Tôm là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm. Dưới đây là những thông tin thú vị nhất về loài tôm.
Loài tôm súng lục có thể lao đi với tốc độ 97km/h
Tôm súng lục (còn được gọi với cái tên khác là Tôm gõ mõ) có tên khoa học là Alpheidae. Chúng có kích thước không quá lớn - dài khoảng 3 - 5cm. Trông Alpheidae không khác gì các loài tôm bình thường, ngoại trừ một đặc điểm cực nổi bật - đó là đôi càng "chiếc to chiếc bé". Chiếc càng to lớn hơn càng bé rất nhiều lần và không có dạng kìm nhọn ở đầu càng như bình thường. Thay vào đó, đầu càng khá tù và được chia làm 2 bộ phận: một nửa càng dưới cố định, còn nửa trên có thể di động, tạo thành một góc vuông với nửa dưới.
Nhìn cấu tạo có phần "mỏng manh" nhưng chính cấu tạo như vậy đã giúp loài tôm này hình thành nên một vũ khí vô cùng đặc biệt: một khẩu súng âm thanh chết người. Loài tôm súng lục săn mồi bằng cách dùng càng tạo ra một phát đạn bong bóng có thể giết chết đối phương. Chúng tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80kPa ở khoảng cách 4cm từ chiếc càng lớn. Bóng khí này khi rời khỏi càng của nó lao đi với tốc độ 97km/h và tạo ra tiếng nổ lên đến 218 dexibel.
Tốc độ để tôm súng lục thực hiện cú kẹp càng như vậy chỉ trong vỏn vẹn 1/100 giây. Chưa hết, các bong bóng khí khi vỡ ra cũng cho nhiệt độ lên tới 4.700 độ C - một thứ vũ khí quá kinh khủng. Không chỉ tạo ra cú bắn như súng lục, loài tôm này còn đứng đầu danh sách những loài động vật tạo ra âm thanh lớn nhất trong tự nhiên.
Tiếng kêu lách cách của cá nhà táng là âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi một loài động vật, khi có thể đạt tới 230 decibels (dB). Nhưng nếu xét theo tỷ lệ kích thước, danh hiệu "sinh vật ồn ào nhất hành tinh" phải thuộc về loài tôm gõ mõ Alpheus bellulus sinh sống ở vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.
Loài động vật giáp xác này chỉ dài 4 - 5 cm và nặng khoảng 50 g, nhưng có thể phát ra âm thanh lên tới 200 dB, lớn hơn cả tiếng nổ của động cơ phản lực hay súng trường loại mạnh nghe từ khoảng cách một mét. Bí mật nằm ở chiếc càng lớn, chiếm quá nửa chiều dài cơ thể của chúng.
Giống như hầu hết các loài tôm gõ mõ, Alpheus bellulus sở hữu cặp càng bất đối xứng, trong đó, chiếc càng lớn đóng vai trò như "vũ khí siêu thanh" dùng để săn mồi. Bằng cách khép càng ở tốc độ cực cao (chưa đến một mili giây), nó tạo ra bong bóng khí di chuyển hơn 100 km mỗi giờ về phía trước, kèm theo một tiếng nổ lớn. Sóng xung kích sinh ra có thể làm choáng váng những con tôm và cá nhỏ trong phạm vi 2m.
Các loài tôm gõ mõ nói chung được xem là một trong những nguồn gây tiếng ồn lớn nhất dưới đại dương. Khi tụ tập thành bầy lớn, chúng có thể gây nhiễu loạn sóng âm, cản trở các thiết bị giao tiếp ngầm.
Vì sao con tôm phải lột xác nhiều lần?
Không chỉ ấu trùng tôm mà cả con trưởng thành cũng qua nhiều lần lột xác (tôm lột). Sự lột xác có ý nghĩa giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể. Đối với tôm sự lột xác ở giai đoạn tôm còn nhỏ diễn ra nhiều lần mỗi lần cách nhau một thời gian ngắn, khi tôm lớn dần thời gian lột xác giữa các lần sẽ lâu hơn.
Tôm lột xác: lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau, tôm rút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể, đối với những con tôm khỏe thì sự lột xác rất nhanh chỉ cần 5-7 phút. Lớp vỏ mới sẽ cứng lại sau 1-2 ngày đối với tôm lớn và 1-2h đối với tôm nhỏ. Tùy theo từng loài tôm sẽ có chu kỳ lột xác khác nhau:
- Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng: Trong giai đoạn ấu trùng, khi nhiệt độ nước khoảng 28℃, khoảng 30 ~ 40 tiếng sẽ lột vỏ một lần. Tôm lớn khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần.
- Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh: từ khi nở thành ấu trùng, phát triển thành tôm bột tôm có 11 lần lột xác, từ tôm bột đến 2 gam: 2-8 ngày lột vỏ một lần, sau đó chu kỳ lột vỏ lâu hơn lên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm:
- Các yếu tố môi trường:
- Độ pH: Là yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, độ pH của nước ở mức 7.5 – 8.0 rất thích hợp cho quá trình lột xác của tôm.
- Oxy hòa tan: Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước ở mức 4-6mg/L sẽ giúp cho tôm lột xác dễ dàng, tôm cần hàm lượng Oxy gấp đôi trong quá trình lột xác, vì thế cần tăng cường quạt nước, sục khí trong ao đảm bảo cung cấp đủ Oxy hòa tan.
- Độ kiềm: Độ kiềm quá thấp hoặc quá cao cũng làm tôm khó lột xác, tôm dễ dàng lột xác khi độ kiềm ở mức 80 – 120mg CaCO3/L.
- Độ mặn: Ao có độ mặn thấp tôm sẽ rất khó lột vỏ, lâu cứng vỏ.
- Các yếu tố dinh dưỡng:
- Dinh dưỡng rất quan trọng cho quá trình lột xác của tôm, để tôm lột xác cần cho ăn đủ thức ăn có hàm lượng đạm tổng số 32-45%. Tránh các loại thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thiếu các khoáng chất cần thiết và dinh dưỡng cho tôm.
- Khoáng chất được tôm hấp thụ từ thức ăn và nước, nên tôm lột vỏ và nhanh cứng hay không là nhờ có đủ khoáng chất. Nếu thức ăn và ao nuôi thiếu khoáng tôm sẽ khó lột, khi lột cũng sẽ bị mềm vỏ, lâu cứng vỏ, dễ dàng bị vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công gây bệnh.
Đuôi cho phép tôm bơi ngược
Phần bụng tôm, chứa chủ yếu là cơ bắp - tức là chứa chủ yếu phần thịt khai thác được trong thực phẩm cho con người, có sáu đốt. Mỗi đốt có vỏ bọc, lồng lên nhau, và các vỏ bọc này mỏng và mềm hơn phần vỏ giáp, đôi khi có thể trong suốt. Năm đốt đầu có các cặp chân bơi, tên khoa học là pleopod, có hình dạng như mái chèo, dùng khi tôm bơi theo chiều xuôi. Một số loài tôm dùng pleopod để chăm sóc trứng. Một số loài khác có thêm mang ở pleopod, hỗ trợ hô hấp.
Tôm đực ở một số loài dùng một hoặc hai cặp pleopod đầu để đưa tinh trùng vào tôm cái. Đốt thứ sáu có chân đuôi, được gọi bằng tên khoa học là uropod. Đuôi cho phép tôm bơi ngược khi cảm thấy bị nguy hiểm, và khi tôm bơi theo chiều xuôi thì đuôi có chức năng dẫn hướng như bánh lái.
Tôm là từ chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ (ốc mượn hồn). Hoạt hình mô tả cách bơi ngược mà nhiều loài tôm có thể sử dụng trong một số trường hợp thoát hiểm.
Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm.
Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao.
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Các nhà khoa học vừa mới tìm thấy một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C.
Trước giờ, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mọi thực phẩm chỉ cần qua nhiệt độ 100 độ C là đảm bảo chín và an toàn. Ấy vậy nhưng thế giới muôn màu, có rất nhiều điều bất ngờ vẫn đang ẩn chứa. Điển hình nhất chính là loài tôm "cứng đầu" có tên là tôm mù rimicaris hybisae - một "dũng sĩ" thách thức khả năng của các đầu bếp.
Đến nay, chưa từng có tài liệu nào nhắc đến việc chế biến món tôm này. Nguyên nhân vô cùng bất ngờ, đó là bởi loài tôm này không bị chết ở nhiệt độ 100 độ C, thậm chí đến 450 độ C chúng vẫn có thể sống và bò lổm ngổm.
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới. Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000m, trong một khe nứt dưới đáy biển nơi có một ngọn núi lửa được biết tới với tên gọi là "Khói đen" vẫn đang phun các dòng nước nóng vào đại dương.
Loài tôm này được phát hiện vào khoảng năm 2012 tại vùng núi lửa sâu nhất dưới đáy biển Caribbean - nơi được coi là "nóng nhất hành tinh". Chúng có tên là tôm mù rimicaris hybisae do không có mắt để phù hợp với quá trình tiến hóa và môi trường sống khắc nghiệt dưới đáy biển. Thay vào đó, loài tôm này cảm thụ ánh sáng qua cơ quan trên lưng giúp điều hướng.
Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt, những con tôm được đặt tên là Rimicaris hybisae vẫn sống thành từng đàn lên đến 2.000 con/m2 xung quanh miệng núi lửa cao 6m với vô số các lỗ thông hơi. Các lỗ thông hơi này thường phun các chất lỏng nóng, nhiều đồng vào trong lòng đại dương. Các nhà khoa học không đo được nhiệt độ chính xác ở các lỗ thông hơi, nhưng theo ước tính của họ, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.
Loài tôm bác sĩ lau dọn ký sinh trùng
Loài tôm bác sĩ có màu sắc khá rực rỡ, chúng sống khỏe mạnh nếu được tập thích nghi từ từ. Bên cạnh đó, việc lột xác định kỳ sẽ giúp tôm bác sĩ thích nghi tốt hơn với điều kiện sống.
Tôm Skunk Cleaner – tôm bác sĩ có lẽ là một trong những loài tôm lau dọn hiếm nhất, chúng sẽ lập một nhà ga làm sạch ở đầu khu vực đá sống hoặc phát sóng ăng-ten qua những chiếc râu để một con cá lớn dừng lại rồi chúng sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ lau dọn của mình. Thực chất chúng đang lau dọn ký sinh trùng và những lớp mô chết. Chúng sẽ thăm dò khắp cơ thể con cá, mang cá và đôi khi cả trong miệng của con cá để loại bỏ ký sinh trùng và mô chết.
Chúng sẽ sống tốt nếu bạn muốn nuôi vài con nhưng hãy tránh nuôi chúng cùng với các loài cá có tính cạnh tranh cao hơn như: Hawkfish, cá sư tử hay cá Trigger bởi những con này có thể chén gọn chúng.
Loài tôm bác sĩ có màu sắc khá rực rỡ, chúng sống khỏe mạnh nếu được tập thích nghi từ từ. Bên cạnh đó, việc lột xác định kỳ sẽ giúp tôm bác sĩ thích nghi tốt hơn với điều kiện sống. Chúng sẽ sống tốt nếu muốn nuôi vài con nhưng hãy tránh nuôi chúng cùng với các loài cá có tính cạnh tranh cao hơn như: Hawkfish, cá sư tử hay cá Trigger bởi những con này có thể đớp gọn chúng.
Tôm Hùm Mỹ – loài giáp xác nặng nhất thế giới
Tôm hùm Mỹ là loài động vật thuộc Ngành Chân Khớp, không có xương sống nhưng có một bộ giáp xác bên ngoài bao bọc cơ thể (bộ “xương” vĩnh viễn). Loài động vật thuộc Bộ Mười chân này xuất hiện dọc bờ biển Đại Tây Dương Bắc Mỹ. Tôm hùm Mỹ có mà unâu kèm gai màu đỏ, xanh lá cây. Thân hình đặc biệt với “tám cẳng. hai càng”, cặp càng lớn mạnh mẽ, cùng đôi râu dài. Một cá thể tôm hùm trưởng thành có thể dài 65 cm cùng trọng lượng trên dưới 20 kg.
Tôm hùm Mỹ là một trong số hàng trăm loài tôm được phép đánh bắt thương mại. Tuy nhiên đây là loài động vật giáp xác có sức hút lớn trên thế giới, tạo ra ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ Đô la, sản lượng khoảng 200,000 tấn/năm trên toàn thế giới. Bên cạnh Tôm hùm Mỹ thì loài Tôm hùm châu Âu (Homarus gammarus) cũng khá nổi tiếng, chúng đều sống hai bên bờ Bắc Đại Tây Dương.
Tôm hùm là loài giáp xác mười chân có quan hệ mật thiết với tôm, cua. Tôm hùm phát triển chủ yếu trong môi trường nước đá lạnh ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ, Chúng được tìm thấy ở hầu hết các đại dương trên thế giới, cả môi trường nước lợ và nước ngọt. Chúng có thị lực rất kém nên đã phát triển mạnh về xúc giác, vị giác và mùi. Thức ăn chủ yếu của Tôm hùm là cá, nhuyễn thể, đôi khi là tảo và một số loài thực vật khác.
Là loài động vật thuộc phân Ngành động vật giáp xác, vì vậy chúng giữ khả năng sinh sản giống các loài Tôm khác, cá thể tôm hùm cái sẽ mang trứng dưới bụng trong vòng 1 năm trước khi thả xuống nước. Sau đó, con non sẽ phát triển dưới dạng ấu trùng ở tầng đáy và cũng kết thúc vòng đời tại đây. Chúng sống trong các hố tự đào, ở các khe đá hoặc ẩn trong bãi rong biển. Tôm hùm cũng cần đổi vỏ của mình để phát triển, chính vì thế một số cá thể có khả năng sống trên 50 tuổi, luôn phát triển liên tục trong suốt quãng đời của chúng.Tôm hùm Mỹ trở thành thức ăn.
Tôm hùm không phải lúc nào cũng trở thành thức ăn. Trong thế kỷ XVII-XVIII ở Mỹ, Tôm hùm xuất hiện khá nhiều ở vùng đông bắc, và được ngư dân ở đây bắt và chế biến làm phân bón. Số lượng tôm hùm lớn đến nỗi, một đạo luật về cấm người dân nuôi tôm hùm được đưa ra. Tuy nhiên tới thế kỷ XIX và XX, cơ sở hạ tầng, giao thông của Mỹ được nâng cấp đáng kể, người ta đã mang tôm hùm tới các vùng đô thị ở xa, từ đó tôm hùm dần trở thành món ăn thượng lưu trên toàn lãnh thổ Mỹ.
Dinh dưỡng và chế biến
Dinh dưỡng: Tôm có calci chủ yếu từ thịt, chân và càng rất có lợi cho xương, đặc biệt là trẻ em.Tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, những axit béo này mang lại nhiều lợi ích cho não và tăng cường phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh.Tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Do vậy, đưa tôm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là việc làm quan trọng đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú và người đang trong độ tuổi sinh sản. Vỏ tôm tuy chứa ít nhưng cũng đủ để phát triển dĩnh dưỡng cho trẻ thiếu sắt và calci.
Chế biến: Tôm sau khi luộc sẽ có màu đỏ. Đó là do trong vỏ của tôm có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid
gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm (astaxanthin cũng chính là sắc tố tạo nên màu sắc đặc trưng của cá hồi). Bình thường khi tôm còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein (beta-crustacyanin) khác nên tôm có màu xanh đen. Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như vậy.
Không nên chế biến tôm cùng bí đỏ vì bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn, có các công dụng như bổ thận tráng dương, bổ khí kiệm vị, tiêu đờm,chống ung thư và các công dụng khác; nếu kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính và hương vị này với nhau, sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ (là một chứng bệnh nguy hiểm hơn cả bệnh tiêu chảy), có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người.
Vì sao tôm biến thành màu đỏ khi được nấu chín?
Tôm thường có màu xanh lục nhưng khi được nấu chín, hoặc làm nóng (hấp, chiên) cơ thể chúng lại chuyển sang màu đỏ tươi. Vì sao có sự chuyển đổi màu sắc ấn tượng này? Anita Kim, một nhà khoa học tại Thủy cung New England ở Boston (Mỹ) cho biết, tôm thường sinh sống ở khu vực có đá hoặc bùn. Chúng dựa vào sắc tố màu xanh đặc trưng trên cơ thể để hòa vào môi trường, tránh sự truy đuổi của những kẻ thù như cá tuyết.
Tuy nhiên, khi được làm nóng, đun nấu, ngay lập tức màu xanh đặc trưng cả nó chuyển thành màu đỏ tươi lạ. Vì sao tôm biến thành màu đỏ khi được nấu chín? Đằng sau câu hỏi có vẻ đơn giản này thực ra có nhiều điều rất thú vị. Qua hơn một thế kỷ, người ta đã tìm ra rằng, hai phân tử trong cơ thể tôm chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi đặc biệt này. Đầu tiên là do protein có tên là crustacyanin và một caroten (một sắc tố chịu trách nhiệm cho màu sắc đỏ, vàng và cam) được gọi là astaxanthin.
Khi astaxanthin tự do, nó có màu đỏ. Đáng chú ý, tôm không thể tự sản xuất astaxanthin mà chất này chúng có được do chế độ ăn uống. Khi liên kết với crustacyanin, chất astaxanthin chuyển sang màu xanh. Mãi đến năm 2002, các nhà nghiên cứu mới phát hiện thêm rằng, protein crustacyanin làm thay đổi màu sắc của sắc tố astaxanthin bằng cách xoắn phân tử và thay đổi cách nó phản xạ với ánh sáng.
Do đó, khi tôm được làm nóng đến nhiệt độ cao (nướng hoặc hấp), crustacyanin sẽ loại bỏ astaxanthin, cho phép sắc tố không bị biến đổi và hiển thị màu sắc thật của nó. Khi đó, các phân tử crustacyanin mất hình dạng và tổ chức lại theo những cách khác nhau. Chính sự thay đổi vật lý về hình dạng của protein có ảnh hưởng rõ rệt đến màu sắc của tôm.
Giải phẫu cơ thể của tôm
Cơ thể của tôm, nhìn từ bề ngoài có thể được phân chia thành hai phần: phần thứ nhất là đầu và ngực hợp nhất thành phần đầu ngực (tên khoa học là cephalothorax), và phần thứ hai là phần bụng dài hẹp.
Toàn bộ cơ thể của tôm được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin cứng, trong đó phần vỏ ở phần đầu ngực, được gọi là vỏ giáp hay mai (tên khoa học là carapace), thường là cứng và dày hơn ở các phần khác. Vỏ giáp thường bao bọc cho mang và phần lớn các cơ quan nội tạng của tôm. Nước thường xuyên được bơm chảy qua mang nhờ vào chuyển động của các chân miệng. Một mũi nhọn và cứng, có thể có nhiều gai sắc, nhô ra ở phần đầu của mai, gọi là chủy, được dùng để tấn công hoặc phòng thủ, và cũng có thể giúp tôm giữ thăng bằng khi bơi ngược. Hai mắt lồi nhô ra từ mai, ở hai bên chủy. Chúng là mắt kép, có trường nhìn toàn cảnh và có khả năng nhận biết tốt các chuyển động xung quanh; tuy nhiên một số loài tôm mù không có thị lực phát triển do thích ứng với môi trường sống chui dưới bùn.
Hai cặp ăng ten cũng nhô ra từ phía đầu vỏ giáp. Một trong hai cặp này rất dài, có thể dài gấp đôi chiều dài của thân tôm, và cặp còn lại ngắn. Các ăng ten có cảm biến xúc giác, khứu giác và vị giác. Các ăng ten dài giúp tôm định hướng trong môi trường, còn các ăng ten ngắn giúp đánh giá mức độ phù hợp của thức ăn hoặc con mồi.
Có tám cặp chân mọc ra từ phần đầu ngực. Ba cặp đầu, tên khoa học maxilliped, là các chân hàm, để đưa thức ăn vào trong miệng và bơm nước qua mang. Ở loài crangon crangon, cặp chân đầu, maxillula, bơm nước qua khoang mang. Năm cặp còn lại, tên khoa học là pereiopod, tạo thành 10 chân bò của tôm. Ở loài crangon crangon, hai cặp chân bò đầu có càng để cắp thức ăn và đưa thức ăn vào miệng, hoặc dùng để chiến đấu hay tự vệ sinh; còn ba cặp sau, dài và mảnh, để bò hoặc đậu
Tôm bọ ngựa sống bí mật, đơn độc và không thích "ngoại tình"
Chẳng biết kẻ săn mồi nguy hiểm này có kế hoạch sống như thế nào, nhưng chúng sống rất bí ẩn và có phần đơn độc. Tôm tít công dành phần lớn cuộc đời để sống trong hang hốc của mình. Hơn nữa, chúng cũng không thích "ngoại tình" khi nhiều loài trong số chúng có thể kết đôi với bạn tình và gắn bó với nhau suốt đời. Quãng đời ấy có thể kéo dài không quá 5 năm.
Nói về cách chúng tồn tại, tôm bọ ngựa công có thể được coi là một cỗ máy săn mồi tàn nhẫn. Chúng thích luồn lách và tập kích bất ngờ. Đặc biệt, chúng vô cùng quyết tâm và cố chấp khi săn mồi, khi tấn công không thành, chúng sẽ truy đuổi đến khi nào bắt được con mồi thì thôi.
Tôm bọ ngựa thích ăn động vật nhuyễn thể và giáp xác có kích thước nhỏ. Có hơn một lý do khiến tôm bọ ngựa trở thành "chiến thần" săn mồi chuyên nghiệp dưới đại dương. Nào phải bắt được rồi sẽ trân trọng, nếu là món không quen thuộc, chúng vẫn lôi vào hang, sau đó ném ra ngoài một cách khinh thường. Dường như ảnh hưởng bởi lối sống ẩn dật, không thị phi, chúng cũng thích ăn tụi sò điệp, nghêu, ốc,.. những loài lười vận động và không mấy di chuyển.
Tôm bọ ngựa thường thay móng vuốt mỗi tháng vài lần nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến khả năng tấn công hàng chục ngàn lần trong khoảng thời gian đó của chúng. Những nhà khoa học đã tìm ra bí mật khủng liên quan đến sức mạnh của loài tôm bọ ngựa này.
Bề mặt móng vuốt của chúng do các khoáng chất hydroxyapatite tạo nên độ cứng và xếp thành các trụ vuông góc với bề mặt móng. Còn điều khiến các trụ này có sức bật đẩy là nhờ chất chitosan - một phân tử carbohydrate tạo thành chuỗi dài chất vỏ giáp xác. Chúng được xếp chồng lên nhau lệch góc theo nhiều hướng, điều đó giúp chúng tránh được các vết nứt khi đổi hướng vuốt.
Tôm hùm đất là loài gây hại đến hầu hết các sinh vật dưới nước
Tôm hùm đất ăn tất cả thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa, khiến những loài tôm, cá đặc trưng có thể biến mất. Tôm hùm đất hay còn gọi tôm hùm đỏ, crawfish (tên khoa học Cherax quadricarinatus), là một loài ngoại lai nguy hiểm. Loài tôm này di chuyển nhanh dưới đáy ao hồ, sông suối, ưa đào hang, có khả năng sinh sản nhanh chóng và chống chịu trước biến động môi trường.
Với đôi càng màu đỏ to khỏe, chúng có thể cắt ngang thân lúa cứng, ăn tất cả loại búp cây non, thậm chí cả tôm, cá nhỏ. Chúng còn đào hang sâu để trú ẩn để lẩn trốn kẻ thù nên có thể làm hỏng nền đất hay gây sói mòn sông, suối.
Khả năng thích nghi tốt với môi trường biến chúng trở thành những sinh vật ngoại lai có hại khi phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng. Khi sống trong môi trường tự nhiên thuận lợi, tuổi thọ của một con tôm hùm đất có thể lên tới 30 năm. Thậm chí sức sống của loài tôm này càng mãnh liệt hơn với khả năng tái sinh lại chân hay càng nếu chúng bị đứt trong các cuộc chiến.
Nguy hiểm hơn, nếu ăn sống thì con người có thể bị một loại giun nguy hiểm tấn công vào phổi, loài giun này thường sống ký sinh trong đầu tôm đất. Đó là cảnh bảo mà các bác sĩ tại Trường Y của Đại học Washington, St. Louis, Mỹ đưa ra. Theo đó, loài ký sinh trùng có tên Paragonimus kellicotti gây ra sự nhiễm trùng có tên paragonimiasis rất hiếm gặp đã được tìm thấy trong phổi của 6 nạn nhân khi ăn tôm hùm đất sống ở sông Missouri, Mỹ.
Ngoài ra, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cũng cho biết mỗi năm ở Mỹ có tới 80.000 bị bệnh và 100 người chết do nhiễm bệnh Vibrio, một vi khuẩn ký sinh trên vỏ các động vật có vỏ. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy nồng độ thủy ngân cao cũng như các chất hóa học độc hại khác như DDT, PCBs, dioxin... có liên quan tới bệnh ung thư, các bệnh về hệ thần kinh.
Các hệ thống cơ quan bên trong của tôm
Các hệ thống cơ quan bên trong của tôm có thể được phân chia thành các nhóm: hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ cơ, hệ sinh dục, hệ tiết niệu. Hệ thần kinh của tôm gồm có các đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ mắt và từ các ăng ten về bộ não nằm ở gần mắt, phía đầu của vỏ giáp, và các dây thần kinh từ não tỏa đến các cơ, để điều khiển vận động, và bộ phận cơ thể khác, dọc theo một trục đi ở phía dưới bụng tôm.
Hệ tiêu hóa của tôm gồm có miệng nằm gần các chân hàm, dẫn thức ăn vào khoang dạ dày, nằm ngay sau não bên trong vỏ giáp và chiếm một thể tích lớn bên trong vỏ giáp. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày, sẽ được đẩy chạy dọc theo ruột, là đường ống nhỏ chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy dọc lưng), và chất thải được đi ra ở lỗ mở của ruột nằm ở đuôi tôm. Phía cuối dạ dày cũng có đường ống nối với gan, nằm ở phía sau dạ dày bên trong vỏ giáp, là nơi chất dinh dưỡng có thể được dự trữ.
Hệ hô hấp có các mang nằm ở sát hai bên thành của mai, phía bên trong mai, gần các chân hàm. Ở một số loài mang còn xuất hiện ở các chân bơi. Nước thường xuyên được chảy qua các mang để cung cấp oxy và mang đi khí cacbonic nhờ vào chuyển động của một số chân hàm, và chân bơi với các mang nằm ở gần chân bơi.
Hệ tim mạch gồm có tim nằm ở phía sau gan bên trong vỏ giáp và gần tiếp giáp với phần bụng, bơm máu, dẫn dinh dưỡng từ gan và dạ dày, và dẫn oxy từ hệ hô hấp[6], đến các bộ phận khác qua các mạch máu, gồm có mạch máu chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy dọc lưng) song song với ruột, và các mạch máu dẫn xuống phía dưới ở trong vỏ giáp, và có thể có thêm mạch máu chạy dọc ở phần phía dưới của bụng, mạch máu đi đến phía đầu...
Hệ cơ gồm có các cơ nhỏ nằm trong chân và ăng ten, vận động chân và ăng ten, và một cơ lớn nằm trong bụng, chiếm phần lớn thể tích phần bụng, vận động bụng và đuôi.
Hệ sinh dục, ở tôm đực gồm có tinh hoàn nằm ở bên dưới tim và các ống dẫn tinh trùng xuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò (pereiopod) thứ năm; còn ở tôm cái là các buồng trứng ở dưới tim và ống dẫn trứng xuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò thứ ba. Sau khi tôm đực và tôm cái giao phối, các trứng đã thụ tinh bám vào bên dưới của các chân bơi của tôm cái, ngoại trừ tôm pan đan không ôm trứng bằng chân bơi.
Hệ tiết niệu gồm có thận, bàng quang và niệu đạo dẫn chất thải ra ngoài, tất cả nằm cạnh nhau và ở phía đầu của tôm, bên trong vỏ giáp, và phía trước miệng
Tôm hùm khổng lồ nhất tồn tại cách đây 480 triệu năm trước
Tin khoa học mới nhất từ các nhà khoa học cho biết, một bộ hóa thạch tôm hùm khổng lồ to hơn người đã được tìm thấy tại vùng đông nam Morocco thuộc Bắc Phi. Các nhà khoa học Morocco đã phát hiện loài tôm hùm tiền sử mới, được cho là tổ tiên động vật giáp xác hiện đại, côn trùng và nhện. Hóa thạch của loài tôm này to gấp rưỡi cơ thể của một người hiện đại bình thường, chúng sống cách thời đại của chúng ta hơn 480 triệu năm.
Cụ thể, chiều dài tôm hùm lên tới 2 m, được khai quật ở Morocco. Trong khi hầu hết các loài cùng họ có miệng tròn, răng sắt nhọn, loài tôm hùm này rất “hiền” như cá voi hiện đại, chỉ lọc nước để kiếm thức ăn phù du. Con tôm siêu khổng lồ có chiều dài hơn 2m, chỉ uống nước biển và ăn sinh vật phù du trong khi hầu hết các loài cùng họ có miệng tròn, răng sắt nhọn.
TS Allison Daley, làm việc tại ĐH Oxford (Anh) - trưởng nhóm nghiên cứu nhận định hóa thạch tôm hùm dài 2m có thể là một trong những động vật lớn nhất hành tinh sống cách đây 480 triệu năm. Tuy có kích thước khổng lồ, nhưng Aegirocassis benmoulae hiền lành và chỉ ăn động vật phù du như loài cá voi ngày nay.
Vỏ tôm không phải là rác
Vỏ tôm có thể góp phần đáng kể vào quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường. Các nhà khoa học Trung Quốc đang đạt được tiến bộ trong việc phát triển một chất xúc tác làm từ vỏ tôm, giúp quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học trở nên thân thiện với môi trường, ít tốn kém và nhanh chóng hơn.
Theo tiến sĩ Xinsheng Zheng và các cộng sự thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (TP Vũ Hán), hiện thế giới đang đặt nhiều hy vọng vào các loại nhiên liệu có thể tái chế như dầu diesel sinh học. Tuy nhiên, quá trình sản xuất diesel sinh học cần chất xúc tác nhằm thúc đẩy các phản ứng hóa học để biến dầu đậu nành, hạt cải và những dầu thực vật khác thành nhiên liệu diesel. Các chất xúc tác truyền thống không thể tái sử dụng và phải được trung hòa với một khối lượng lớn nước, một nguồn tài nguyên cũng đang dần trở nên khan hiếm. Kết quả là có không ít nước thải gây ô nhiễm được thải ra môi trường.
Trong khi đó, vỏ tôm thường bị vứt vào thùng rác với số lượng lớn trong quá trình chế biến thực phẩm. Vỏ tôm chứa nhiều chất chitin, loại protein có cấu trúc xốp, vốn rất hữu ích trong quá trình chế tạo chất xúc tác. Tiến sĩ Zheng cùng nhóm nghiên cứu đã tạo chất xúc tác bằng cách carbon hóa một phần vỏ tôm ở nhiệt độ 450oC, nạp potassium floride (KF) ở tỷ lệ 25% trọng lượng và hoạt hóa ở nhiệt độ 250oC. Trong các cuộc thử nghiệm, chất xúc tác làm từ vỏ tôm đã chuyển dầu hạt cải thành methanol nhanh hơn và hiệu quả hơn so với một số chất xúc tác truyền thống (chuyển đổi hơn 89% trong 3 giờ). Chất xúc tác mới cũng có thể được sử dụng lại và quá trình này giảm tối thiểu việc sản sinh chất thải gây ô nhiễm, theo tuyên bố của các nhà nghiên cứu.
Tôm búa là sát thủ đáng sợ trong đại dương
Với chiếc càng cứng, to và khả năng ra đòn chớp nhoáng, tôm búa là những sát thủ đáng sợ trong đại dương. Được mệnh danh là "sát thủ đại dương", loài tôm tít nhỏ bé mang tên Peacock Mantis Shrimp (Tôm bọ ngựa) sở hữu một "vũ khí " có khả năng đập nát con mồi một cách thần tốc với lực lớn hơn 1000 lần trọng lượng của chính nó.
Tôm búa (Stomatopoda) - hay tôm tít, tôm tích, tôm thuyền - là nhóm động vật giáp xác bao gồm hơn 400 loài thuộc bộ Tôm chân miệng. Người ta còn gọi chúng là tôm bọ ngựa vì chúng giống tôm và có cặp càng như bọ ngựa. Chúng phân bố tại các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên khắp hành tinh. Chiều dài cơ thể của tôm búa có thể đạt tới 30cm.
Càng là vũ khí lợi hại của tôm búa. Hình dạng của càng giống như chùy. Chúng tấn công mồi bằng cách bung càng thật nhanh và mạnh. Với cua, ốc, hàu, sò và những con mồi có vỏ cứng, chúng dùng càng để đập vỡ vỏ. Con mồi có thể mất mạng ngay sau khi hứng đòn tấn công của tôm búa, song khi chống trả đồng loại, cú giáng của chúng lại không gây tử vong.
Tôm búa vung càng với tốc độ cực nhanh (lên tới 23m/giây) và tạo ra lực 1.500 Newton lực cho mỗi cú đấm. Các nhà khoa học khẳng định, khi tôm búa bung càng, gia tốc của càng tương đương với gia tốc của viên đạn. Tôm búa có một lớp phủ hạt nano đặc biệt chống va đập cho phép hấp thụ và tiêu tán năng lượng.
Vì bung càng quá nhanh, tôm búa tạo ra những bong bóng khí trong khoảng không gian giữa càng và mục tiêu. Khi các bong bóng vỡ, chúng tạo nên một lực khá mạnh. Lực này hỗ trợ lực bung của càng khiến cho khả năng diệt mồi tăng đáng kể. Nếu càng không trúng mục tiêu, con mồi vẫn có thể chết bởi lực mà các bong bóng tạo ra khi chúng vỡ.
Nghiên cứu cho thấy sự sắp xếp hình xoắn ốc của các sợi α‐chitin kết hợp với cấu trúc xương cá, có thể làm lệch hướng và thay đổi sự lan truyền vết nứt.
Loài tôm hùm tạo tiếng động vang xa tới tận 3km
Tôm hùm gai châu Âu, một trong những loại hải sản đắt giá nhất thế giới, tạo ra tiếng động lớn nhằm giao tiếp với nhau hoặc xua đuổi động vật săn mồi. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Youenn Jézéquel ở Viện Nghiên cứu Hải dương châu Âu ghi âm hơn 1.500 tiếng động do 24 con tôm hùm gai (Palinurus elephas) tạo ra ở vịnh Saint Anne du Portzic, Pháp. Họ sử dụng một bộ tai nghe dưới nước, đặt cách tôm hùm từ 0,5 đến 100 m.
Âm thanh tạo bởi nhóm tôm hùm nhỏ nhất chỉ có thể ghi âm ở khoảng cách 50 m trở xuống. Tuy nhiên, những con tôm lớn hơn trong nghiên cứu tạo ra âm thanh có thể thu được từ khoảng cách 100 m. Bằng cách kiểm tra cường độ âm thanh theo khoảng cách và xem xét độ ồn cao trong môi trường nước ở vịnh, các nhà khoa học ước tính âm thanh do tôm hùm gai châu Âu sản sinh bằng cách cọ gốc râu vào nhau có thể vang xa hơn, đạt khoảng cách hơn 3km với các cá thể dài 13 cm.
Tôm hùm gai châu Âu nằm trong số những loại hải sản đắt giá nhất thế giới với mức 44 - 132 USD mỗi kilogram. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ đánh bắt quá mức góp phần khiến số lượng loài này giảm đáng kể từ thập niên 1970. Tôm hùm gai được xếp vào danh mục dễ tổn thương trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Chúng sinh sống ở vùng biển ngoài khơi Anh, Ireland và Địa Trung Hải, ở độ sâu khoảng 198 m.
Kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực bảo tồn. Việc sử dụng kỹ thuật không xâm lấn như sử dụng âm thanh dưới nước có thể đóng vai trò thiết yếu giúp theo dõi và khảo sát tôm hùm gai ở ven biển.