Vào những ngày trời có đợt rét đậm, rét hại, đặc biệt là ở miền Bắc nước ta không chỉ cần mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể mà còn phải ăn những thực phẩm phù hợp để tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể, chống lại thời tiết bên ngoài. Thời tiết mùa đông thường có nhiều đợt lạnh và khô hanh làm cho con người dễ cảm cúm, viêm mũi, viêm amidan... Do đó, chúng ta cần bồi bổ các món ăn vừa là bài thuốc giữ ấm cơ thể. Thời tiết thất thường, lúc mưa lúc nắng, nhất là vào mùa mưa này - thời gian cho cảm lạnh hoành hành. Tuy chỉ là bệnh nhỏ nhưng nó làm ta khó chịu khi học tập hoặc làm việc. Dưới đây là một số thực phẩm hầu như căn bếp nhà nào cũng có giúp bạn điều trị cảm lạnh mà không cần thuốc kháng sinh.
Mật ong
Theo nhiều nghiên cứu, mật ong có chứa tới 70 chất khác nhau và đều là những chất quan trọng cho cơ thể như canxi, kali, natri, magie, sắt, clo, phospho, lưu huỳnh iot... Một số mật ong còn có cả radium. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, B3, B5,B6, E, K,C và carotene rất tốt cho cơ thể.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa nên là một trong những "liều thuốc" hiệu quả chữa các triệu chứng cảm lạnh. Nên uống vào buổi sáng hoặc tối, có thể cho thêm chanh và gừng vào sẽ có tác dụng rõ rệt và nhanh chóng hoặc là mật ong với trà chanh. Bên cạnh chữa trị cảm lạnh, mật ong còn có công dụng chữa các bệnh khác rất tốt.
Hành tây
Hành tây là gia vị có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh vì nó có thể giết chết vi khuẩn. Hành tây là chất dinh dưỡng và kích thích dạ dày, ruột và các tuyến tiêu hóa. Như vậy, sự thèm ăn tăng lên và do đó là việc xả natri. Bằng cách này, huyết áp sẽ giảm và do đó, hữu ích cho những người bị huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc bệnh tim, bệnh não và mạch máu.
Hành tây giúp giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, sốt siêu vi, cảm sốt kèm hắt hơi, sổ mũi, giải cảm, trị cảm cúm, cảm lạnh… bằng cách:
- Nấu cháo nhừ thì cho thêm hành tây xắt nhỏ vào trộn đều, ăn nóng sẽ giúp giải cảm, đổ mồ hôi.
- Hoặc xắt nhỏ hành tây, nấu chín và uống khi còn nóng giải cảm rất tốt.
- Hoặc bị cảm lạnh, cắt vài lát hành tây bỏ vào trà rồi uống khi còn nóng sẽ nhanh bay các triệu chứng viêm họng, sổ mũi… dứt cảm lạnh.
Xông hơi bằng nước lá
Một phương pháp khác cũng thường được áp dụng khi bị cảm lạnh đó là xông người bằng các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...). Bạn nấu nước đến sôi, rồi xông 5-10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh.
Theo các bác sĩ Đông y, khi xông hơi, dược liệu theo hơi thở vào tận phế nang làm thông suốt đường hô hấp, giảm tiết, giảm đau đầu, chóng mặt… Bạn chỉ nên xông 1-2 lần, xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, không tốt cho sức khỏe.
Kinh giới hấp đường phèn
Lá kinh giới cũng có tính kháng khuẩn rất tốt, được sử dụng nhiều trong dân gian để chữa cảm lạnh, cảm cúm. Lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm.
Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh. Do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hay đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.
Tỏi
Trong tỏi có các thành phần khoa học chứa nhiều chất kháng sinh allicin, một loại kháng sinh chống lại các virus gây bệnh. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A, B, C, D, PP, hydratcacbon, cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như i-ốt, can-xi, phốt-pho, ma-giê, các nguyên tố vi lượng giúp loại gia vị này trở thành thần dược có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.
Tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch, chống virut, thông đường hô hấp nên là giải pháp với người bị cảm. Tỏi có nhiều cách chế biến chẳng hạn như: ngậm tỏi trong miệng khoảng 15 phút, băm nhuyễn tép tỏi trộn với mật ong rồi uống hỗn hợp này, bỏ tép tỏi nhỏ vào nước uống nhanh...
Cúc tần
Theo quan niệm y học dân gian, cúc tần có vị đắng, thơm, là bài thuốc rất tốt chữa cảm lạnh. Có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo. Hái lá rửa sạch sau đó đun nước sôi để uống hoặc dùng để xông hơi.
Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng hoa cúc tần để trị cảm lạnh. Loại hoa này có công dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn chỉ cần lấy khoảng 20g phần lá và cành non của cúc tần về rửa sạch, thêm 10g sả, 10g lá chanh. Tiếp đó đun với nước để uống, khoảng 2 – 3 cốc mỗi ngày.
Súp gà
Thịt gà là loại thực phẩm trị bệnh cảm mang lại hiệu quả cao. Chúng có thể giảm thiểu được khả năng ngạt mũi hay cảm lạnh. Một loại axit mang tên axit amino cysteine trong thịt gà giúp làm mỏng màng nhầy của phổi, làm dịu những cơn ngứa cổ họng, ngừng ho, nghẹt mũi và hắt hơi.
Việc chế biến thịt gà một cách hợp lý đó chính là đem gà đi nấu cháo hoặc các loại súp rồi dùng khi chúng còn nóng. Bởi chính lúc này, độ nóng của những món ăn sẽ phát huy hết hiệu quả của thịt gà, cũng một phần làm ấm cổ họng, hạn chế việc ho gây ra đau họng.
Món ăn ngon hầu như ai cũng ưa thích này giúp cho ta giảm ngạt mũi. Axit amoni cysteine trong thịt gà làm mỏng màng nhầy trong phổi để làm dịu ho và nghẹt mũi. Nước dùng còn có vai trò giúp bớt rát và khô cổ họng.
Tía tô
Chắc hẳn không ai trong chúng ta xa lạ gì với cháo tía tô, nó giúp cơ thể ta bớt mệt mỏi, bài trừ mồ hôi ra bên ngoài, giảm ho, sốt. Có thể lấy lá tía tô cắt nhỏ, đun nước sôi để uống giải cảm.
Cũng giống như cháo hành tăm, người miền Bắc thường chữa cảm bằng cháo tía tô. Tía tô thường được nấu cùng với cháo thịt nạc hoặc trứng gà. Các dược liệu này đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt. Hơi nóng của cháo và tinh dầu có trong tía tô và hành giúp cơ thể ấm lại rất nhanh.
Tiêu đen
Nhìn chung, các loại hạt tiêu giàu hàm lượng các chất protein và carbon hydrat cao khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Nhiều nghiên cứu khoa học uy tín chỉ ra rằng hạt tiêu loại thực phẩm kháng sinh tự nhiên hữu ích với con người. Tiêu đen là loại gia vị quen thuộc được cất trữ trong nhiều ngôi nhà. Đây cũng là một loại thảo mộc giúp bạn đẩy lùi cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt vào những ngày giá lạnh, bạn có thể dùng cách đơn giản là cho thêm tiêu đen vào nước dùng, nước canh trong bữa ăn.
Hoa quả, trái cây
Có thể đề phòng cảm cúm bằng cách giữ gìn cho cơ thể luôn luôn được khỏe mạnh. Trong đó, ăn uống với đầy đủ chất bổ dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng cần thiết.
Các loại hoa quả có thể giúp cơ thể bạn đấu tranh với những mầm vi khuẩn. Việc nạp vitamin vào cơ thể sẽ tăng khả năng miễn dịch, đẩy lùi cảm lạnh và cảm cúm. Trái cây cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư. Hãy thử tăng cường 5 loại quả dưới đây để cung cấp cho cơ thể một hệ thống miễn dịch tốt.
Rau xanh, kiwi, cà chua, cam, nho, táo...là những thực phẩm chứa nhiều vitamin giúp cơ thể chúng ta có nhiều sức đề kháng tốt, tăng cường hệ miễn dịch xua đuổi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu... Để có một sức khỏe tốt, tránh xa cảm lạnh, ta cần ăn nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước...
Cháo hành
Khi bị cảm lạnh, một bát cháo hành là lựa chọn hữu dụng nhất, đây là một món ăn điều trị cảm hiệu quả, có tính sát khuẩn cao. Bạn chỉ cần lấy một nắm hành tăm và 1/3 bát gạo cho vào nồi nấu cháo. Nếu nấu cùng thịt nạc băm thì càng tốt. Ăn cháo hành tăm khi còn nóng chữa cảm vô cùng hiệu nghiệm.
Người dân miền Trung từ xưa đến nay đều sử dụng biện pháp này để chữa cảm lạnh. Chỉ cần ăn một bát cháo hành tăm đang nóng rồi đi ngủ, lúc sau cơ thể sẽ vã mồ hôi, cơ thể bạn sẽ ấm dần lại và tránh được cơn cảm lạnh đang đến hoặc nhiễm cảm ở mức độ nhẹ.
Sữa chua
Bệnh cảm lạnh nói chung và các triệu chứng của bệnh là phản ứng viêm của cơ thể chống lại virus. Sữa chua hoặc các loại thực phẩm khác giúp giảm viêm cho nên về mặt lý thuyết, sữa chua sẽ có lợi trong điều trị bệnh cảm.
Một nghiên cứu thú vị đã cho thấy rằng sữa chua không chỉ có lợi về nặt đường ruột mà còn có tác dụng quan trọng đến hệ hô hấp. Để ngăn ngừa và phòng chống các bệnh về hô hấp, nên ăn sữa chua mỗi ngày. Bệnh cảm lạnh, cảm cúm sẽ bị đánh bại trong một khoảng thời gian ngắn. Đây quả thực là một loại thực phẩm mới rẻ nhưng siêu "chất"
Nước gừng nóng
Lý giải về công dụng chữa bệnh cảm lạnh của củ gừng, các thầy thuốc của Y sĩ Y học cổ truyền cho rằng: Củ gừng có tính nóng, vị ấm nên có thể ức chế được virus gây ra bệnh cảm lạnh ở người bệnh, ngoài ra, trong củ gừng còn có chứa các chất như glycine, acid glutamic, acid aspartic, serin, aldehyde…có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và phòng bệnh hiệu quả.
Nếu chẳng may dầm mưa, cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, có thể pha nước gừng để uống. Hãy dùng một vài lát gừng, đun nước sôi rồi hòa thêm một chút đường phèn hoặc mật ong ( nếu thích ). Uống 3 lần/ ngày sẽ giảm bớt triệu chứng cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc. Ngoài ra, nước gừng còn giúp ta làm ấm cơ thể khi đi mưa về.
Bưởi
Một múi bưởi sau bữa ăn dùng làm tráng miệng sẽ rất tốt cho sức đề kháng của bạn vì nó rất giàu vitamin C. Đối với người đang cảm hoặc có triệu chứng nên lấy vỏ bưởi xông giải cảm với một số loại lá có tinh dầu thơm như chanh, sả, hương nhu để trị cảm. Vì vỏ ngoài của bưởi chứa tinh dầu cay, đắng, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt.
Không chỉ có vỏ quả bưởi mới có công dụng tuyệt vời như thế với sức khỏe. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo. Không một loại quả nào khác có thể tuyệt vời như quả bưởi đối với sức khỏe con người.
Bạc hà
Bộ phận được dùng làm thuốc là toàn cây, thân mang lá và hoa, tốt nhất là lúc hoa nở. Về thành phần hoá học, hoạt chất chính của bạc hà là tinh dầu gồm từ 50 - 80% menthol. Bạc hà, tinh dầu bạc hà và menthol là những dược liệu quý được dùng để chế biến những thuốc chữa cảm cúm, cảm lạnh, ho sốt...
Bạc hà không chỉ giúp trị cảm cúm mà còn giúp trị cảm lạnh rất tốt. Loại thảo mộc này có tác dụng kích thích ra mồ hôi, giải cảm, hiệu quả với người bị sốt. Bạn có thể dùng cách thông thường là làm nước uống, pha trà hay cho vào bữa ăn để làm rau sống hay salad. Tuy nhiên, người mang thai cần chú ý là không nên dùng bạc hà để làm nước uống.