Top 10 Tên thương hiệu gốm sứ nổi tiếng nhất Việt Nam

Để có được sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm xây dựng, giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Tuy có nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch sử nhưng tinh hoa gốm sứ Việt Nam vẫn luôn luôn giữ mình, luôn có sự đổi mới và để lại một kho tàng các tác phẩm gốm sứ đặc sắc. Gốm sứ ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn bởi nét đẹp sang trọng, tinh tế lại có tính đảm bảo cao về độ an toàn sức khỏe. Hãy cùng Toplist điểm qua những thương hiệu gốm sự nổi bật nhất tại Việt Nam nhé.

Gốm sứ Tân Vạn

Nằm ở phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, làng gốm Tân Vạn đã ngót nghét đến gần 300 tuổi. Số tuổi truyền nối bao nhiêu kiếp người, ấy vậy mà những nghệ nhân nơi đây vẫn bền chí với hòn đất, ngọn lửa, không ngừng học tập và sáng tạo mới mẻ dựa trên những nét tinh hoa của nền gốm sứ xưa. Dù đã trải qua nhiều lần di chuyển địa điểm, nhưng những nghệ nhân nơi đây vẫn không ngừng cố gắng tiếp tục duy trì tổ nghiệp, tạo dựng chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.


Từ những buổi ban đầu, sản phẩm làm ra chủ yếu là lu, hũ, chậu, ghè, bình... xuôi về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ra Bình Thuận, vượt sóng đến Phú Quốc để dùng trong các công việc hằng ngày. Để có những tác phẩm đi khắp bốn phương, những nghệ nhân làng gốm cổ nhất Nam bộ tỉ mỉ từng chi tiết, tâm huyết với dòng men để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Theo các bậc cao niên ở làng gốm, ngày xưa các dòng men là bí quyết gia truyền rất khó lọt ra ngoài để giữ được hồn của gốm.


  • Địa chỉ: Tân Vạn, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Sản phẩm gốm Tân Vạn
Sản phẩm gốm Tân Vạn

Gốm sứ Bát Tràng

Quyết tâm không để cơ ngơi tổ nghiệp bị dòng thời gian vùi lấp, những con người của làng gốm Bát Tràng đã không ngừng học hỏi và cho ra đời những dòng sản phẩm ngày càng phù hợp và đa dạng với nhu cầu của thị trường. Một mặt tập trung vào mảng chế tác phục hồi các vật phẩm cổ thời phong kiến, một mặt đẩy mạnh phát triển về cả chất lượng và kiểu dáng, không ngừng vươn xa và xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Á, gốm sứ Bát Tràng hiện là thương hiệu và làng nghề truyền thống còn phát triển bền vững nhất hiện nay.


Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.


Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điệu và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...


  • Địa chỉ: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

Gốm sứ Đông Triều

Là một thương hiệu mạnh xuất khẩu sang các châu Âu, các sản phẩm của gốm sứ Đông Triều không chỉ được đánh giá cao về mặt chất lượng như độ bền của men mà kiểu dáng và thiết kế tinh tế, thanh thoát cũng rất được khách hàng ưa chuộng. Kết hợp với công tác phát triển du lịch, gốm Đông Triều trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách, giúp đưa văn hóa truyền thống của Việt Nam vươn xa hơn.


Cũng giống với các sản phẩm gốm sứ Việt Nam khác, để sản xuất ra loại gốm Đông Triều cần trải qua quy trình nung ở nhiệt độ cao để cho ra các sản phẩm đẹp mắt. Tuy nhiên gốm sứ Đông Triều lại có nét đặc trưng là nặng lửa, nên được nung ở nhiệt độ rất cao. Trải qua những thăng trầm của thời gian, thương hiệu gốm sứ Đông Triều luôn giữ được tiếng vang và có những tác động tích cực đến sản xuất địa phương. Các sản phẩm từ làng gốm Đông Triều được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao bởi sự bền bỉ, đặc tính chịu nhiệt cao và khả năng chống va đập tốt, đặc biệt là các sản phẩm như hũ đựng rượu, các loại chậu cảnh, đôn…


Thông tin liên hệ:


  • Địa chỉ: Mễ Dương, Thị Xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.
  • Điện thoại: 0904347662 & 0935214222
  • Email: gomsudongtrieu@gmail.com
  • Website: http://gomsudongtrieu.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/GomSuDongTrieu/
Sản phẩm gốm sứ Đông Triều
Sản phẩm gốm sứ Đông Triều

Gốm sứ Minh Long

Thành lập năm 1970, Công ty TNHH Minh Long I kế thừa truyền thống làm gốm 4 đời của dòng họ Lý (thời ông nội của nhà sáng lập Lý Ngọc Minh) từ hơn 100 năm. Đó là hành trình thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa đầy đam mê, khát vọng của dòng họ có truyền thống dựng nghiệp từ đất, thủy chung từ đất và nhận vinh quang từ đất, góp phần nâng cao giá trị của gốm sứ Việt lên một tầm cao mới.


Bắt đầu từ sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu và sau 1995 là sản xuất sứ gia dụng cao cấp, Minh Long là một trong số ít những thương hiệu tạo nên bước đột phá và uy tín hàng đầu trong ngành gốm sứ. Với hệ thống nhà xưởng quy mô, thiết bị máy móc hiện đại, đầu tư công nghệ tiên tiến trên thế giới (Đức, Nhật) cùng gần 3.000 công nhân viên, đội ngũ chuyên môn kỹ thuật lâu năm nhiều kinh nghiệm và những nghệ nhân lành nghề, tài hoa, Minh Long luôn giữ tiêu chí cao nhất về tiêu chuẩn chất lượng cho tất cả các sản phẩm.


Những sản phẩm của Minh Long đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn từ dòng sứ dùng cho gia đình, dòng sản phẩm chuyên dùng cho nhà hàng, khách sạn (Ly’s Horeca), dòng sản phẩm dưỡng sinh (Healthycook), quà tặng lưu niệm, mỹ thuật trang trí, trang sức… Tất cả đều được sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn châu Âu, qua quá trình kiểm định khắt khe và bảo đảm tiêu chuẩn cao cấp về chất lượng. Công nghệ nung ở nhiệt độ cao, công nghệ vẽ màu trên sứ, ứng dụng công nghệ nano… không những đem đến cho sản phẩm vẻ đẹp chân thật, tự nhiên mà còn tạo ra bước tiến mới trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.


Thông tin liên hệ:


  • Tên công ty: Công ty TNHH Minh Long I
  • Trụ sở chính: Số 333, Hưng Lộc, Hưng Định.Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Điện thoại: 0274 366 8899 & 0917674339
  • Fax: 0274 372 4173
  • Website: https://www.minhlong.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/minhlongcompany
Minh Long phải mất 4 năm trời với 22 nghệ nhân để hoàn thành kiệt tác có một không hai Cúp Sen Vàng - chiếc cúp bằng sứ liền khối lớn nhất Việt Nam.
Minh Long phải mất 4 năm trời với 22 nghệ nhân để hoàn thành kiệt tác có một không hai Cúp Sen Vàng - chiếc cúp bằng sứ liền khối lớn nhất Việt Nam.

Làng gốm Bình Dương

Theo như tài liệu “Thủ Dầu Một đất lành chim đậu” của Sở Văn hóa - Thông tin Bình Dương, Nhà xuất bản Văn nghệ thì nghề sản xuất gốm sứ đã xuất hiện ở Bình Dương vào những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Nhờ có nguồn đất sét cao lanh chất lượng cao, dễ khai thác và nguồn nhiên liệu củi đốt rất dồi dào đã hình thành nên làng nghề gốm sứ.


Trên thực tế thì trong chuyến đi tới Bình Dương của những thợ gốm Trung Quốc đã nhận ra nguồn tiềm năng dồi dào cho việc phát triển làng nghề gốm ở đây. Chính vì vậy mà họ đã ở lại đây và làng nghề gốm Bình Dương được hình thành phát triển cho đến ngày nay. Những cơ sở gốm sứ phát triển đầu tiên ở Bình Dương gồm làng nghề gốm Lái Thiêu, làng nghề gốm Bà Lụa (nay gọi là làng nghề gốm Chánh nghĩa) và làng nghề gốm Tân Khánh (nay gọi là làng nghề gốm Tân Phước Khánh).


Hiện nay, trên toàn tỉnh Bình Dương có đến 83 mỏ nguyên liệu cho ngành gốm sứ với trữ lượng đạt hơn 150 triệu tấn. Trong đó, các huyện như Thuận An, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một là những nơi có trữ lượng dự trữ đất sét lớn nhất trên toàn tỉnh. Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của làng gốm ở Bình Dương thì có đến hơn 300 lò gốm lớn nhỏ hoạt động, cung cấp hơn 150 triệu sản phẩm gốm các loại cho khu vực miền Nam.


  • Địa chỉ: Thị xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Sản phẩm gốm sứ Bình Dương
Sản phẩm gốm sứ Bình Dương

Gốm Gò Sành

Cũng là một làng gốm theo phong cách Champa cổ, làng gốm Bình Định có quy mô tương đối lớn, nhiều sản phẩm đa dạng, mẫu mã tinh tế và chất lượng. Đồng thời, sản phẩm của gốm Gò Sành được đánh giá cao ngang tầm với những sản phẩm gốm Champa được chế tác tại các xưởng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và Thái Lan.


Những sản phẩm được sản xuất ở Gò Sành phần lớn có xương màu xám mực, đỏ nhạt, giai đoạn sớm dùng kỹ thuật con kê, men tráng gần sát đáy; giai đoạn muộn dùng kỹ thuật ve lòng. Men gốm dày đều và màu men không ổn định đã tạo ra một sắc thái riêng cho gốm Gò Sành.

Gốm Gò Sành
sản xuất ra không chỉ để phục vụ tại chỗ mà còn xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và xa hơn là Ai Cập. Trong số những hiện vật tìm thấy trên con tàu đắm ở quần đảo Calatagan thuộc Philipphines có hàng nghìn đồ gốm Gò Sành.


  • Địa chỉ: Xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, Bình Định.
Sản phẩm gốm Gò sành
Sản phẩm gốm Gò sành

Gốm sứ Bàu Trúc

Làng gốm truyền thống Chăm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển hơn 7 thế kỷ từ khi ông bà PôKlông Chang đưa người Chăm từ trên vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chămpa xưa. Chính vì thế mà làng đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.


Khác với nghệ thuật làm gốm của người Việt từ Bắc vào Nam về cách làm gốm cũng như trang trí. Gốm Bàu Trúc của người Chăm tại Phan Rang - Ninh Thuận không dùng bàn xoay để tạo hình mà hoàn toàn dùng đến bàn tay khéo léo của mình để nuông nắng lên những hình hài mượt mà nhất. Nét độc đáo này thể hiện cho một điều tinh tế, kỹ lưỡng và chịu khó người người phụ nữ Chăm truyền thống. Bên cạnh đó, là thể hiện cho một nghệ thuật tuyệt hảo trên từng đường xoay, chải vuốt.


Bên cạnh cách làm thủ công, truyền thống của người làm gốm. Vật liệu là thứ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo tác nên sản phẩm. Khác với cách làm tạo hình trên một cục đất lớn sau khi được nhào nhuyễn. Gốm Bàu Trúc là quá trình vừa nặn hình vừa chỉnh nán để tạo dáng gốm ban đầu, sau đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm. Tiếp theo, là dùng “vải cuộn” thấm nước quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm để tạo nên một sản phẩm đặc sắc nhất.


  • Địa chỉ: Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Sản phẩm gốm sứ Bàu Trúc
Sản phẩm gốm sứ Bàu Trúc

Gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời trong thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm rồi sau đó mới chuyển về địa chỉ phường Thanh Hà, Hội An tp. Hội An Quảng Nam như hiện hay. Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm nơi phố cảng Hội An, làng nghề cũng đã có những thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XVII - XVII nổi danh như một “thổ sản quốc gia” được tiến vua cũng vì thế mà tiếng lành đồn xa.


Đồ gốm Thanh Hà đặc biệt bởi được làm từ loại đất sét màu nâu, đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Cũng chính vì lẽ đó, khi đi dọc phố cổ Hội An bạn sẽ thấy màu chủ đạo là nâu, vàng, đỏ thẫm… Đó là màu đất, màu gỗ và cũng là màu mái ngói được làm từ làng gốm. Người thợ Thanh Hà không chỉ khéo léo, sáng tạo mà họ còn là người có lòng yêu nghề, yêu quê, nâng niu, chắt chiu và gửi hồn vào từng hòn đất. Mọi người không những được quan sát trực tiếp các công đoạn để tạo ra một sản phẩm đồ gốm qua bàn tay tài hoa nghệ sĩ của những nghệ nhân trong làng và mà còn có thể sáng tạo riêng cho mình những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân.


Cho đến nay, Thanh Hà vẫn trung thành với phương pháp sản xuất gốm thủ công truyền thống như một cách lưu giữ lại những gì đẹp đẽ và chân thật nhất của những sản phẩm đất nung, nhân thật như đất mà đẹp mê lòng người. Làng gốm Thanh Hà không đơn thuần là một địa điểm du lịch làng nghề mà còn là một bảo tàng sống, nơi lưu giữ những tư liệu quý giá có một không hai về một nét đẹp truyền thống của Hội An và của cả dân tộc Việt.


  • Địa chỉ: Làng gốm Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam.
Sản phẩm gốm Thanh Hà
Sản phẩm gốm Thanh Hà

Gốm đỏ Vĩnh Long

Trong 11 làng nghề “đúng tiêu chí” qui định, Vĩnh Long đã có tới 8 làng gạch ngói - gốm mỹ nghệ. Nhiều nhất ở huyện Mang Thít, rồi đến Long Hồ, thị xã Vĩnh Long. Nếu làng nghề gạch có đã lâu, thì “vương quốc gốm” nằm vắt bên dòng Cổ Chiên trẻ hơn, chỉ ngoài 20 tuổi. Gốm đỏ Vĩnh Long là kết tinh từ bàn tay lao động cần cù, sáng tạo và nguồn sét đặc trưng vùng châu thổ. Gốm đỏ đã tạo nên làng nghề mới lớn nhanh như thổi, sôi động chưa từng thấy và trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh, với hơn 23.000 lao động.


Không đi theo con đường gốm sứ với những dòng men sáng bóng sang trọng. Làng nghề gốm đỏ Vĩnh Long vẫn giữ nguyên nét truyền thống bao đời này của mình. Tập trung vào sản phẩm gốm giả cổ, gốm trang trí men, gốm nung đỏ, gốm Vĩnh Long được các nhà nghề và những người yêu màu sắc truyền thống lựa chọn. Ngoài ra, làng gạch Vĩnh Long còn trở thành địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước.

  • Địa chỉ: Huyện Mang Thít, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.
Sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long
Sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long

Gốm Chu Đậu, Hải Dương

Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam, có niên đại vào khoảng thế kỷ XII - XIII, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV - XVI trong suốt thời kỳ Lý - Trần - Lê - Mạc. Sang thế kỷ XVII gốm Chu Đậu bị thất truyền. Nét đặc trưng của gốm Chu Đậu được thể hiện ở kiểu dáng, màu men và các hoa văn họa tiết tinh xảo thể hiện bản sắc văn hóa thuần Việt, phản ánh trung thực nền văn minh của đồng bằng châu thổ sông Hồng.


Hiện nay, các sản phẩm gốm Chu Đậu rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Được chia làm 5 dòng hàng chính. Dòng sản phẩm truyền thống như bình lọ, đĩa cảnh… là các sản phẩm được công ty phục chế lại các sản phẩm theo lối vẽ cổ gẫn gũi với đời sống của người Việt. Dòng sản phẩm tâm linh như bộ đồ thờ cúng, mặt hàng phong thủy. Dòng sản phẩm gia dụng như ấm, chén, bát đĩa… được trang trí hoa văn họa tiết dưới men. Dòng men được triết xuất từ tro trấu đã được xác lập độc bản kỷ lục Việt Nam đảm bảo 100% vệ sinh an toàn thực phẩm. Dòng sản phẩm xuất khẩu được làm theo mẫu có sẵn và mẫu theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt năm 2014, bằng sự nỗ lực, sáng tạo, công ty đưa ra thị trường dòng sản phẩm gốm vẽ vàng kim cao cấp - là dòng sản phẩm được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.


Thông tin liên hệ:

  • Tên công ty: Công ty cổ phần gốm Chu Đậu.
  • Trụ sở chính: Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương.
  • Điện thoại: 0906 655 095
  • Fax: 0220 3541282
  • Email: online.chudauceramic@gmail.com
  • Website: chudauceramic.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Chudauceramic.vn/
Sản phẩm gốm Chu Đậu
Sản phẩm gốm Chu Đậu

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?