Top 15 Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm đau và dễ sinh con

Mẹ bầu đang bước vào tháng cuối thai kỳ, đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại đồ ăn uống có tác dụng làm mềm cổ tử cung giúp quá trình trở dạ bớt đau và bé chào đời dễ dàng hơn nhé!

Nước dừa nóng (bắt đầu chuyển dạ)

Theo dân gian truyền lại, khi cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt, mẹ hãy lấy một quả dừa tươi đã chặt phía trên phần đầu, rồi để lên bếp đun nóng. Sau đó uống hết chỗ dừa đó khi vẫn còn nóng và ăn thêm một quả trứng luộc. Hai loại thực phẩm này sẽ giúp cổ tử cung của mẹ mở rộng, nhanh hơn.


Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nước dừa nóng và trứng luộc nhưng đó cũng là một ý kiến mẹ có thể tham khảo.

Nước dừa nóng (bắt đầu chuyển dạ)
Nước dừa nóng (bắt đầu chuyển dạ)

Hoa hướng dương (bắt đầu chuyển dạ nên sử dụng luôn)

Nếu mẹ quyết định sinh thường nhưng vẫn cảm thấy... sợ đau, sợ khó sinh thì có thể sử dụng hoa hướng dương như một mẹo giúp chuyển dạ dễ dàng hơn.


Cách này khá đơn giản: Chỉ cần dùng khoảng 2 lạng hoa khô (có thể tự chuẩn bị trước bằng cách mua hoa tươi rồi phơi khô hoặc mua tại các tiệm thuốc bắc). Đem rửa hoa thật sạch, cho vào nồi/ấm sắc với khoảng 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, đợi nguội bớt thì cho vào bình, uống lúc còn ấm và khi các cơn co thắt chuyển dạ xuất hiện.

Hoa hướng dương (bắt đầu chuyển dạ nên sử dụng luôn)
Hoa hướng dương (bắt đầu chuyển dạ nên sử dụng luôn)

Cam thảo (Nên sử dụng trong những ngày cuối của thai kỳ)

Cam thảo cũng không được khuyên dùng khi mang thai, nhưng vào những ngày cuối thai kì, uống trà cam thảo hoặc nước cam thảo sắc có thể hỗ trợ rất tốt quá trình chuyển dạ sinh con.

Cam thảo (Nên sử dụng trong những ngày cuối của thai kỳ)
Cam thảo (Nên sử dụng trong những ngày cuối của thai kỳ)

Tía tô (dùng khi có các cơ co thắt chuyển dạ)

Nước tía tô có tác dụng làm mềm tử cung nên tử cung được mở nhanh hơn. Từ đó mà các mẹ không bị mất quá nhiều sức và mệt mỏi khi sinh con. Cách này và 2 cách trên vì chỉ uống khi các mẹ thấy hiện tượng chuẩn bị chuyển dạ.

Tía tô (dùng khi có các cơ co thắt chuyển dạ)
Tía tô (dùng khi có các cơ co thắt chuyển dạ)

Nước tinh khiết, nước lọc (khi chuyển dạ)

Uống nước thật nhiều. Nên nhớ, khi chuyển dạ hãy luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.

Nước tinh khiết, nước lọc (khi chuyển dạ)
Nước tinh khiết, nước lọc (khi chuyển dạ)

Đồ ăn cay (Tháng cuối của chu kỳ thai)

Nếu cả quá trình đầu mang thai, mẹ bầu thích cay phải kiêng cữ khổ sở thì tháng cuối mẹ cứ thoải mái ăn nhé bởi một số mẹ bầu chia sẻ rằng thức ăn cay có tác dụng rất tốt trong việc kích thích chuyển dạ.


Một vài nghiên cứu cũng chứng minh được rằng đồ ăn cay sẽ giúp mẹ giảm bớt cơn đau đẻ hơn nhờ vào sự xuất hiện của capsaicin, một loại hormone giúp cơ thể bớt đau đớn hơn. Tuy nhiên, ăn cay lại dễ dẫn đến chứng khó tiêu nên mẹ cũng cần lưu ý xây dựng một chế độ ăn cay phù hợp với cơ thể mình nhé.

Đồ ăn cay (Tháng cuối của chu kỳ thai)
Đồ ăn cay (Tháng cuối của chu kỳ thai)

Rau húng quế (3 tháng cuối thai kỳ)

Theo kinh nghiệm dân gian, để việc sinh thường dễ dàng hơn thì vào thai kỳ cuối, mỗi tháng mẹ bầu nên uống 1 - 2 cốc nước ép rau húng quế.


Cách làm như sau: Dùng 1 nắm ngọn húng quế tươi, ngâm rửa thật sạch (nếu nhà trồng được là tốt nhất), sau đó để ráo nước rồi đem xay/giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm nước đun sôi để nguội cùng chút đường phèn vào cho dễ uống.

Rau húng quế (3 tháng cuối thai kỳ)
Rau húng quế (3 tháng cuối thai kỳ)

Cà tím (nên bổ sung từ tuần thứ 39 của thai kỳ)

Vào tuần cuối cùng của thai kì, các mẹ nên ăn những món ăn được chế biến từ cà tím như: cà tím bung thịt, cà tím xào, canh cà tím vv...


Kết hợp ăn rau lang và cà tím xen kẽ để công cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng vì tử cung của mẹ co giãn giúp quá trình sinh nở dễ dàng.

Cà tím (nên bổ sung từ tuần thứ 39 của thai kỳ)
Cà tím (nên bổ sung từ tuần thứ 39 của thai kỳ)

Trà lá mâm xôi đỏ

Loại trà này có công dụng làm săn chắc tử cung và thúc đẩy các cơn co thắt nhanh và mạnh hơn. Mẹ có thể mua sẵn gói trà mâm xôi về rồi pha với 200ml nước sôi, sau đó để nguội với thưởng thức.

Trà lá mâm xôi đỏ
Trà lá mâm xôi đỏ

Tỏi và chất xơ (Dùng trong toàn chu kỳ thai)

Tỏi giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động ổn định và thúc đẩy việc đi tiêu dễ dàng hơn. Khi không gặp phải tình trạng táo bón, không gian bên trong ổ bụng sẽ rộng rãi hơn giúp bé thuận lợi di chuyển xuống khung chậu. Nếu nằm ở vị trí này, thai nhi sẽ tương tác với tử cung và giúp cổ tử cung mở rộng nhanh hơn.


Ngoài tỏi, mẹ cũng nên nhiều chất xơ vì tác dụng tương tự của nó đối với hệ tiêu hóa. Do đó, rau xanh và hoa quả là hai loại thực phẩm mẹ hãy ưu tiên hàng đầu trong tháng cuối thai kỳ nhé.

Tỏi và chất xơ (Dùng trong toàn chu kỳ thai)
Tỏi và chất xơ (Dùng trong toàn chu kỳ thai)

Rau lang (Nên dùng từ tuần thứ 38 của chu kỳ thai)

Theo Tây y thì rau lang có nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu, giúp ăn ngon miệng hơn. Không chỉ giúp bà bầu làm mềm tử cung, rau lang còn có tác dụng trị táo bón rất hiệu quả.


Mẹ cũng có thể ăn rau lang ngay sau sinh để có nhiều sữa cho bé bú hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá "lạm dụng" món rau này dù trong bất cứ giai đoạn nào vì có thể gây... tiêu chảy.

Rau lang (Nên dùng từ tuần thứ 38 của chu kỳ thai)
Rau lang (Nên dùng từ tuần thứ 38 của chu kỳ thai)

Dứa (Duy trì hàng ngày từ tuần thứ 39 của thai kỳ)

Ăn dứa khi bắt đầu bước vào tuần 39 của thai kì để sinh đẻ không đau. Trong dứa có chứa chất bromelain giúp tử cung mềm ra, đây là loại thần dược từ tự nhiên thúc đẩy quá trình chuyển dạ và giảm sự đau đớn cho mẹ sắp sinh.


Do đó, các mẹ sắp sinh khi bắt đầu bước sang tuần thứ 39 được các bác sĩ khuyến khích và khuyên dùng các sản phẩm từ dứa như ăn dứa, uống nước ép dứa, các món ăn có dứa....

Dứa (Duy trì hàng ngày từ tuần thứ 39 của thai kỳ)
Dứa (Duy trì hàng ngày từ tuần thứ 39 của thai kỳ)

Mè Đen (nên sử dụng từ tuần thứ 35)

Mè đen không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé mà còn giúp bà bầu dễ dàng “vượt cạn”, có nhiều sữa sau sinh.


Chè vừng đen nấu cùng bột sắn dây và một chút đường phèn rất tốt cho những mẹ bầu chuẩn bị “vỡ chum” vì trong vừng đen có chứa vitamin E, protein, vv rất bổ cho máu, tiêu hóa tốt cũng như đẹp cả da lẫn tóc.

Mè Đen (nên sử dụng từ tuần thứ 35)
Mè Đen (nên sử dụng từ tuần thứ 35)

Trứng luộc (Trước và sau khi sinh)

Theo mẹo dân gian thì trứng luộc vừa có tác dụng giúp giảm cơn đau và dễ dàng sinh bé, vừa ngụ ý về những điều tròn trịa tốt đẹp.

Nên trước và sau sinh các mẹ bầu thường ăn 7 hoặc 9 quả trứng luộc theo vía con trai - con gái. Lấy may là một phần, trứng cũng chứa nhiều canxi và chất bổ dưỡng tốt cho cả quá trình mang thai. Mẹ đừng bỏ qua nhé.

Trứng luộc (Trước và sau khi sinh)
Trứng luộc (Trước và sau khi sinh)

Cà ri (Dùng nhiều vào tuần cuối thai kỳ)

Một số nghiên cứu cho hay, bột cà ri có công dụng kích thích các cơn co tử cung, thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Chính vì thế, trong những tuần cuối thai kỳ cho thêm bột cà ri vào thực đơn hàng ngày của mẹ cũng là cách sinh thường dễ dàng hơn.

Cà ri (Dùng nhiều vào tuần cuối thai kỳ)
Cà ri (Dùng nhiều vào tuần cuối thai kỳ)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?