluronic, glycoprotein, proteoglycans,… trong nhớt ốc sên đều rất phổ biến ở mỹ phẩm dưỡng da.
- Nhớt ốc sên kích thích sự sản sinh collagen và elastin, giúp giữ ẩm và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Dưỡng chất này cũng giúp bảo vệ da khỏi nếp nhăn, mụn, mẩn đỏ, nám, bỏng, sẹo và mụn cóc.
- Một sản phẩm nhớt nguyên chất phải trải qua rất nhiều lần thanh lọc. Một số mỹ phẩm hiện nay có thể đạt 97% độ tinh khiết nhưng để đánh giá đúng chất lượng, bạn cần tham khảo kỹ sản phẩm từ những người đã dùng.
- Có rất nhiều loại ốc sên khác nhau nhưng nhớt dùng làm đẹp chỉ được lấy từ một vài loại, phổ biến nhất là giống Cornu Aspersum, tiền thân là sâu hại nông nghiệp.
- Tại các vườn nuôi chuyên dụng ở Pháp, Hàn Quốc, Chile...nhớt thô được sản xuất tại chỗ, đóng hộp trước khi đưa tới các phòng thí nghiệm để xử lý. Một vườn nuôi có thể đạt sản lượng vài tấn nhớt một năm.
- Khá nhiều hãng mỹ phẩm ở Hàn Quốc dùng nhớt ốc sên sản xuất từ mặt nạ, kem dưỡng, serum đến son môi. Hầu hết các sản phẩm đều không màu, không mùi và khá dễ nhận biết bởi màu sắc trung tính đặc trưng.
- Không chỉ Hàn Quốc, Thái Lan và một số các quốc gia châu Á cũng đã nhận thức tầm quan trọng của loại nhớt này. Tại Thái Lan, các spa thậm chí còn đưa ốc sên lên mặt để dưỡng da. Tuy nhiên vì vấn đề vệ sinh, đây là một phương pháp còn nhiều tranh cãi.
- Dù tiện đến đâu, nhớt ốc sên tự làm là vô cùng nguy hiểm nếu không qua các khâu kiểm nghiệm chặt chẽ. Ốc sên tìm được trong vườn nhà hay trên đường thường chứa giun sán có thể lây nhiễm dễ dàng khi tiếp xúc với da.
- Nhớt ốc sên tốt nhưng không dành cho tất cả mọi người. Để tránh dị ứng, bạn nên thử với một lượng nhỏ trong vòng 2 tuần trước khi sử dụng thường xuyên.
Ốc sên trong lĩnh vực thực phẩm
Thịt ốc sên rất giàu đạm: 11% (trong khi đó, sò chỉ có 8,8%; trai: 4,6%, hến: 4,5%), đường 6,2%, canxi 150mg%g, photpho: 71mg%g, các loại acid amin: leucin, alanin, valin, acid glutanuic, acid aspartic... Chế biến ốc sên hoa có thể theo quy mô công nghiệp hay phạm vi gia đình. Ngoài ra từ thịt ốc sên hoa, thủy phân bằng acid clohydric hoặc xút, thu được một dịch lỏng có mùi vị thơm ngon, dùng làm nước chấm, giàu đạm.
Pháp, nước giữ kỷ lục về mức tiêu thụ ốc sên hoa, khoảng 50.000-60.000 tấn một năm, trong đó thường phải nhập từ nước ngoài khoảng 2 vạn tấn. Món ốc sên hoa được ưa chuộng ở Pháp là món ốc sên chiên bơ với tỏi và mùi tây.
Còn theo một số tài liệu của Trung dược đại từ điển, Ốc Sên có các công dụng giúp thanh nhiệt và giải độc, được dùng để chữa các chứng bệnh phổ biến như phong nhiệt kinh giản, tiêu khát, viêm họng, nhọt độc, trĩ viêm loét, sa trực tràng, các vết thương do côn trùng gây ra.
Ốc sên trong y học hiện đại
Dùng nọc độc của loại ốc lợi bông (coues striatus), loại này có nhiều ở quần đảo Polinesie, có chiều dài từ 6-18cm. Nọc này đã được chú ý từ 1803 do tính đa dạng của chúng. Phòng thí nghiệm tổng hợp và nghiên cứu các chất tự nhiên có hoạt tính sinh học (Sesnab) thuộc Trường đại học La Rochelle đã phân tích nọc này, thấy chúng giống với nọc độc của bọ cạp, nhện và rắn. Xác định có 25 conopeptid (phân tử có độc tính), tác động đa dạng lên hệ thần kinh hay cơ bắp. Qua nghiên cứu tác động của nọc này thấy chúng ức chế calci rất hiệu quả, thích hợp với những bệnh phát sinh do quá thừa calci trong hệ thần kinh, cho những người mắc bệnh về cơ hay suy giảm trí nhớ (Alzheimer). Khó khăn hiện nay là khi đưa những conopeptid này vào cơ thể bệnh nhân sẽ dẫn đến hệ thần kinh không tiếp nhận một chút calci nào nữa, hậu quả dẫn đến tử vong.
Hiện nay, một số cơ sở nghiên cứu khoa học đang phân đoạn 5 conopeptid của ốc và sau đó xác định những bộ phận thụ cảm sinh lý có thể tiếp nhận những độc tố này, hy vọng từ đó có thể chế được các loại thuốc có hiệu quả.
- Từ loại ốc sên biển (conus textile), nhà thần kinh học George Milijianich (Mỹ) đã chế ra một loại thuốc giảm đau có tên là zinocotiden, được giới thiệu là công hiệu hơn morphin hàng chục lần.
- Nghiên cứu phản xạ của não người thông qua ốc sên.
Do não người có cấu tạo quá phức tạp, tạo thành một mê hồn trận các mạng neuron làm cho việc giải mã các cơ chế hoạt động của nó tốn rất nhiều thời gian, công sức, nên các nhà khoa học muốn thông qua cấu trúc não của các động vật đơn giản hơn để tìm hiểu và từ đó suy luận ra não của người. Nhiều nhóm nghiên cứu như nhóm của GS. Paul Benjamin tại Đại học Lussex (Anh), nhóm GS. Eric kendel, Đại học tổng hợp Columbia (New York - Mỹ) đã nghiên cứu hệ thần kinh trung ương của ốc sên Aplysia, chúng chỉ bao gồm có 20.000 neuron (của người hàng trăm tỷ...) và kích thước neuron này lớn gấp 1.000 lần neuron của người, hơn nữa các tế bào lại được tụ họp thành các nhóm 10 phân tử. Qua luyện tập cho ốc sên những phản xạ có điều kiện khác nhau, chứng tỏ sự tồn tại và hoạt động của trí nhớ ở chúng. Với kính hiển vi và máy móc, các nhà khoa học thu lượm được những thông tin cần thiết về những quá trình sinh hóa xảy ra trong từng tế bào ốc sên khi chúng phản ứng với các vuốt ve hay kích thích điện. Từ đó, giúp cho sự hiểu biết về hoạt động của não các sinh vật như trí nhớ là gì, hoạt động ra sao? Được xây dựng như thế nào? Kỷ niệm được lưu giữ ở đâu? Gợi lại bằng cách nào? Và yếu tố nào làm suy giảm trí nhớ? Liên hệ với người, để tìm ra biện pháp điều trị chứng suy giảm trên khi căn bệnh Alzheimer ngày càng phổ biến do tuổi thọ của người gia tăng.
Điểm đặc biệt về sinh sản
Thời gian “yêu đương” kéo rất dài (khoảng từ 10-12 giờ). Từ trong vỏ ló mình ra, chúng quấn quýt cặp đôi lấy nhau, rời ra rồi lại xoắn chặt trong cuộc ái ân triền miên, không biết mệt mỏi.
Lưỡng tính: Mỗi con đều có hai bộ phận sinh dục: đực và cái. Khi giao phối cả hai bộ phận đều hoạt động tương thích. Do đó, sau 15 ngày, cả hai đều cùng đẻ, mỗi con từ 120-150 trứng.
Ốc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Ốc sên ưa thích sống nơi gốc cây ẩm ướt. Bò chậm chạp, kỷ lục nhanh nhất thuộc về một con ốc sên vườn, ở Pháp, trong 2 phút bò được 60cm.
Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, chúng có thể ngủ trong nhiều tháng, nhưng chỉ cần một trận mưa rào (thường vào mùa xuân), chúng bừng tỉnh và hoạt động bình thường. Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có 2 mắt ở 2 đỉnh râu... Họ ốc sên (Achatinidae) có nhiều loại, phổ biến là ốc sên hoa (Achatinafulica). Loại này, khoảng 2 năm tuổi, trọng lượng trung bình một con có thể đạt từ 50-60g, cá biệt: 140g. Ốc sên lớn nhất là loài Achatine Achatina, có ở châu Phi, con lớn nhất có chiều dài từ râu đến đuôi: 39cm, nặng 900g.
Loài ốc sên vỏ siêu cứng
Crysomallon squamiferum, tên thường gọi là ốc sên chân vảy, thường sống ở độ sâu khoảng 2.400 m so với bề mặt đại dương. Loài ốc sên này có vỏ siêu cứng được làm cấu tạo từ 3 lớp, giúp chúng chịu được những tác động mạnh và tránh sự tấn công của kẻ thù, trong đó lớp ngoài cùng cấu tạo từ sắt sunfua và lớp xốp giữa có chức năng giảm sốc. Cấu tạo lớp vỏ tinh vi của loài ốc sên tạo cảm hứng nghiên cứu cho các nhà khoa học để áp dụng thiết kế các loại áo giáp trong quân đội.
Đây là một loài ốc sên thủy nhiệt thuộc họ động vật thân mềm sống dưới đáy biển sâu. Môi trường sống khắc nghiệt đã khiến ốc phải tự thích nghi bằng một bộ áo giáp độc đáo. Đây là loài sinh vật duy nhất trên Trái đất được biết đến với khả năng sử dụng sắt trong chính bộ vỏ của mình để làm lớp bảo vệ, mỗi lớp trong chiếc vỏ dày của ốc đều có vai trò quan trọng đóng góp vào sự hiệu quả về mặt phòng ngự của ốc. Đó chính là một chiếc vỏ gồm ba lớp.
- Lớp ngoài cùng dày khoảng 30 micromet, được làm bằng sulfide sắt. Lớp này có thể vỡ khi bị va đập nhưng đó cũng là cách để ốc hấp thụ năng lượng, đồng thời làm nản lòng bất cứ kẻ thù nào muốn tấn công nó.
- Lớp giữa là sừng hữu cơ, tương tự như lớp phủ bằng protein mỏng ở trên các loại vỏ ốc khác. Đây cũng là lớp dày nhất trong ba lớp và cũng là dày nhất (khoảng 150 micromet), có tác dụng như một tấm đệm hữu cơ giảm thiểu cơn đau cho ốc.
- Lớp trong cùng là aragonite là một dạng calci carbonat thường được tìm thấy trong vỏ của nhiều loài động vật thân mềm và san hô khác nhau.
Có thể thấy, loài ốc sên này có vỏ siêu cứng được làm cấu tạo từ 3 lớp, giúp chúng chịu được những tác động mạnh và tránh sự tấn công của kẻ thù, trong đó lớp ngoài cùng cấu tạo từ sắt sulfide và lớp xốp giữa có chức năng giảm sốc. Cấu tạo lớp vỏ tinh vi của loài ốc sên tạo cảm hứng nghiên cứu cho các nhà khoa học để áp dụng thiết kế các loại áo giáp trong quân đội.
Ốc sên làm thế nào để giữ chiếc vỏ to đùng trên lưng?
Để trả lời cho câu hỏi “Ốc sên làm thế nào để giữ chiếc vỏ to đùng trên lưng?” thì dưới đây là một hình ảnh giải phẫu chi tiết của ốc sên.
Từ bức ảnh trên, bạn có thể thấy cấu trúc bên trong của một con ốc sên, chiếc vỏ chứa đầy cơ quan quan trọng và các bộ phận cơ thể của nó. Những con ốc sên được nở ra từ trứng, sau đó chúng sẽ bắt đầu ăn vỏ trứng của chính mình như một nguồn canxi dồi dào, lượng canxi này đóng vai trò là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể hình thành nên lớp bộ phận cứng như xương, hoặc trong trường hợp này chính là chiếc vỏ của ốc sên.
Trong suốt vòng đời của ốc sên, nó sẽ phát triển các mô mềm dần dần trở nên cứng hơn và phát triển chiếc vỏ của mình. Vỏ của ốc sên phát triển theo thời gian cũng giống như quá trình phát triển xương ở con người chúng ta vậy.
Vỏ ốc sên không chỉ là một căn nhà trống rỗng, nó còn là một bộ phận cơ thể vô cùng quan trọng không thể thiếu của loài động vật này. Không giống như ốc mượn hồn, loài chuyên thích nghi với điều kiện cuộc sống bằng cách đi tìm sự bảo vệ thông qua việc nhặt nhạnh vỏ của những loài động vật đã chết khác, ốc sên là một phần của vỏ và ngược lại.
Những tác hại khi ăn Ốc Sên
Tuyệt đối không được sử dụng Ốc Sên để ăn sống, ăn tái, nấu chưa chín kỹ hoặc nấu chín nguyên con không qua sơ chế với muối hoặc các loại thuốc khử trùng. Hãy vệ sinh sạch sẽ đối với Ốc, Sò tự nhiên. Cần vệ sinh môi trường, diệt ký sinh trùng, diệt ốc sên, ốc bươu… ở khu dân cư sinh sống, để cắt đứt vòng đời sinh học của giun tròn A.cantonensis và phòng tránh nguy cơ gây mắc bệnh cho người.
Khi ăn món ăn này có thể gây ra các biểu hiện mờ mắt, mù mắt, cứng gáy, rối loạn tim mạch, khó thở, có khi liệt thần kinh trung ương khiến liệt một hoặc 2 chi dưới, rối loạn tâm thần, rối loạn ý thức, hôn mê và tử vong. Người ăn Ốc Sên nhiều có thể bị viêm phổi nặng, xuất huyết và xuất huyết đường hô hấp… Chính vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thực phẩm này.
Hiện tại thì vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun Acantonensis, kể cả các thuốc chống giun sán. Còn theo báo cáo tại hơn 30 quốc gia trên thế giới năm 2000 có hơn hơn 3.500 trường hợp viêm màng não, làm tăng bạch cầu do ký sinh trùng giun Acantonensis này.
Hiểm họa khi dùng Ốc Sên làm món ăn
Loài ốc sên biển có độc nhưng hầu hết ốc sên sống trên cạn thì không có độc. Nếu bạn bị ngộ độc sau khi ăn chúng, chắn hẳn là bạn không chế biến đúng cách. Loài ốc nón dưới biển là một trong những sinh vật gây nguy hiểm tới tính mạng nhất trên thế giới. Với chỉ một vết cắn, bạn cũng có thể tử vong.
Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng kinh tế của loài ốc này, thời gian qua đã có nhiều người âm thầm gây nuôi chúng để lấy chất dãi bán cho những ai có nhu cầu làm món ăn, làm kem dưỡng da, làm thuốc chữa bệnh… Chuyện mới nghe cứ tưởng tin đồn nhảm nhưng kỳ thực đang diễn ra âm ỉ và có dấu hiệu bùng nổ. Điều này mở ra mối họa khôn lường cho không chỉ sức khỏe và tính mạng của con người mà còn gây nguy nan cho môi trường sinh thái…
Cục an toàn thực phẩm vừa đưa ra khuyến cáo với người dân cảnh báo nguy cơ mắc bệnh do sử dụng Ốc Sên tự nhiên để làm thức ăn. Ký sinh trùng trong chúng khi vào cơ thể của con người thường tấn công lên não gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương làm rối loạn tâm thần, viêm màng não, chảy máu não,…
Tập tính của ốc sên
Hầu hết các loài ốc trên cạn đều là loài ăn cỏ hoặc ăn tạp, chỉ có một số loài chủ yếu là săn mồi. Trong khẩu phần ăn của ốc sên, thực vật là thức ăn chủ đạo, sau đó là nấm, vật chất động vật và đất, mặc dù những ưu tiên này được suy ra từ các nghiên cứu về ốc sên lớn hơn và sên chủ yếu đến từ Châu Âu. Ngay cả trong một loài, khẩu phần ăn của ốc sên rất khác nhau, vì động vật tận dụng các loại thức ăn có sẵn trong khoảng cách bò. Không giống như hầu hết các động vật ăn cỏ không xương sống có thể là thức ăn chuyên dụng, bao gồm nhiều loại côn trùng, hầu hết các loài ốc sên trên cạn là những nhà tổng quát, lấy mẫu và đánh giá nhiều loại thức ăn trên đường đi của chúng.
Ốc sên trên cạn thường hoạt động mạnh nhất vào ban đêm và khi thời tiết ẩm ướt vì khi bò lên cần chất nhầy, phần lớn là nước, và không khí ẩm sẽ giảm thiểu sự bốc hơi nước. Sau khi hoạt động, ốc sên tìm thức ăn bằng cách sử dụng các thụ thể hóa học trên bốn xúc tu của chúng, giống như động vật có vú sử dụng mũi. Một loài Pennsylvanian, đĩa lửa (Anguispira Alternata), đã học cách đi vòng quanh hàng rào để tìm thức ăn mà nó có thể ngửi thấy.
Nếu bạn quan sát một số loài ốc sên trên cạn lớn hơn, khi một con ốc sên đang di chuyển, nó thường có các xúc tu phía trên của nó mở rộng hoàn toàn, đôi khi vẫy tay, để cảm nhận các gradient hóa học trong không khí. Khi tiếp cận thức ăn, các xúc tu nhỏ bên dưới hoạt động nhiều hơn, thường cong xuống hoặc chạm vào thức ăn. Ốc sên cũng sẽ chạm vào thức ăn bằng miệng và chân của chúng, sau đó bắt đầu ngấu nghiến miếng radula trong miệng.
Loài ốc sên kỳ lạ bơi như bướm dưới đại dương
Ai cũng biết bơi bướm là một trong những kĩ năng bơi khó nhất, nhưng một loài ốc sên biển lại là bậc thầy trong lĩnh vực này.
Loài ốc sên Limacina helicinia được tìm thấy khi đang bơi qua làn nước băng giá Bắc Cực uyển chuyển như bướm trên mặt đất. Loài ốc sên này, được biết đến với cái tên "những con bướm của biển cả", sử dụng những cái cánh thịt vươn ra từ vỏ của mình để quạt nước. Tuy vậy, cách thức di chuyển chính xác của chúng đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Khi sử dụng những chiếc máy ảnh tốc độ cao, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra kĩ thuật bơi bí mật của chúng. Đó chính là chuyển động hình số 8 giống với loài bướm trên mặt đất.
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Georgia đã xây dựng một chiếc bồn đặc biệt để quay lại loài sinh vật đặc biệt này. David Murphy, trưởng nhóm nghiên cứu đã chia sẻ với tờ Journal of Experimental Biology, "đa số các loài động vật phù du đều di chuyển với một kĩ thuật giống như chèo thuyền".
Với sự trợ giúp của chiếc bồn và các loại máy quay tối tân, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra bí mật trong kĩ thuật uyển chuyển của loài ốc sên này. Cả nhóm đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra rằng chuyển động đập cánh theo hình số 8 của ốc sên biển nhằm tạo ra xung lực trong nước giống hệt như loài bướm. Con ốc sên sẽ đập đầu cánh vào với nhau trước khi tách chúng ra để đẩy mình về phía trước, tạo ra những xoáy nước nhỏ quanh mình.
Ốc sên trong y học cổ truyền
Bộ phận dùng làm thuốc là thịt và nhớt của ốc sên hoa. Thuốc từ ốc sên có tên là oa ngưu, vị mặn, tính hàn, trơn nhày, có tác dụng: bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt. Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc: giã nát 1-2 con ốc sên hoa, thêm ít nước, phết lên giấy, để chừa một lỗ nhỏ, đắp chữa mụn, lở mọc ở da mặt.
Dùng thịt ốc sên hoa (2 con), nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với măng tre (50g) đã giã nát, ép lấy nước cốt. Uống 1-2 lần/ngày để chữa hen suyễn, thấp khớp. Có thể làm dạng viên ngậm: gồm thịt ốc sên hoa ô mai, lượng hai thứ bằng nhau, dùng trong cổ họng sưng đau, khó nuốt.
Dùng nhớt ốc sên hoa (đó là lớp chất nhày bao bọc toàn thân ốc sên trong vỏ cứng) để chữa vết cắn, do chất nhày này có tính kiềm nên trung hòa chất acid của nọc rết, làm dễ chịu, giảm đau nhức.
Ốc sên tự phát sáng
Loài ốc sên Clusterwink có màu xanh vàng được tìm thấy ở Australia. Loài ốc sên này có khả năng đặc biệt đó là tự phát ra một loại ánh sáng xanh khi bị quấy rầy bởi các tác động bên ngoài. Đến nay, khả năng phát sáng của ốc sên Clusterwink vẫn còn là một bí ẩn với các nhà khoa học. Họ giả định rằng đây có thể là công cụ giúp chúng báo động, liên lạc với đồng loại hay gây sợ hãi cho kẻ thù.
Ốc sên Clusterwink xuất hiện nhiều ở những vùng đất ẩm, sống trên cạn. Loại Ốc Sên này thường hay cắn phá cây xanh, rau màu vào ban đêm, ban ngày thường hay lẩn kín trong các bụi rậm, bóng mát, hốc đá hoặc chui xuống lòng đất. Tuổi thọ của ốc sên phụ thuộc vào từng loài và môi trường mà chúng sinh sống. Một số loài chỉ sống được 5 năm nhưng có loài có thể sống lâu tới 25 năm, hầu hết chúng sống trên cạn thì không có độc.
Chất nhớt giúp ốc sên di chuyển nhanh hơn nhờ việc giảm ma sát, thường di chuyển theo đường đi có chất nhớt mà con khác tiết ra. Ốc sên hầu như bị mù và chúng không có khả năng nghe nhưng khứu giác của chúng rất phát triển, chúng có thể đánh hơi thấy mùi thức ăn ở cách xa vài mét.
Về mặt y học, loài ốc này đã được các nhà thuốc đông y sử dụng với tính vị mặn hàn, có nhiều lợi ích trong việc bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chống co thắt.
Những loài ốc sên có độc
Ampullariidae, thường được gọi là ốc sên táo, là một trong những loài có chất độc mạnh. Trong trứng của loài ốc sên này có hai loại độc đặc biệt là antinutritive và antidigestive, khiến đối tượng ăn phải trứng bị rối loạn tiêu hóa và không thể hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết khi ăn uống. Chất độc trong trứng của ốc sên táo có chứa trong thực vật hoặc do vi khuẩn tạo ra, còn trong thế giới động vật, chúng là loài duy duy nhất chứa chất độc này.
Ốc sên nón sở hữu vũ khí lợi hại là chiếc răng có hình dáng như một cây lao để săn mồi. Khi một con mồi bơi lại gần, ốc sên nón sẽ mở rộng phần vòi nhỏ và phóng chất độc. Sau khi bắn trúng, ốc sên nón sử dụng "cây lao" để kéo con mồi. Loài sên này có thể bắn "cây lao" chứa nọc độc vào mồi với tốc độ 400km/h.
Ốc sên Lymnaea pereger là loài động vật chân bụng sống phổ biến trong các hồ nước ở Anh, có khả năng đặc biệt thích ứng với môi trường sinh sống. Các nghiên cứu cho thấy khi loài ốc sên này sống chung với cá, chúng có khả năng thay đổi màu sắc và thậm chí cả vỏ cứng từ dạng xoắn ốc sang dạng tròn nhằm đối phó với kẻ thù.
Thông tin mô tả
Ốc sên thường sống ở những nơi ẩm ướt. Vào mùa hè nóng bức, nó co mình trong vỏ để tránh nóng và ngủ. Khi đó, nó tiết ra một chất dính, bịt kín miệng ốc. Đến mùa thu mát mẻ, chúng thức dậy, kiếm ăn.
Cuối thu se lạnh, nó bắt đầu dọn nhà đến khe đá, ngách tường, vùi mình trong đất, cũng lại tiết ra chất dính đóng kín cửa nhà, chống lại thời tiết giá lạnh và ngủ đông đến tận tháng 2. Ốc sên nhịn đói rất giỏi. Thí nghiệm cho thấy, nó có thể nhịn đói tới 4 năm mà vẫn sống.
Ốc sên là động vật thân mềm, thuộc họ chân bụng. Vì dưới chân có tuyến dịch, khi di chuyển, nó tiết ra chất dính, vẫn thường để lại dấu vết. Mùa sinh sản của ốc sên là mùa xuân. Nó đẻ trứng thành nhiều lần. Ốc sên con vừa ra đời đã có thể tự kiếm ăn. Thức ăn chính của nó là rau cỏ, rễ cây, mầm non, quả chín. Bởi vậy, nó là loài động vật gây hại cho mùa màng.
Theo các nhà khoa học, có tới 25.000 loại ốc sên, phân bố khắp thế giới. Thịt của một số loài ốc to rất ngon, có thể chế biến nhiều món ăn. Do đó, nhiều nơi đã nuôi ốc sên để làm thực phẩm.