Top 10 Tài nguyên khoáng sản phổ biến nhất Việt Nam

Ngày nay, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Với khoảng 40 chủng loại tài nguyên khoáng sản khác nhau: từ khoáng sản phi kim loại, khoáng sản năng lượng, vật liệu xây dựng đến khoáng sản kim loại. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không quá lớn, phân bố lại không tập trung. Với tốc độ khai thác như hiện nay, nhiều loại tài nguyên khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt trong tương lai không xa. Dưới đây sẽ là top 10 tài nguyên khoáng sản phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Quặng Urani

Quặng urani là các tích tụ khoáng vật urani có trong vỏ Trái Đất, và nó có thể thu hồi đem về lợi nhuận. Urani là nguyên tố hóa học có tính phóng xạ, màu xám bạc, ánh kim loại. Ở nước ta đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở các khu vực như: Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng sản lượng urani ở Việt Nam được dự báo nằm trong khoảng 218.000 tấn U308 . Đây là nguồn nguyên liệu khoáng dồi dào cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

Quặng Urani
Quặng Urani

Quặng đồng

Trong thiên nhiên, quặng đồng tồn tại ở các dạng khác nhau như tinh thể, mẩu, cục, tấm,…Về mặt hóa học, đồng tồn tại chủ yếu là ở quặng chứa đồng có gốc sunfua. Tại nước ta, quặng đồng phân tán nhiều ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Bắc, Lâm Đồng, Quảng Nam-Đà Nẵng,… Quặng đồng Việt Nam thuộc vào 4 loại có nguồn gốc hình thành khác nhau như là: Magma, trầm tích, thuỷ nhiệt, biến chất.

Quặng đồng
Quặng đồng

Đá vôi xi măng

Đá vôi là một nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để phục vụ cho ngành xây dựng. Thành phần hóa học chủ yếu trong đá vôi là CaCO3 cùng một số tạp chất khác như: SiO2, MgCO3, Al2O3, Fe2O3….Tại nước ta, đá vôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và cực Nam. Đá vôi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố khá rộng và có tiềm năng cao hơn cả. Hiện nay, đá vôi được khai thác để sản xuất xi-măng, làm đường giao thông. Tuy nhiên, sản lượng phục vụ cho các ngành khác như thuỷ tinh, luyện kim, sản xuất hóa chất…là tương đối ít.

Đá vôi xi măng
Đá vôi xi măng

Đất hiếm

Đất hiếm là nhóm nguyên tố có hàm lượng rất ít trong vỏ trái đất. Trữ lượng đất hiếm tại nước ta ở khoảng 10 triệu tấn. Chúng phân bố rải rác ở các mỏ quặng ở khu vực Tây Bắc và dạng cát đen ven biển các tỉnh miền Trung. Đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học. Đất hiếm được ứng dụng rất nhiều trong các hoạt động sản xuất như: Nam châm vĩnh cửu, đèn cathode, phân bón vi lượng, xúc tác lọc hóa dầu, siêu dẫn, laser, phát quang…Mặc dù là tài nguyên quý, thế nhưng đất hiếm lại chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ cao. Nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao.

Đất hiếm
Đất hiếm

Dầu khí

Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 trong đó có 500.000 km2 là triển vọng về dầu khí. Trữ lượng ngoài khơi chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy của biển Đông. Có thể khai thác được từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) tương đương 20 triệu tấn/năm. Trong đó, tổng trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại chiếm khoảng 67% tổng tài nguyên đã được phát hiện. Là nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu, tích tụ trong các bể trầm tích như: Sông Hồng, Phú Khánh, nhóm bể Trường Sa, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay- Thổ chu, Tư Chính- Vũng Mây… Với sản lượng khai thác dầu khí như hiện nay, Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á chỉ sau Indonesia và Malaysia.

Dầu khí
Dầu khí

Quặng Titan

Việt Nam có nguồn tài nguyên về quặng titan khá phong phú và đa dạng, phân bố ở nhiều vùng lãnh thổ. Mỏ quặng Titan phân bố chủ yếu ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Quặng titan ở Việt Nam có hai loại là:

  • Quặng titan gốc trong đá ở Cây Châm, Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với trữ lượng khoảng 4,83 triệu tấn ilmenit.
  • Quặng titan sa khoáng ở ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái tới Vũng Tàu.
  • Ngoài khoáng vật ilmenit, còn có nhiều khoáng vật có giá trị kinh tế khác là monazit và zircon. Một số mỏ ilmenit ở Hà Tĩnh, Bình Thuận, Bình Định...đã được khai thác và đem đi xuất khẩu.
Quặng Titan
Quặng Titan

Than khoáng

Việt Nam là đất nước có tiềm năng về than khoáng trong đó có 3 loại phổ biến là: Than biến chất thấp (lignit – á bitum) ở phần lục địa trong bể than của sông Hồng. Tính đến chiều sâu khoảng 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt được 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì theo dự báo tổng tài nguyên than đạt tới 210 tỷ tấn. Than biến chất trung bình (bitum) được phát hiện ở khu vực Thái Nguyên, vùng sông Đà và Nghệ Tĩnh. Trữ lượng lại không lớn, và chỉ đạt tổng tài nguyên khoảng 80 triệu tấn. Than biến chất cao (anthracit) thường phân bố chủ yếu ở các bể than như: Quảng Ninh, Nông Sơn, Thái Nguyên, sông Đà với tổng lượng đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên cả 3 tỷ tấn. Phục vụ rất tốt cho các nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Than khoáng
Than khoáng

Apatit

Apatit là một nhóm các khoáng vật phosphat gồm hidroxylapatit, cloroapatit, floroapatit. Nó là nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng của đất nước để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này lại không tái tạo được nên rất cần sự bảo vệ cũng như việc sử dụng hợp lý. Chuyện mở rộng diện tích phát triển các loại cây công nghiệp đòi hỏi rất nhiều phân bón giàu dinh dưỡng. Vì vậy nhu cầu về phân bón phải chứa lân ngày càng cao. Mỏ quặng apaitit của Việt Nam tập trung phổ biến ở Lào Cai.


Quặng apatit ở đây được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân. Apatit Lào Cai được phân chia ra 4 loại quặng khác nhau:

  • Quặng loại I: Là loại quặng đơn khoáng, với hàm lượng P2O5 chiếm từ 28-40%.
  • Quặng loại II: Hàm lượng P2O5 chiếm 18-25%.
  • Quặng loại III: Là quặng apatit-thạch anh, với hàm lượng P2O5 chiếm từ 12-20%, trung bình khoảng 15%.
  • Quặng loại IV: Là quặng apatit-thạch anh-dolomit, với hàm lượng P2O5 8-10%.
    Apatit

    Quặng sắt

    Quặng sắt đã được phát hiện ở nhiều nơi như: Hà Tĩnh, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng. Đáng chú ý hơn cả là ở đồng bằng ven biển Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng lên tới 550 triệu tấn. Có 4 loại chính: Skarn, nhiệt dịch, phong hóa, biến chất. Số lượng quặng sắt được khai thác và chế biến ở nước ta đạt từ 300.000 – 450.000 tấn hàng năm

    Quặng sắt
    Quặng sắt

    Bauxite

    Bauxite là một loại quặng nhôm có nguồn gốc từ núi lửa có màu hồng, nâu. Được hình thành trong quá trình phong hóa các đá giàu nhôm. Phân bố chủ yếu ở các vành đai xung quanh xích đạo, và đặc biệt là trong môi trường nhiệt đới. Bauxite có 2 loại phổ biến là diaspor và gibsit:

    • Diaspor: Phân bố ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Dương, Nghệ An…Với trữ lượng không lớn chỉ đạt gần 200 triệu tấn.
    • Gibsit: Nguồn gốc phong hoá từ đá bazan, phân bố phổ biến ở Tây Nguyên, trữ lượng đạt khoảng 2,1 tỷ.
      Bauxite được khai thác thử nghiệm để sản xuất alumina ở Tân Rai, Đăk Nông, Lâm Đồng và Nhân Cơ. Nước ta có trữ lượng bauxite lớn, chất lượng, phân bố tập trung, khai thác vô cùng thuận lợi. Vậy nên, cần phải khai thác và chế biến để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Bauxite
    Bauxite

    Bình luận

    Có Thể Bạn Quan Tâm ?