Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 ngày càng tăng, tuy bệnh không còn nguy hiểm như xưa nhưng vẫn để lại ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Nhiều người sau khi mắc COVID-19 bị ho nhiều, mệt mỏi, khó thở, hụt hơi,... Ngoài việc theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn cải thiện chức năng phổi. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những thực phẩm tốt nhất cho phổi hậu COVID-19 bạn nhé!
Trà xanh
Trà xanh là thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam. Bước vào ngõ nhà bạn bè, ngồi xuống chiếc ghế gỗ giữa nhà rồi nhấp một ngụm trà xanh ấm nóng quả là không gì bằng. Cũng từ đó bao nhiêu câu chuyện cứ thế tuôn ra. Nhưng nếu bạn biết về lợi ích của trà xanh với sức khỏe của phổi, có lẽ bạn sẽ càng yêu mến thức uống này hơn.
Trà xanh có tác dụng chống ôxy hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại. Lá trà xanh còn có tác dụng phòng chống các bệnh như ung thư phổi, giảm cholesterol trong máu, phòng viêm khớp, tim mạch, truyền nhiễm…
Ngoài ra, uống trà xanh còn giảm 74-80% các gốc tự do phá hủy phổi và các tế bào khác sống lâu hơn, trường thọ và khỏe mạnh. Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamin tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.
Cách pha trà: Lá trà xanh sau khi mua về được rửa sạch, cho vào ấm bĩnh hãm, khoảng 10 phút sau là bạn có thể thưởng thức một ly trà xanh mát lành, thơm ngon rồi đấy!
Thực phẩm chứa magie
Magie là một khoáng chất cần thiết để cơ thể có thể vận hành tốt. Magie tham gia vào hàng trăm quá trình quan trọng của cơ thể, bao gồm quá trình kiểm soát cách thức hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh. Magie là một khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể, đây là một khoáng chất rất cần thiết cho sản xuất năng lượng, sự co cơ, chức năng thần kinh và duy trì xương chắc khỏe. Vì vậy, việc bổ sung magie cho cơ thể mỗi ngày là cần thiết.
Bổ sung magie giúp giảm nguy cơ ung thư. Bởi Magiê đóng vai trò trong hợp 300 phản ứng trao đổi chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự ổn định của màng tế bào, và bảo vệ các tế bào khỏi các kim loại nặng, như thủy ngân và chì. Các tế bào sẽ chết khi không có đủ Magiê. Magiê thấp ảnh hưởng không tốt đến tính thẩm thấu của tế bào và một số nghiên cứu khác đã cho thấy điều này có thể gây ra ung thư.
Magie là loại khoáng chất tốt cho bệnh nhân hen. Nó làm tăng dung tích phổi để nhận được nhiều oxy hơn. Những thực phẩm giàu magiê là các loại hạt, đậu, bơ, chuối, cá và quả khô. Ngoài ra, cung cấp magie thông qua đường tiêm tĩnh mạch IV cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng của tình trạng nhịp tim không đều, hen suyễn, đau thần kinh ở người bị ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đau đầu từng cơn theo chu kỳ và đau sau phẫu thuật.
Thực phẩm chứa folate (vitamin B9)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tăng cường lượng vitamin B có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi tới 50%. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ dựa trên việc thu thập thông tin về chế độ ăn uống và lối sống của hơn 385.000 người dân ở một số nước châu Âu.
Các mẫu máu được lấy lúc bắt đầu nghiên cứu và phân tích hàm lượng các loại vitamin B cùng chất hóa sinh liên quan như methionine - một axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất. Methionine có trong chế độ ăn uống của bạn. Những thành phần nói trên được cho là trợ giúp tích cực quá trình tổng hợp và sửa chữa ADN trong các mô cơ thể, có khả năng ngăn ngừa khiếm khuyết trong ADN gây ung thư.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ phát triển ung thư phổi giảm ít nhất 50% ở những người có nồng độ vitamin B6 và methionine cao. Khi vitamin B9 (folate) cũng hiện diện, nguy cơ này giảm tới 66%. Có thể thấy, những thực phẩm chứa folate rất tốt trong việc chống lại quá trình gây ung thư phổi và ngăn ngừa các bệnh về ung thư. Rau chân vịt, măng tây, củ cải và đậu lăng là những thực phẩm giàu folate.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, đóng một vai trò thiết yếu trong cơ thể của chúng ta, là một trong những loại vitamin bạn có thể bổ sung quanh năm nhờ nhiều loại thực phẩm. Vitamin C là một trong những loại vitamin cần thiết để bạn có cơ thể khỏe mạnh và thân hình đẹp. Nó đặc biệt là một đồng minh có giá trị của hệ thống miễn dịch và giúp tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Đây là điều cần thiết để chống lại virus và vi khuẩn gây các bệnh viêm nhiễm.
Vitamin C có khả năng làm giảm sự co thắt của phế quản thường xảy ra trong hoặc sau quá trình tập thể dục. Tình trạng co thắt phế quản do tập luyện khiến cho đường hô hấp bị viêm vì hạn chế sự lưu thông tự do của không khí đi vào phổi. Co thắt phế quản do tập luyện thường có những biểu hiện như thở khò khè, ho, khó thở,...
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin C là loại vitamin tốt cho phổi, bởi nó có thể làm giảm những phản ứng viêm cũng như khiến cho tình trạng co thắt phế quản do tập luyện xảy ra ít hơn. Vì vậy, vitamin C đóng vai trò như một chất kháng viêm làm giảm hiện tượng hẹp đường thở trong co thắt phế quản do tập luyện, gắng sức.
Các nguồn thực phẩm chính cung cấp vitamin C là trái cây và rau quả. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C điển hình như: ổi, trái cây họ cam quýt, ớt chuông vàng, mùi tây, bắp cải, bông cải xanh, quả kiwi, ớt đỏ, xoài,...
Củ cải
Củ cải được chứng minh là có lợi cho chức năng, làm giảm huyết áp và tối ưu hóa lượng ôxy, tất cả đều có thể giúp những người gặp khó khăn trong việc thở. Củ cải đường cũng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho phổi, như magie và kali.
Với hàm lượng vitamin C cao, củ cải trắng trở thành một trong những thực phẩm quý giá đối với hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng có tác dụng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, hỗ trợ việc chữa lành các mô và giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Củ cải trắng có chứa hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp làm thông mũi ở những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Uống nước ép củ cải trắng không chỉ làm thông thoáng đường thở bị tắc, loại bỏ chất nhầy dư thừa mà còn giúp chống lại bệnh tật.
Ngoài ra, đặc tính chống sung huyết ở củ cải trắng rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn, người thường bị chứng sung huyết đường hô hấp làm phiền. Một số nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét rằng củ cải trắng mang đến khả năng chống các kháng nguyên gây ra dị ứng đường hô hấp, từ đó giúp bảo vệ lớp lót mềm bên trong bộ phận này khỏi tình trạng nhiễm trùng.
Nhóm các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng
Tỏi: Chứa một chất hoạt tính được gọi là allicin. Chất này chống lại nhiễm khuẩn và giảm viêm cho phổi. Tỏi cũng có thuộc tính chống oxy hóa và giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi toàn bộ cơ thể vì chứa nhiều selen. Điều này giúp dự phòng ung thư phổi. Tỏi cũng tốt cho bệnh nhân hen và những người bị bất cứ bệnh nhiễm trùng phổi nào. Nhai 2-3 tép tỏi mỗi ngày hoặc uống lượng nhỏ nước ép tỏi sẽ có ích cho bệnh hô hấp.
Gừng: Gừng chứa nhiều vitamin C, magie và các chất có lợi cho cơ thể giúp kích thích hệ tiêu hóa, lưu thông máu hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tăng huyết áp và các căn bệnh ung thư, chống tắc nghẽn ở phổi. Ngoài ra, gừng là một loại thực phẩm có nhiều chất oxy hóa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các virus gây bệnh cảm lạnh, đột quỵ và thanh lọc phổi rất tốt.
Nghệ: Nghệ giúp giảm viêm phổi vì có đặc tính kháng viêm. Nghệ chứa một chất gọi là curcumin giúp loại bỏ những chất sinh ung thư.
Theo các chuyên gia, sự phối hợp của gừng, nghệ và tỏi mang lại tác dụng tuyệt vời để giải độc cho cơ thể, giúp bạn quét sạch những nhân tố gây hại cho lá phổi, thậm chí là giúp đẩy lùi các nguy cơ ung thư.
Nước
Đầu tiên, không thể không nhắc đến một loại thức uống không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của mỗi người - nước lọc. Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng trong cơ thể người và phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp… Nước có vai trò quan trọng trong việc đưa các chất dinh dưỡng tới các bộ phận, bôi trơn cơ khớp, mắt, đào thải chất thải,…
Ở người trưởng thành, chúng ta cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày dù có thể bạn không cảm thấy khát. Đây được coi là giải pháp khoa học nhất giúp bạn bảo vệ chức năng lọc của lá phổi và đây cũng là điều kiện cần và đủ để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng, khỏe mạnh, để chống lại sự tấn công của những chủng virus.
Nếu uống không đủ nước, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tế bào và các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Do đó, bạn nên uống đủ nước để bảo vệ cơ thể, loại bỏ những độc tố và bảo vệ được chức năng lọc của lá phổi nhé.
Các loại hạt
Nếu bạn không thích vị lạt của các loại ngũ cốc nguyên hạt, thì từ giờ bạn đã có thể yêu thích chúng hơn, vì chúng sẽ giúp tăng cường chức năng phổi cho bạn. Nhất là khi phổi đang được rất được chú ý trong thời đại dịch bệnh hiện nay. Bạn nên bổ sung dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt vì chúng chứa rất nhiều nhóm axit béo cũng như vitamin E và hạn chế dùng bánh mì hay mì ống.
Song song với các loại ngũ cốc, thì nhóm các loại hạt cũng sẽ rất tốt cho phổi của bạn. Bạn nên ăn nhiều hạnh nhân, hạt macca, quả óc,…để tăng hàm lượng vitamin E cũng như có cho mình một lượng axit béo vừa phải và là chất béo có lợi. Các loại hạt sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch cũng như góp phần cung cấp oxy nhiều hơn cho phổi.
Ngoài ra, các loại hạt cũng cung cấp cho cơ thể một lượng lớn khoáng chất và magie. Đây là những chất thiết yếu có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó làm giãn phế quản, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí cho hệ hô hấp.
Lê
Quả lê đã được sử dụng từ lâu trong Đông y để chữa các bệnh về phổi. Các thầy thuốc cho rằng trong những tháng mùa hè nóng nực, đờm có thể tích tụ trong phổi dẫn đến khó thở. Nước ép lê có tác dụng bôi trơn họng và giảm đờm. Tác dụng này là nhờ lê có một chất chống ô xi hóa là glutathione. Glutathione tăng cường khả năng miễn dịch của phổi và giúp ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn và vi rút thông qua điều hòa sự tích tụ chất nhày.
Nước ép lê chống khô họng và làm giảm đờm. Song đó không phải là những công dụng duy nhất của loại trái cây này. Hầu như không có chất béo và calo, nhưng lại rất giàu các vitamin thiết yếu, muối khoáng và các chất chống ô xi hóa, cũng như nhiều chất xơ, lê ngày càng được biết tới với những lợi ích cho sức khỏe.
Thời điểm tốt nhất để ăn lê là vào buổi sáng và trưa. Nếu ăn vào buổi tối thì không nên lên giường ngủ ngay sau khi ăn lê. Lúc này đường và chất xơ được giải phóng trong cơ thể có thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Ngoài ra, không nên ăn lê khi đói vì chất xơ có thể làm hỏng màng nhầy của cơ thể.
Cacao
Ca cao là 1 thành phần không thể thiếu giúp tạo ra chocolate. Từ lâu, bột ca cao đã được coi là một thực phẩm bổ dưỡng và có mùi vị thơm ngon. Tác dụng của ca cao trong y dược còn giúp làm thơm thuốc và giúp một số vị thuốc dễ uống hơn. Bơ ca cao là một chất béo đặc, màu trắng vàng, có mùi thơm và thường được dùng để chế thuốc hình đạn hoặc thuốc mỡ.
Cacao có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như giảm huyết áp, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, cải thiện lưu lượng máu não, cải thiện tâm trạng và các triệu chứng trầm cảm,... Trong đó, không thể không kể đến tác dụng đối với những người mắc bệnh hen suyễn. Trong cacao có chứa các hợp chất chống hen, như theobromine và theophylline. Theobromine có thể giúp trị ho dai dẳng. 100 gram cacao có thể cung cấp 1,9 gam theobromine. Theophylline giúp phổi của bạn giãn ra, đường thở thư giãn và giảm viêm.
Thực phẩm giàu carotene
Carotene là các sắc tố hữu cơ được tìm thấy trong thực vật và một số loại nấm và tảo đặc biệt. Carotene là những gì mang lại màu vàng cam rực rỡ cho những thứ như cà rốt, lòng đỏ trứng, ngô và hoa thủy tiên. Có hơn 750 loại carotene tự nhiên, nhưng chúng ta chỉ thấy khoảng 40 loại trong chế độ ăn uống bình thường của con người.
Phần lớn lợi ích của carotene đến từ khả năng chống oxy hóa của chúng. Carotene tốt cho mắt, tim mạch, bảo vệ lão hóa da và đem lại những lợi ích sức khỏe tiềm tàng. Trong dinh dưỡng, nhóm thực phẩm giàu carotene được đánh giá rất tốt cho phổi. Carotene được xác định là chất có khả năng chống lại oxy hóa, giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây ung thư phổi.
Carotene có trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ bao gồm: Cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chứa rất nhiều beta carotene là chất tiền vitamin A, khi ăn vào trong cơ thể sẽ chuyển vitamin A là chất quan trọng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt để phòng ngừa bệnh ung thư phổi, viêm phổi, hen suyễn... Ngoài ra, carotene còn có trong xoài, cà chua, mận, khoai lang, cải xoăn, rau bina, bí đao, quả mơ, quýt, chuối, củ cải xanh, ớt đỏ, ngô vàng,...
Bưởi
Bưởi là một loại trái cây được đánh giá an toàn nhất, thích hợp với nhiều người bởi độ chua ngọt, dịu mát và không lo hóa chất bởi được bao bọc bởi 1 lớp vỏ dày. Trong bưởi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, Kali, Canxi, Natri giúp phòng ngừa cảm cúm, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, bưởi chứa ít calo nên nó cũng là một loại thực phẩm giảm cân hiệu quả.
Bưởi là loại quả cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin B6, axit folic và magie… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của lá phổi, giúp cơ thể bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tổng thể. Đông y cho rằng, bưởi có tác dụng lý khí, hóa đờm, mát phổi, bổ huyết, kiện tì, là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Nếu ăn vào mùa thu sẽ có tác dụng bổ phổi. Ngoài ra nó còn có công dụng giảm triệu chứng ho cho những người bị cảm cúm…
Ngoài ra, bưởi còn có đặc tính chống ôxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Nên ăn bưởi vào buổi sáng sẽ giúp thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giảm viêm trong hệ hô hấp.
Táo
Một nhóm nghiên cứu Trường bệnh viện Đại học Y George (Anh) đã tiến hành nghiên cứu chế độ ăn tác động đến sức khỏe lá phổi của 2.500 nam giới trong độ tuổi 45-49. Kết quả là ăn táo xanh rất tốt cho phổi. Họ nhận thấy, những người ăn 5 trái táo trở lên vào mỗi tuần sẽ có lá phổi khỏe mạnh, đồng thời việc thực hiện chức năng cũng tốt hơn. Cụ thể là dung tích phổi của những người này lớn hơn 138ml.
Đặc biệt là táo xanh. Loại táo này chứa hàm lượng cao quercetin flavonoid - một chất chống lão hóa cũng được tìm thấy trong hành tây, trà và rượu vang đỏ. Chất này cực tốt để bảo vệ phổi tránh khỏi các tác hại của các chất gây ô nhiễm không khí cũng như khói thuốc lá... Chưa hết, táo cũng giàu vitamin C và vitamin E, rất tốt để ngăn ngừa bệnh hen suyễn, có lợi cho đường thở của bạn. Đặc biệt nồng độ cao của chất chống oxy hóa trong táo còn giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.
Nghiên cứu đăng tải trên Healthline cũng cho thấy, thường xuyên ăn táo có thể giúp thúc đẩy chức năng phổi. Ngoài ra, ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần giúp phổi hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ phát triển COPD.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải có hàm lượng calo và chất béo thấp song lại chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể như protein, chất xơ, chất sắt, can xi, vitamin và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, trong rau họ cải chứa hợp chất lưu huỳnh hữu cơ Sulforaphane - một dưỡng chất thực vật, sản sinh trong cây họ cải thông qua quá trình enzyme hóa khi các cây này bị côn trùng cắn, cắt ra hoặc nhai nát.
Khoa học đã chứng minh Sulforaphane là một hợp chất chống ung thư, nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Hơn nữa, Sulforaphane đã được nghiên cứu để phòng ngừa và điều trị một số loại ung thư, bao gồm dạ dày, bàng quang, vú, tuyến tiền liệt, phổi, đại tràng và da. Rau họ cải chứa chiết xuất có hiệu quả ức chế ung thư phổi, polyp đại tràng và ung thư da. Trong một nghiên cứu, điều trị bằng chiết xuất từ súp lơ xanh đã làm giảm hơn 57% tổn thương ADN ô xy hóa trong các tế bào ung thư.
Ngoài ra, rau họ cải còn giúp cơ thể loại bỏ các độc tố bao gồm: Rau cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau diếp xoăn… là những lựa chọn cho người muốn giữ phổi khỏe mạnh.
Thực phẩm chứa axit béo Omega-3
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học về Hô hấp và Chăm sóc Phê bình Hoa Kỳ, cho thấy ăn thực phẩm giàu chất béo omega-3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn do ô nhiễm không khí trong nhà (như nấu ăn, bụi, hút thuốc,...).
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Hô hấp Châu Âu, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Queen Mary ở London, tuyên bố rằng thiếu chất dinh dưỡng thích hợp và một chế độ ăn uống không cân bằng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Do đó, họ kết luận rằng phải bao gồm nhiều chất béo omega-3 hơn trong chế độ ăn uống của bạn từ khi còn nhỏ để ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Bên cạnh đó, axit béo omega-3 cũng có tác dụng chống viêm trên cơ thể chúng ta, có thể có lợi cho những người bị bệnh phổi mãn tính như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính). Do đó, bổ sung mọi chất dinh dưỡng thiết yếu vào chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể, theo NDTV Food.
Axit béo omega-3 làm giảm các triệu chứng bệnh hen như khó thở, thở khò khè… Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều a-xít béo omega-3 dần dần sẽ cải thiện được bệnh hen. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 là các loại cá biển: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá cơm... Ngoài ra, có thể ăn các loại dầu thực vật: Dầu đậu tương, dầu oliu, hướng dương…