Top 10 Thực phẩm giàu sắt cho bé ăn dặm tốt nhất

Sắt là một trong những nguồn khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu thiếu sắt trẻ sẽ rất dễ quấy khóc, hay cáu, da xanh tái, chậm chạp và phát triển trí tuệ kém. Vậy nên các mẹ hãy bỏ túi ngay danh sách 10 nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé ăn dặm tốt nhất.

Sô cô la đen và bột ca cao

Bên cạnh việc là một món ăn nhẹ ngon miệng sô cô la đen còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều sắt. Cứ một thanh sô cô la đen có thể cung cấp đến 2 mg tương đương 28% lượng sắt cần thiết. Trong khi đó, một cốc bột ca cao có thể mang lại 23 mg tương đương 128% lượng sắt. Không những vậy sô cô la đen còn rất tốt cho huyết áp và làm giảm lượng cholesterol. Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bé hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt rất tốt cho cơ thể bé. Chúng được biết với công dụng giảm cholesterol và huyết áp. Lợi ích của sô cô la đen là vô tận. Ngoài việc thúc đẩy da và răng khỏe mạnh hơn, giảm bớt lo lắng, tốt cho não bộ, sô cô la đen cũng cung cấp lượng chất sắt dồi dào cho cơ thể.


Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như một khẩu phần ăn hàng ngày cho bé. Bé uống 1 ly cacao nóng sẽ nhận được 1 lượng calo dồi dào, tăng năng lượng để vận động, bên cạnh đó là các dưỡng chất cần thiết mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và phát triển cho cơ thể. Ca cao giàu phytochemical là chất hoạt động sinh học (ví dụ như flavonoid và carotenoid) được cho là có lợi ích cho sức khỏe. Bột ca cao chứa nhiều hóa chất liên quan đến mức độ serotonin trong não, có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm sự hình thành các gốc tự do. Pha một chút ca cao cho bé đổi khẩu vị thì không những không không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ mà còn có thể mang tới những tác dụng không ngờ đã được các bác sỹ hàng đầu kiểm nghiệm. Là một loại thực phẩm yêu thích của nhiều trẻ nhỏ, cacao là một lựa chọn lý tưởng để trẻ vừa ăn vặt vừa được bổ sung chất sắt.

Sô cô la đen
Sô cô la đen
Bột ca cao
Bột ca cao

Phần thăn của thịt bò và cừu

Thịt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất. Ngay từ khi bé được 7 tháng, mẹ đã có thể thêm thịt vào thực đơn ăn dặm cho bé. Những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, heo được xem là nhóm thực phẩm giàu sắt mà bé nên thường xuyên được thưởng thức. Thịt còn cung cấp chất đạm và chất béo cho bé, thế nên mẹ đừng bỏ qua những nguyên liệu này khi chế biến thức ăn cho con nhé. Có đủ chất sắt, bé sẽ hồng hào, khỏe mạnh hơn. Trong tất cả các loại thịt, thịt bò là loại cung cấp nhiều sắt hơn so với các loại thịt khác. Trung bình cứ 100 gram thịt bò nạc sẽ có thể cung cấp 3.1 mg tương đương với 21% lượng sắt cần thiết. Thịt đỏ, chủ yếu là thịt bò, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Tiêu thụ thịt đỏ cung cấp khoảng 39% nhu cầu chất kẽm, thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Trẻ em thường có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất. Chất sắt có trong thịt đỏ giúp phục hồi các tế bào máu và cần thiết cho việc tiếp ôxy cho tất cả các tế bào trong cơ thể.


Thịt cừu cũng là một nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú với 3 miếng thịt cừu tươi có thể mang đến cho bạn 13% DV sắt. Thịt bò cả nạc lẫn mỡ có thể cung cấp khoảng 3.2 mg sắt. Thường xuyên ăn các loại thịt màu đỏ sẽ giúp cơ thể trẻ ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt. Bên cạnh việc chứa hàm lượng sắt cực cao, thịt bò và cừu cũng giúp hạ lượng cholesterol trong cơ thể. Đặc biệt, thịt đỏ là nguồn chất sắt rất tốt cho trẻ em từ 2 đến 3 tuổi, độ tuổi thường có nguy cơ thiếu hụt chất sắt cao. Ở trẻ nhỏ, thiếu sắt là điều nguy hại, vì có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần, suy yếu hệ miễn dịch....

Thịt bò
Thịt bò
Thịt cừu
Thịt cừu

Hải sản

Hải sản là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú cho trẻ. Thức ăn giàu sắt ở dạng heme bao gồm các loại hải sản như nghêu, sò huyết, tôm, cá... là nguồn cung cấp sắt dồi dào nhất và cũng là những loại hải sản dễ kiếm và giá rẻ. Ví dụ: 5 con ngao nhỏ có 10 mg, 4 con tôm có ½ mg. Trong thành phần của hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé yêu của bạn, trong đó có nhiều chất sắt giúp cho bé bổ não, phát triển thể chất một cách toàn diện. Mẹ nên bổ sung các loại hải sản vào bữa ăn hàng ngày cho bé, các loại hải sản sẽ là nguồn cung cấp sắt tốt nhất. Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt... Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.


Cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi... được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Hải sản là nguồn thức phẩm đa dạng dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều mẹ lo ngại trong dám cho trẻ ăn vì sợ con sẽ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Thực tế, các mẹ nên biết rằng nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng như dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc… Vì vậy nếu lựa chọn và chế biến đúng cách thì hải sản hoàn toàn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho trẻ.

Hải sản
Hải sản
Các loại hải sản
Các loại hải sản

Đậu phụ

Đậu phụ vốn được làm từ đậu tương xay lên men, là một món ăn ngon-bổ-rẻ có mặt trong bữa cơm của rất nhiều gia đình Việt. Đậu phụ rất giàu sắt, protein và canxi – 3 loại chất thiếu yếu hàng đầu có sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong một miếng đậu phụ đóng khuôn, có 120 calo, 13 gm protein, 120 mg canxi. Chính vì vậy, khi cho con ăn dặm, mẹ đừng quên: Đậu phụ nhé. Đậu phụ là nguồn thực phẩm rất gần gũi với tất cả chúng ta nhưng hiệu quả của nó không phải ai cũng hiểu rõ về giá trị của nó. Đây là loại thực phẩm chứa một lượng sắt non - heme rất phong phú. Một khẩu phần ăn đậu hũ có thể cung cấp 3,4 mg tương đương 19% lượng sắt cần thiết. Nó cũng là thực phẩm tuyệt vời dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein cho cơ thể. Vì canxi có thể cản trở sự hấp thu sắt non heme, nên bạn có thể sử dụng đậu hũ mà không cần tới các chất tăng cường canxi.


Đậu phụ rất lành tính lại tốt cho sức khỏe, chắc chắn sẽ là một trong những lựa chọn đáng được lưu tâm của các mẹ khi chăm sóc bé. Với 6mg sắt/ 100g đậu hũ, đây là một nguồn cung cấp chất sắt khá tốt cho bé. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Đậu phụ cần được hấp chín cho đảm bảo an toàn; để nguội và thái hạt lựu rất phù hợp với bé ăn bốc. Tuy nhiên nếu bé dị ứng với đậu tương thì bạn không nên cho bé ăn đậu phụ...

Đậu phụ
Đậu phụ
Đậu phụ được thái nhỏ
Đậu phụ được thái nhỏ

Trái cây

Tất cả các loại trái cây đều là nguồn chứa sắt dồi dào. Nên hãy bổ sung ngay các loại trái cây vào bữa ăn dặm của các bé. Được biết khoai tây chính là thực phẩm chứa nguồn sắt nhiều nhất, ngoài ra có thể kể đến các loại trái cây khác như: ½ chén ngô có ½ mg, 1 quả cam nhỏ có 1/10 mg, ½ chén dâu tây có 1/3 mg, 1 quả táo nhỏ cả vỏ có ¼ mg, ½ chén bơ thái lát có ½ mg, 1 quả chuối nhỏ có ¼ mg. Thành phần vitamin C dồi dào trong nước cam hỗ trợ hiệu quả trong việc hấp thụ chất sắt. Với sắc đỏ bắt mắt cùng hương vị thơm ngon, lựu cũng là một loại quả không còn xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Loại quả này rất giàu chất sắt và vitamin C, sắt vì thế, ăn lựu giúp cơ thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể trẻ. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế các triệu chứng liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi…


Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể. Khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng, do đó để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non), quá trình này muốn xảy ra bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C, nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C. Để phát huy tối đa các công dụng bổ sung sắt, vitamin, chất xơ,…bạn nên đặc biệt lưu ý chỉ lựa chọn các loại trái cây tươi, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.

Trái cây
Trái cây
Táo
Táo

Hạt bí xanh và bí đỏ

Hạt bí là một nguồn giàu kẽm (một ounce chứa hơn 2 mg khoáng chất có lợi này). Kẽm có vai trò quan trọng đối với cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng trưởng và phân chia tế bào, tăng khả năng của các giác quan về vị giác và khứu giác. Nếu cơ thể thiếu kẽm có thể dễ dàng mắc phải các chứng cảm lạnh, cảm cúm, mệt mỏi mạn tính, trầm cảm, mụn trứng cá, trẻ sơ sinh nhẹ cân. Do đó, nên bổ sung hạt bí vào chế độ ăn hằng ngày để có thể bổ sung nguồn kẽm tự nhiên rất tốt. Bí xanh không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hàm lượng sắt trong hạt bí xanh cũng rất lớn. Trong 100g hạt bí xanh có chứa 15mg sắt. Bí ngô nên dùng thường xuyên cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy…

Hạt bí đỏ cũng là những đại diện tiêu biểu cho các sản phẩm chứa rất nhiều sắt. Được biết chúng có thể cung cấp khoảng 34 mg tương đương với 188% lượng sắt cần thiết cho cơ thể các bé. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt bí đỏ có thể giúp cản trở quá trình hình thành sỏi thận trong cơ thể con người. Các loại hạt khác cũng chứa nhiều sắt như: vừng, hướng dương và hạt lanh. Chúng lần lượt cung cấp 23%, 11% và 9% DV sắt với mỗi một khẩu ăn thông thường. Vì vậy hãy thường xuyên tăng cường bổ sung hạt bí xanh và bí đỏ vào khẩu phần ăn của bé nhà bạn nhé.

Hạt bí xanh
Hạt bí xanh
Hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ

Rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, bina, bông cải xanh... Đây là những loại thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt. Những loại rau lá xanh đậm như rau bina chứa cả một kho chất sắt mà bạn không nên bỏ qua. 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung loại rau này vào bữa ăn hàng ngày mà không cần ăn thêm thịt đỏ. Ngoài sắt, loại rau này còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Bông cải xanh rất giàu vitamin K và magiê, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin C, A, giúp tăng cường sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Một chén bông cải xanh nấu chín chứa 1mg sắt. Điều này cho thấy đây là một nguồn hấp thu sắt khá tốt mà không cần phải ăn thịt. Đây là một trong những loại rau màu xanh thẫm được giới chuyên gia khuyến khích các mẹ nên cho bé ăn thật nhiều.


Được trồng rộng rãi như một loại rau ăn lá, cải xoăn có nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á. 3 chén rau cải xoăn chứa 3,6 mg sắt. Không chỉ có vậy, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin và canxi. Bạn có thể làm thử món salad cải xoăn hoặc bánh rau cải xoăn chanh cũng rất hấp dẫn, bổ sung sắt tối ưu cho cơ thể bé. Một loại rau cũng chứa hàm lượng sắt cao nữa đó là rau chân vịt, một khẩu phần ăn rau chân vịt có thể cung cấp 6 mg tương đương 36% DV sắt. Rau lá xanh khác cũng giàu sắt như: Cải cầu vồng có 22% DV, củ cải xanh nấu chín có chứa 16% DV, lá cây củ cải đường có chứa 5% DV...Bạn nên bổ sung những loại rau có lá màu xanh đậm trên vào khẩu phần ăn cho bé nhà bạn nhé, sẽ rất tốt đấy.

Rau chân vịt
Rau chân vịt
Rau có lá màu xanh đậm
Rau có lá màu xanh đậm

Gan

Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò, cừu đều chứa hàm lượng sắt rất cao. Đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất, nó có thể cung cấp tới 6.1 mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100 gram. Gan động vật cũng chứa ít chất béo và calo. Đây là một trong số loại thực phẩm giàu sắt quan trọng có thể giúp các bé tránh khỏi tình trạng thiếu hụt sắt. Gan động vật giàu sắt (Fe) và vitamin A, và dầu gan cá tuyết thường được sử dụng như là một chế độ ăn uống bổ sung để bồi bổ cơ thể. Một số gan cá có giá trị như thực phẩm, đặc biệt là gan cá đuối gai độc nó được sử dụng để chế biến các món ngon.


Ở Việt Nam thông dụng có các món gan gà hay gan heo. Có thời gian người ta cho rằng ăn gan rất độc vì gan là nơi thải lọc độc tố trong cơ thể. Sự thực ăn gan rất tốt. Với các hàm lượng đạm, sắt, vitamin đáng kể như vậy, gan đặc biệt tốt cho trẻ em thiếu máu suy dinh dưỡng. Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, trong 100g nội tạng các loại động vật sẽ có hàm lượng sắt tương ứng như sau:

  • Gan heo: 12mg sắt;
  • Gan gà: 8.2mg sắt;
  • Gan vịt: 4.8mg sắt;
  • Gan bò: 9mg sắt;
  • Phổi bò: 6.7mg sắt;
  • Phổi heo: 6.4mg sắt;
  • Tim bò: 5.4mg sắt;
  • Tim gà: 5.96mg sắt;
  • Tim heo: 5.9mg sắt,...
Gan lợn
Gan lợn
Gan động vật
Gan động vật

Ngũ cốc

Ngũ cốc được ca ngợi là loại thực phẩm quyền năng đối với sức khỏe của trẻ em và người lớn. Bí quyết bổ sung chế độ dinh dưỡng tuyệt vời cho bé yêu. Ngũ cốc là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ. Ngũ cốc không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp phòng chống nhiều bệnh cho trẻ em. Bột ngũ cốc dành cho trẻ em là sự kết hợp của các loại bột như đậu xanh, đậu đen, đậu nành, mè đen,..tạo nên một hỗn hợp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe bé, giúp bé tăng cân nặng nhanh hơn và đồng thời cũng tập cho bé ăn dặm tốt hơn. Đối với những bé thiếu cân, gầy yếu các mẹ nên cho bé ăn nhiều hơn để giúp bé trưởng thành khoa học.


Ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với những ngũ cốc đã qua tinh chế. Tuy vậy, lượng sắt trong cả hai loại ngũ cốc này không chênh lệch nhau nhiều lắm. Trong danh sách những thực phẩm chứa nhiều sắt dễ kiếm nhất chắc chắn không thể bỏ qua các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, bột yến mạch. 100g ngũ cốc nguyên hạt có thể mang đến cho bé nhà bạn 2.5mg sắt, chất xơ và rất nhiều dưỡng chất khác. Tại sao người ta nói rằng ngũ cốc tạo ra chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng? Bởi ngũ cốc là nguồn chất sắt vô cùng lành mạnh. Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm tăng cường sử dụng ngũ cốc trong khẩu phần ăn của bé để bổ sung sắt cho bé nhé.

Bánh quy mặn
Bánh quy mặn
Bánh mỳ cho bé ăn dặm
Bánh mỳ cho bé ăn dặm

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng... đều chứa hàm lượng sắt cao tương đương với những loại thịt đỏ. Đây là một trong những nguồn thực phẩm chứa sắt giá rẻ mà bất cứ ai cũng có thể mua được. Các mẹ nên cho bé ăn những loại hạt và đậu kèm theo những thực phẩm giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là một số loại đậu chứa sắt mà các mẹ có thể tham khảo: ½ chén đậu đen có chứa 1.75 mg, ½ chén đậu xanh có chứa 1.5 mg, ½ chén đậu lăng có chứa 3.25 mg. Các loại đậu chứa nhiều chất sắt non-heme nên mẹ có thể bổ sung thường xuyên vào chế đô ăn của bé. Tuy nhiên, vì chất sắt non-heme khó tiêu hóa nên phải đi kèm trợ thủ không thể thiếu là các thực phẩm giàu vitamin C. Do đó bạn nên bổ sung vitamin C song song với đậu.


Trong giai đoạn phát triển, cơ thể của bé còn khá yếu, vì thế bạn nên chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt cho bé như các loại đậu để đảm bảo cho sự phát triển hoàn hảo của cơ, xương và trí tuệ ở trẻ.

Các loại đậu
Các loại đậu
Hạt đậu
Hạt đậu

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?