Top 12 Thực phẩm dễ gây sảy thai các mẹ cần chú ý

Mang thai là nghĩa vụ thiêng liêng của bất kì người phụ nữ nào. Tuy nhiên, do chưa trang bị kiến thức sinh sản đầy đủ, không biết mình mang thai hay vì một lý do vô tình nào đó khiến các mẹ bầu sử dụng một số loại thực phẩm được chống chỉ định trong thai kì dẫn đến sảy thai. Dưới đây, Toplist liệt kê những loại thực phẩm dễ gây sảy thai nhất mà các bà mẹ nên đặc biệt lưu ý.

Rau răm

Lướt qua một vòng trên các diễn đàn, các nhóm chia sẻ bí quyết sinh sản chắc chắn bạn sẽ giật mình với những thông tin chia sẻ về cách phá thai bằng rau răm. Trên thực tế, cách phá thai này hoàn toàn phản khoa học và không đảm bảo an toàn. Lý giải điều này, một số chuyên gia y tế cho biết, ăn rau răm thường khiến tử cung hoạt động liên hồi và co bóp mạnh gây sảy thai và mất máu nhiều nên một số chị em đã mặc định đó là một bài thuốc phá thai tại nhà tiện lợi. Điều này vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống.


Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên mẹ bầu hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Rau răm có thể gây sảy thai
Rau răm có thể gây sảy thai

Khoai tây mọc mầm

Trong củ khoai tây mọc mầm có chứa độc tố, ngay cả người bình thường ăn nhiều cũng có nguy cơ ngộ độc cao. Do trong khoai tây mọc mầm có chứa lượng lớn alcaloid gây bất thường cho thai nhi nếu thai phụ ăn 44 - 250 gr/ngày. Ngoài ra, thai nhi có thể bị dị dạng nếu mẹ thường xuyên ăn khoai tây mọc mầm.


Không chỉ chống chỉ định với bà bầu mà khoai tây mọc mầm còn chống chỉ định với cả người bình thường. Trong khoai tây mọc mầm có rất nhiều chất solain làm chậm quá trình phát triển của bào thai, tăng nguy cơ sảy thai. Một số trường hợp còn gây dị tật thai nhi là nỗi khổ không chỉ riêng với các ông bố bà mẹ mà còn là nỗi ám ảnh đối với cuộc sống của đứa trẻ sau này.

Khoai tây mọc mầm có thể gây sảy thai
Khoai tây mọc mầm có thể gây sảy thai

Rau sam

Rau sam là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.


Rau sam dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ. Đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Khi ăn rau sam, tử cung sẽ tăng các co bóp khiến nguy cơ sảy thai cao hơn, đe dọa trực tiếp tính mạng của mẹ và bé.

Rau sam có thể gây sảy thai
Rau sam có thể gây sảy thai

Quả Nhãn

Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh... và rất nhiều bệnh khác.


Tuy nhiên, quả nhãn lại "chống chỉ định" với phụ nữ có thai vì phụ nữ có thai phần lớn có triệu chứng nóng trong, nếu ăn nhãn dễ khiến tình trạng động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 - 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn vì dễ sinh non.

Quả nhãn có thể gây sảy thai
Quả nhãn có thể gây sảy thai

Rau chùm ngây

Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thường có khuynh hướng tìm kiếm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung vào thực đơn của mình. Tuy nhiên, không phải món ăn nào giàu dưỡng chất cũng tốt cho sự phát triển cua thai nhi. Rau chùm ngây chính là một trong số đó. Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, hay gọi tắt là Moringa. Loại cây này có thân gỗ, lá nhỏ mọc đối xứng như hình lông chim, trước đây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng thôn quê.


Vài năm gần đây, rau chùm ngây được biết đến như một “tiên dược” bởi nó có chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, thân và rễ của chùm ngây cũng được sử dụng trong các vị thuốc với tác dụng như một loại thuốc kháng sinh mạnh. Có đến 90 quốc gia trên thế giới sử dụng chùm ngây như một loại rau dùng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, luôn có khuyến cáo đối với việc sử dụng chùm ngây cho bà bầu.


Hiện nay, các nghiên cứu chỉ mới đưa ra bằng chứng về tác dụng làm sảy thai của rễ cây, đồng thời tìm thấy thành phần alpha-sitosterol ở hoa và vỏ cây chùm ngây. Tuy vậy, đã có các trường hợp sảy thai sau khi ăn rau chùm ngây được ghi nhận. Do đó, các mẹ bầu vẫn nên tránh sử dụng loại rau này trong thai kỳ để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh xa rễ chùm ngây vì sử dụng trong một thời gian có thể dẫn đến vô sinh.

Rau chùm ngây có thể gây sảy thai
Rau chùm ngây có thể gây sảy thai

Táo mèo

Nghiên cứu hiện đại cho thấy táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu ... Táo mèo có giá trị dinh dưỡng cao lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn nhưng đối với phụ nữ mang thai thì không nên ăn nhiều loại quả này. Nguyên nhân, khi ăn táo mèo sẽ dẫn tới co bóp tử cung và có nguy cơ gây sẩy thai hoặc sinh non.


Ở giai đoạn đầu tiên của thai kì các chị em thường bị ốm nghén nên vị chua và hơi chát của táo mèo là rất lý tưởng. Tuy nhiên, các chất có trong táo mèo chính là thuốc kích thích hoạt động của tử cung, dẫn đến tần suất co bóp gia tăng, gây tổn thương bào thai và dẫn đến sảy thai. Do vậy, dù có ốm nghén hay thèm của chua thì bạn nên tránh xa loại quả này ra nhé.

Táo mèo có thể gây sảy thai
Táo mèo có thể gây sảy thai

Caffein

Trà đặc, cà phê, soda là những đồ uống có hàm lượng caffein cao giúp tinh thần tỉnh táo, vượt qua các căng thẳng. Thói quen uống cà phê, trà không chỉ riêng phái mạnh mà hội chị em cũng cực ưa thích. Một lượng caffein phù hợp sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quá trình mang thai, nhưng nếu lạm dụng, sử dụng với tần suất dày đặc mỗi ngày sẽ gia tăng khả năng sảy thai. Bạn không nên dùng các thức uống có chứa caffein lúc mang bầu khi chưa có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.


Khi bạn uống cà phê, caffeine sẽ đi qua nhau thai vào nước ối và vào máu của thai nhi. Cơ thể của bạn vẫn có thể hoạt động để chuyến hóa và loại bỏ caffeine, nhưng thai nhi vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và do đó cần nhiều thời gian hơn để xử lý caffeine. Kết quả là thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi caffeine nhiều hơn nhiều so với bạn và một điều chắc chắn là bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn không tiêu thụ nhiều caffeine. Nó là một chất kích thích, do đó nó làm tim bạn đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp. Hơn nữa, nó có thể làm cho bạn cảm thấy bồn chồn và gây mất ngủ. Caffeine cũng có thể góp phần vào chứng ợ chua bằng cách kích thích sự tiết axit dạ dày.

Các dấu hiệu này có thể rõ ràng hơn trong diễn biến thai kỳ. Đó là do khả năng của cơ thể phân hủy caffeine chậm lại, vì thế lượng caffeine trong máu sẽ cao hơn. Trong ba tháng giữa của thai kỳ, bạn phải mất gấp đôi thời gian để loại bỏ caffeine ra khỏi cơ thể so với khi bạn chưa mang thai. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, bạn gần như phải mất thời gian gấp ba lần. Do đó, trong thai kỳ tốt nhất không nên sử dụng caffeine.

Caffeine có thể gây sảy thai
Caffeine có thể gây sảy thai

Quả dứa

Dứa được biết đến là một loại trái cây mùa hè thơm ngon, bổ dưỡng và rất hữu ích khi làm đẹp. Trong 100g dứa có chứa 91,5g nước, 6,5g glucid, 15mg muối khoáng canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 0,08mg vitamin B1, 40mg beta carotene… Loại quả này rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan như pectin. Đặc biệt, dứa còn chứa bromelain - dưỡng chất có tác dụng chống viêm, chống đông máu và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.


Ngoài ra, dứa có tính kháng khuẩn, kháng virút cảm cúm, bôi trơn nhu động thành ruột, thanh lọc cholesterol nên giúp bài tiết các độc tố, chất thải thực phẩm ra khỏi đại tràng, chống viêm ruột cùng. Dứa còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Tuy quả dứa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng có một số nghiên cứu cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ kích thích sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều người lý giải rằng, do trong dứa đặc biệt là dứa xanh có thành phần bromelain có nguy cơ gây ra các cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây ra các chứng tiêu chảy, dị ứng ở bà bầu.

Quả dứa có thể gây sảy thai
Quả dứa có thể gây sảy thai

Mướp đắng

Chắc hẳn ai cũng biết đến công dụng kì diệu của mướp đắng trong việc làm đẹp vì hàm lượng phong phú các chất như kẽm, sắt, vitamin B… Có nhiều công dụng tốt là vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại quả này. Bà mẹ mang thai ăn mướp đắng với số lượng nhiều có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vị đắng của loại quả này có thể làm co bóp dạ dày và tử cung. Đặc biệt là những thai phụ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần thì càng không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, bà mẹ mang thai ăn nhiều mướp đắng cũng gặp phải một số vấn đề như:

  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Vì mướp đắng có tính hàn, ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, đầy bụng. Đặc biệt là những mẹ mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa vốn yếu ăn nhiều mướp đắng dễ bị tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.
  • Hạ đường huyết đột ngột: Thai phụ có thể bị chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, thậm chí bị choáng và ngất do mướp đắng chứa p-insulin (chất mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin). Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột.
  • Gây ngộ độc: Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Vì vậy, phụ nữ mang thai muốn ăn mướp đắng cũng cần cân nhắc kỹ nếu không muốn ảnh hưởng tới cả thai nhi trong bụng.
  • Làm tăng men gan: Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến các enzyme gan tăng cao, làm thay đổi hình dáng của tế bào gan. Đặc biệt là ăn mướp đắng được trồng ở những vùng nhiễm kim loại nặng thì có thể gây ngộ độc, tổn thương gan.
  • Những bà bầu bị thiếu máu cũng không nên ăn mướp đắng vì hàm lượng chất vicine trong mướp đắng có khả năng ức chế hoạt động truyền dẫn máu ở mẹ sang thai nhi.
Mướp đắng có thể gây sảy thai
Mướp đắng có thể gây sảy thai

Sushi

Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản, nay đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt ưa chuộng các loại hải sản. Mẹ bầu thường rất thích thưởng thức món ăn trông rất bắt mắt và tươi ngon này mà quên đi vấn đề về an toàn sức khỏe. Món ăn này hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai, nhưng nên tránh các loại cá và hải sản không đông lạnh và còn sống. Hải sản sống không tốt vì chúng thường mang những vi trùng ký sinh và mầm bệnh khó lường, thậm chí còn chứa hàm lượng thủy ngân cao.


Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng bạn nên làm chín cá hay các loại tôm, cua, sò, hến dưới nhiệt độ 63°C trước khi ăn. Ở nhiệt độ này, các mầm bệnh và tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Món ăn này vốn không gây hại gì cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cách chế biến và các nguyên liệu để làm ra đóng vai trò đáng kể trong việc gia tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và các biến chứng khác cho mẹ bầu. Do vậy, hãy ăn các thực phẩm sạch, được nấu chín để tránh nguy cơ bị động thai hoặc sảy thai.

Sushi có thể gây sảy thai
Sushi có thể gây sảy thai

Đu đủ xanh

Nhiều chị em rất thích lựa chọn đu đủ xanh làm nguyên liệu cho các món salad hoặc nước chấm. Tuy nhiên, trong trái đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn có chứa mủ trắng và nhiều loại enzymes có thể gây co thắt tử cung bởi đu đủ xanh có chất papain phá hủy màng tế bào phôi thai, gây co thắt tử cung. Bà bầu ăn đu đủ xanh có nguy cơ sảy thai, sinh non.


Nếu ăn đu đủ xanh trong thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ cao bị sảy thai. Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín, chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.

Đu đủ xanh có thể gây sảy thai
Đu đủ xanh có thể gây sảy thai

Rau ngót

Mặc dù, rau ngót mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, loại rau này chỉ thích hợp với những người bình thường, không mang thai, bởi các mẹ bầu ăn rau ngót thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong rau ngót có chứa hàm lượng papaverin cao gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai. Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, sau nạo phá thai, thường uống nước rau ngót tươi để chữa sót nhau. Do đó nếu mẹ mang thai 3 tháng cuối hay bầu tháng thứ 9 ăn rau ngót vẫn có nguy cơ thai bị dị tật, lưu thai.


Rau ngót còn cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho, bên cạnh những lợi ích mà rau ngót mang lại giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thì glucocorticoid chính là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho không hề tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài ra trường hợp các mẹ bầu ăn rau ngót sống hoặc uống nước rau ngót tươi sẽ gây đau nhức cơ thể, cao huyết áp, đau đầu, gây thiếu máu dẫn tới tình trạng mệt mỏi, không có sức lực. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.

Rau ngót có thể gây sảy thai
Rau ngót có thể gây sảy thai

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?