Ăn uống luôn là điều quan tâm hàng đầu của các mẹ khi biết mình mang bầu. Nhất là trong giai đoạn đầu, các mẹ cần sử dụng những loại thực phẩm giúp an thai và cần tránh những loại thực phẩm gây hại cho bé. Trong toplist này mình xin tổng hợp các loại thực phẩm giúp an thai. Tạo môi trường thuận lợi cho bé phát triển trong những tháng tiếp theo của chu kỳ và có thể dùng thường xuyên cho tới khi con yêu chào đời khỏe mạnh, mẹ đừng bỏ lỡ nhé.
Măng cụt:
Măng cụt được gọi là 'Hoàng hậu của các loại trái cây”:
Bởi măng cụt không chỉ có vị thanh ngọt dễ ăn, gíá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng có trong măng cụt giúp mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng nóng trong và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung một lượng vừa đủ măng cụt còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất cho mẹ bầu.
Trong phần ăn được của quả măng cụt rất giàu dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho,… và vitamin như B1, C.
Măng tây:
Được xem là loại rau thần dược bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Đặc biệt măng tây Giàu axit folic còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người, giúp tổng hợp ADN và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh.
Bột sắn dây:
Hơn thế nữa, bột sắn dây rất giàu plavonodit – một hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Cho nên, sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.Tuy nhiên Mẹ bầu có các dấu hiệu như mệt mỏi, tay chân, người lạnh thì không nên uống nước sắn dây vì nó có tính hàn, khi vào cơ thể sẽ làm các bệnh lý này nặng hơn, và thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng.
Hơn nữa, khi mẹ có triệu chứng động thai kèm theo dấu hiệu co bóp dạ con thì nên tránh xa các món ăn, thức uống liên quan đến bột sắn dây.
Không nên lạm dụng bột sắn dây quá nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống một cốc thôi nhé.Tốt nhất, bạn hãy uống nước sắn dây chín, không nên uống sống vì khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ chất. Để dễ uống hơn thì bạn cho thêm ít đường, nhưng không nên nhiều quá vì đường có tính nóng nhé.
Bắp cải:
Cải bắp tốt cho bà bầu và cả phụ nữ sau sinh vì giàu chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3. Bắp cải là thực phẩm phổ biến, dễ kiếm, dễ chế biến, vì vậy các mẹ đừng quên thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày.
Đậu phụ:
Món tưởng chừng như đơn giản này lại có công dụng thật tuyệt vời đấy. Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo đặc biệt này mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.
Các loại thịt:
Đặc biệt là Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu ( thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm như gà, vịt, ngan, ... thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn ).
Sữa đậu nành:
Ốc:
Các loại thủy hải sản:
Táo:
Táo là loại trái cây mẹ bầu nên ăn nhiều nhất:
Trong các loại trái cây thì táo được xem là loại quả tốt nhất vì trong loại quả này có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin… ăn nhiều táo có thể giữ dáng mẹ bầu, tránh thừa cân, béo phì đồng thời giúp thai nhi có sức đề kháng tốt ngay từ trong bụng mẹ nữa đấy. Do đó bạn không thể quên bổ sung loại trái cây này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé. Tuy nhiên bạn cần lưu ý với táo bạn nên ăn cả vỏ để bảo toàn những dưỡng chất vốn có trong nó, mặt khác bạn có thể ăn tươi hay ép lấy nước nguyên chất uống đều rất tốt đấy nhé.
Các loại hạt:
Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào, hạt dẻ… có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt.
Tuy nhiên các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng hạt lạc, vì Lạc dễ gây dị ứng, mẩn ngứa.
Quả Bơ:
Quả bơ rất tốt cho sức khỏe bà bầu
Từ lâu bơ được xem là loại trái cây dành cho mẹ bầu vì trong quả bơ có chứa một hàm lượng cao chất folate có tác dụng ngăn ngừa dị tật ở thai nhi rất tốt, không những thế trong quả bơ còn chứa nguồn vitamin B6, A,E,D dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt hơn, mẹ bầu nên ăn bơ mỗi ngày và sử dụng một ít bơ chín trộn với sữa tươi, sữa chua để đắp mặt sẽ thấy làn da ngày càng trở nên mịn màng, hồng hào, căng tràn sức sống hơn rất nhiều đấy nhé.
Với quả bơ mẹ bầu có thể ăn tươi nhưng tốt nhất là xay bơ thành sinh tốt kết hợp với sữa đặc, sữa tươi, sữa chua và một ít nước cốt chanh nữa để thưởng thức hết vị ngon của loại trái cây này nhé.
Các loại hoa quả:
Bí ngòi, bí đao:
Bí ngòi được các nhà dinh dưỡng học cho vào “sách đỏ” vì giá trị dinh dưỡng cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể dùng để luộc, hấp, nấu canh, xào tôm hoặc làm xốt cho món mỳ Ý…
Nước Mía:
- Nước mía cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bà bầu.
- Làm giảm triệu chứng ốm nghén.
- Nước mía bảo vệ da của bà bầu.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Phòng chống các loại bệnh như ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
- Tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh vì chúng là nguyên nhân khiến cho thai nhi gây nên những kích ứng với mẹ bầu và có thể gây co bóp cổ tử cung dẫn đến hiện tượng động thai.
Các loại ngũ cốc:
Các loại rau xanh:
Rau muống, rau cải xoong, cải xanh, đậu bắp và các loại thuộc họ đậu như đậu Hà Lan, đậu đỗ xanh ( lưu ý cần rửa sạch và ngâm nước khoảng 20 phút do các loại đậu thường chứa nhiều thuốc trừ sâu ) …
Na:
Bên cạnh việc cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ cũng như năng lượng dồi dào, na còn có nhiều tác dụng quý giá khác như cải thiện hệ thống miễn dịch cho mẹ và bé, tăng nguồn sữa mẹ hay cải thiện cân nặng.
Hồng Xiêm:
Theo các chuyên gia sức khỏe phương Tây, quả hồng xiêm có nhiều chất dinh dưỡng, nhất là carbohydrate và năng lượng – hai yếu tố rất quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hồng xiêm có thể làm giảm triệu chứng suy nhược cơ thể và các dấu hiệu khác khi mẹ đang mang thai như buồn nôn hay chóng mặt.
Hơn nữa, bà bầu nên ăn hồng xiêm để ngăn ngừa các bệnh về viêm ruột, viêm dạ dày, và hội chứng ruột kích thích. Hồng xiêm còn giúp giảm đau nhức và co thắt cơ cho những chị em có bầu nữa.
Bòn Bon:
Bòn bon có chứa một lượng vitamin A cao hỗ trợ cải thiện da dẻ các mẹ căng mịn và hồng hào ngăn ngừa trình trạng rạn da, bên cạnh đó bòn bon còn có vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng giữa các cơ quan.
Tuy nhiên rất nhiều người bị dị ứng với trái bòn bon, ăn vào thường có hiện tượng đau quặn bụng ( tuyệt đối không nên ăn ngay vào sáng sớm lúc bụng đói, vừa ngủ dạy... )
Nước dừa:
- Làm da em bé trắng hồng: Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa có tác dụng giúp da bé trắng hồng mịn màng ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được điều này. Hầu hết các nhà khoa học cho rằng, màu da được quy định bởi sắc tố melanin có trong da và melanin bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền. Mặc dù vậy, nước dừa vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng, thích hợp với các mẹ trong thời gian mang thai.
- Tuy nhiên nên Hạn chế trong 3 tháng đầu: Tam cá nguyệt thứ nhất là khoảng thời gian mẹ bầu hay bị ốm nghén. Uống nước dừa trong khoảng thời gian này có thể làm tình trạng ốm nghén của mẹ diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi.
Súp lơ trắng, xanh:
Một bữa ăn súp lơ trắng, xanh sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%).
Cam:
Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm khi mang bầu, bạn sẽ làm tăng khả năng bị những vấn đề liên quan đến thai kì như viêm phổi, viêm phế quản lên gấp 5 lần. Cam chứa lượng vitamin C cao, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại nguy cơ bị ốm vặt.
Tỏi:
Ngoài ra Tỏi giúp bạn giảm nguy cơ bị tiền sản giật, hay còn gọi là chứng tăng huyết áp trong thai kì. Khoảng ¼ phụ nữ bị cao huyết áp sẽ dẫn đến chứng tiền sản giật trong thai kì. Và những người đã mắc bệnh này sẽ có nguy cơ bị bệnh tim gấp 2 lần sau này.
Các sản phẩm từ sữa:
- Sữa chua.
- Phomat. Bơ.
- Váng sữa.
Có những mẹ bầu không uống được sữa bầu do mùi vị hoặc bị dị ứng như nôn, đi ngoài. Các mẹ có thể thử dùng các sản phẩm khác từ sữa để bổ sung dưỡng chất và canxi.
Trà xanh:
Trà xanh - thức uống tốt cho mẹ bầu:
Trà xanh là một loại thức uống tăng cường sức khỏe vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, ngoài chức năng giải nhiệt, trà xanh còn là một bài thuốc chữa bệnh rất hữu ích. Không phải là ngoại lệ, trà xanh là thức uống rất tốt cho bà mẹ đang mang thai.
Trong lá chè xanh có chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người: Chất Phenol ngoài tác dụng làm chặt ruột, giải độc, sinh nước bọt còn góp phần làm chậm quá trình lão hoá. Ngoài ra, hàm lượng Vitamin trong lá chè cao chính là nguồn bổ sung Vitamin rất tốt cho cơ thể. Chất Flourid có chức năng bảo vệ răng. Thêm vào đó, các chất trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn, từ đó có tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch – nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. Do vậy việc uống trà xanh đều có lợi cho cả sự phát triển của thai phụ và thai nhi.
Nho chín:
Đây là loại thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu và thai nhi mà mẹ bầu nên ăn đều đặn hàng ngày. Trong nho chín có chứa rất nhiều vitamin A, vitamin B, hợp chất flavonol, chất folate, kali, natri, phốt pho, magie,… có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai, phát triển thị giác cho bé ngay từ trong bụng mẹ, hoàn thiện các tế bào gene, ngăn ngừa dị tật thai nhi và giảm hẳn nguy cơ chuột rút rất nguy hiểm cho mẹ bầu.
Với loại trái cây này, bạn có thể ăn tươi, ép lấy nước hay trộn với sữa chua, sữa tươi ăn hàng ngày đều rất ngon miệng và bổ dưỡng nhé.
Các loại Cá, tôm:
Nên Ăn nhiều cá đặc biệt là cháo cá Chép.
Tiêu thụ nhiều cá trong thai kỳ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Các loại cá giàu dinh dưỡng bao gồm: Cá cơm, cá da trơn, cá trích, cá hồi, cá minh thái, cá tuyết và tôm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh xa một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá kình, cá thu và cá mập.
Gia tăng chất béo có lợi.
Cá hồi là nguồn cung cấp Omega-3 tuyệt vời cho thai phụ. Bên cạnh đó, quả óc chó và hạt lanh cũng chứ rất nhiều chất béo lành mạnh.