Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ cần lượng chất xơ nhất định tùy theo độ tuổi: trẻ 1 - 3 tuổi: 19 gram/ngày; trẻ 4 - 8 tuổi: 25 gram/ngày; trẻ 9 - 18 tuổi: 26 - 38 gram/ngày. Do thói quen ăn uống của trẻ thiếu chất xơ, từ đó dẫn đến táo bón. Dùng thuốc điều trị táo bón đem lại hiệu quả cao nhưng đó không phải là phương pháp tốt nhất. Vì vậy, cần điều chỉnh thực đơn ăn uống giàu chất xơ để có thể ngăn ngừa và điều trị táo bón cho trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm trị táo bón rẻ tiền mà lại hiệu quả mà toplist muốn giới thiệu đến bạn.
Rau dền đỏ
Rau dền đỏ là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt, sát trùng, nhuận tràng…Trong các loại rau, rau dền đỏ thường gây thích thú cho trẻ bởi màu đỏ bắt mắt, chính vì vậy mà các mẹ thường chọn rau dền để tạo màu cho nhiều món ăn của trẻ. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, trị lỵ, mụn nhọt, đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, thì rau dền đỏ còn có công dụng trị táo bón ở trẻ rất nhạy.
Bên cạnh đó, loại rau này còn có vị ngọt, dễ ăn. Mẹ có thể nấu canh, luộc, hoặc nấu cháo cá lóc rau dền đỏ cho bé ăn để giúp phòng ngừa táo bón hàng ngày.
Dứa
Dứa giàu chất xơ, làm giảm axit và hiện tượng đầy hơi, rất tốt cho đường ruột. Dùng nước ép dứa sẽ giúp điều trị táo bón hiệu quả, lợi tiểu, điều trị nhiễm giun đường ruột. Ngoài uống nước ép, bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp khi đã làm sạch mắt dứa hoặc trộn cùng rau củ quả.
Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn dứa hoặc uống nước ép dứa quá nhiều sẽ không tốt cho dạ dày đâu mẹ nhé. Chỉ nên uống 1 ly nước ép hoặc ăn 1 quả dứa một ngày.
Đu đủ
Đu đủ có chứa enzym tiêu hóa tự nhiên giúp tiêu hóa thức ăn và quá trình thải cặn bã ra khỏi cơ thể, chữa trị táo bón và rối loạn tiêu hóa. Đu đủ còn giàu chất xơ chống táo bón và giảm tình trạng táo bón. Vì vậy đây là một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả.
Loại quả này còn chứa vitamin A tốt cho mắt của trẻ. Gọt vỏ và làm sạch đu đủ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước, thêm ít muối và cho trẻ uống, vắt thêm 1/2 quả chanh sẽ ngon hơn mẹ nhé.
Các loại đậu
Các loại hạt thuộc họ đậu chứa nhiều chất xơ, sắt, protein cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, đậu đỏ là một thực phẩm trị táo bón rất hiệu quả, có khả năng nhuận tràng, giúp đại tiện dễ dàng. Khi trẻ bị táo bón, mẹ hãy nấu cháo đậu đỏ cho trẻ ăn, vừa có tác dụng giải nhiệt, vừa giúp bệnh táo bón mau khỏi.
Các loại đậu nói chung bao gồm: Đậu Hà Lan, đậu Lăng,... là những đồ ăn có tác dụng nhuận tràng tốt do chứa lượng chất xơ cực lớn. Ví dụ: 182g đậu chín có chứa khoảng 80% lượng chất xơ khuyến cáo dùng hàng ngày. Đậu có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nên hiệu quả rất tốt trong cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Cách chế biến đậu rất đơn giản: Bạn có thể luộc rồi cho bé tự ăn hoặc xay ra nấu với cháo,...
Rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi)
Cải bó xôi được cho là phương thuốc tự nhiên trị táo bón mạn tính tốt nhất. Nó giúp làm sạch và cải thiện đường ruột. Tốt nhất là nên uống 100ml nước ép cải bó xôi hàng ngày. Cách này sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa.
Ngoài cung cấp chất xơ, rau bina còn rất giàu các vi chất như beta-carotene, vitamin C, vitamin E, canxi và sắt. Có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh thiếu máu do thiếu sắt, duy trì thị lực tốt, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ trẻ tăng trưởng tốt.
Để ăn ngon bạn nên nấu cải bó xôi chín vừa phải, nên nấu với canh cua, tôm hoặc sào với tỏi ăn rất ngon mà lại thay đổi khẩu vị cho trẻ.
Củ khoai lang
Không chỉ lá, củ khoai lang cũng rất tốt để khắc phục chứng táo bón cho trẻ. Củ khoai lang giàu chất xơ, có vị ngọt, tính bình, không độc. Khoai lang giúp nhuận tràng, bổ tì, tiêu ung nhọt…
Khoai lang chứa nhiều chất xơ không hòa tan dưới dạng cellulose và lignin, giúp làm tăng trọng lượng phân. Nó cũng có cả chất xơ hòa tan pectin. Nghiên cứu cho thấy, 1 củ khoai lang trung bình cung cấp chất xơ tương đương với 15% lượng được khuyên dùng. Ngoài việc hỗ trợ cải thiện táo bón, khoai lang cũng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu lớn nhanh hơn. Bạn có thể cho trẻ ăn khoai dưới dạng hấp, luộc, nướng. Với trường hợp chưa tự ăn được, sau khi chế biến, bạn có thể nghiền nhỏ khoai cho trẻ dễ hấp thụ.
Bánh mì lúa mạch đen
Đây là loại bánh mì truyền thống của châu Âu, giàu chất xơ, rất tốt cho tim cũng như hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu của Viện y học quốc gia Hoa Kỳ trên 51 người tình nguyện cho thấy, việc ăn 240g bánh mì lúa mạch đen có sự tăng đi đại tiện, phân mềm hơn rõ rệt sau 3 tuần sử dụng. Bạn có thể mua bánh mì này dễ dàng ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị gần nhà.
Cho dù là bánh mì kẹp (sandwich) hay bánh mì chấm nước sốt, bạn nên ăn bánh mì nguyên hạt để phòng chống táo bón. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất béo thấp, giàu chất xơ cũng như carbonhydrate phức hợp. Bạn nên kiểm tra bao bì cẩn thận, là "whole grain" (nguyên hạt) chứ không phải là whole wheat (nguyên bột mì). Ngoài ra cũng có thể dùng bánh mì ăn kiêng, bởi bánh mì ăn kiêng thường giàu chất xơ hơn.
Củ cà rốt
Ngoài chất xơ, cà rốt là nguồn thực phẩm giàu vitamin A, giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngoài ra còn giúp sáng mắt, chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc ung thư.
Cũng giống rau dền, cà rốt là thực phẩm có màu sắc mà nhiều trẻ yêu thích. Không chỉ vậy, loại rau củ này còn giàu chất xơ nên rất phù hợp để làm thức ăn chống táo bón cho trẻ. Không những thế cà rốt còn cung cấp một lượng lớn vitamin A giúp sáng mắt, chống oxy hóa và beta-carotene giảm nguy cơ ung thư.
Tuy tốt cho bé bị táo bón nhưng do hàm lượng chất xơ không hòa tan rất cao vì vậy các mẹ chỉ nên dùng với một lượng (không quá 150 g/tuần và chia làm nhiều bữa). Mẹ không nên cho ăn quá nhiều cà rốt để tránh cho tình trạng táo bón ở trẻ không bị nặng hơn.
Quả bơ
Quả bơ là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, tốt cho người bị táo bón. Quả bơ được nhiều mẹ lựa chọn cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Dầm nhuyễn thịt bơ, thêm vài hạt muối, trộn đều rồi cho trẻ ăn. Vậy là mẹ đã cung cấp đủ chất xơ cho trẻ, không lo trẻ bị táo bón nữa. Ngoài ra, kali, folate, vitamin E và chất béo trong quả bơ cũng rất an toàn cho trẻ nhỏ.
Mẹ có thể dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ, tiếp đến cho vào cốc bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé ăn. Vậy là với 1 cách rất đơn giản, mẹ không phải lo bé bị thiếu chất xơ nữa.
Khoai tây
Tương tự, khoai tây cũng rất tốt cho trẻ mắc chứng táo bón. Mẹ nên hấp (luộc) chín khoai tây, xay nhuyễn cho trẻ để giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cũng như tránh được tác dụng không tốt của dầu mỡ.
Một củ khoai tây nướng nguyên vỏ kích cỡ trung bình chứa khoảng 3,8 gram chất xơ giúp bạn chống lại chứng táo bón. Khoai lang nướng nguyên vỏ chứa đến 4,8 gram chất xơ. Khoai luộc và khoai nghiền cả vỏ là cách tốt nhất để ăn khoai.
Tuy nhiên bạn không nên ăn khoai tây chiên vì nó chứa nhiều chất béo. Thay vào đó, bạn có thể cắt miếng khoai như khi chiên, rắc lên gia vị, thêm dầu ô liu và nướng trong lò cho đến khi vỏ ngoài giòn. Khoai nướng trong lò ăn sẽ giống hệt khoai tây chiên mà lại không thừa calorie.
Trà chanh – mật ong
Dựa trên quan điểm của Đông y, quả chanh có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chống nôn, chữa ho và lợi tiêu hóa. Còn đối với mật ong, loại thảo dược này vừa là thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn đóng vai trò như loại thuốc trị táo bón. Mật ong có vị ngọt, tính bình, có công dụng giải độc, giúp điều hòa các dược liệu khác.
Hỗn hợp gồm mật ong, chanh tươi cùng với nước ấm rất có lợi trong việc thải độc gan, thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, nhất là khi được dùng vào buổi sáng. Lưu ý rằng, bạn nên pha mọi thứ vào nước ấm, tránh dùng nước lạnh để không làm ảnh hưởng dạ dày. Khi uống, bạn nên nhấp từng ngụm nhỏ để có hiệu quả tốt.
Bên cạnh công dụng trên, hỗn hợp này còn giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, điều trị chứng mất ngủ, làm sáng da, đồng thời điều hòa lượng đường trong máu, chống lại chứng mỏi cơ. Bạn còn chần chờ gì mà không tìm ngay những loại thực phẩm trị táo bón này cho bé ngay!
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, K và folat cực kỳ có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn chất xơ, khiến phân đi qua ruột dễ dàng hơn.
Bông cải xanh cũng giàu chất xơ và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bạn có thể hấp, luộc hay xào. Nếu trẻ bị táo bón, bạn hãy cho bé ăn bông cải xanh thường xuyên nhé. Ăn thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Quả mọng có múi
Quả mọng là nhóm trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, rất tốt cho cả trẻ em và người lớn. Khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn chỉ cần bổ sung các loại quả mọng có múi hàng ngày sẽ giúp làm tăng khối lượng, làm mềm phân, từ đó cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em hiệu quả.
Chất xơ trong các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây... giúp giảm táo bón bằng cách làm mềm phân. Hãy bổ sung các loại quả mọng vào sữa chua hoặc dùng chúng để làm sinh tố để điều trị táo bón hiệu quả tại nhà.
Rau mồng tơi
Là loại thực phẩm quen thuộc trong khẩu phần ăn cho trẻ bị táo bón, rau mồng tơi nhuận tràng, có tính hàn, giải nhiệt ngoài ra còn giúp đào thải chất béo rất tốt cho người có mỡ máu và đường huyết cao.
Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi, tầm tơi) là thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Trong đông y, rau mồng tơi có tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc, chỉ huyết, chỉ lỵ,… Còn theo y học hiện đại, mồng tơi chứa lượng lớn chất nhầy pectin – có tác dụng làm nhuận tràng rất tốt. Bởi vậy, khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn chỉ cần cho con ăn một bát canh rau mồng tơi hàng ngày, tình trạng đi đại tiện phân cứng, đau sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, một số loại ra cũng rất tốt trong việc điều trị táo bón cho trẻ như: rau lang, rau dền, bắp cải, rau đay, rau ngót… Các loại rau nên được chế biến luộc hơn xào, để giảm lượng dầu mỡ. Bên cạnh đó, không nên chế biến quá kỹ sẽ làm mất đi lượng chất xơ và vitamin sẵn có.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt giúp làm dịu hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột... nên từ lâu đã được xem là một trong những thực phẩm hàng đầu rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Mặc dù khi bị táo bón, bạn có thể được khuyên nên tránh xa các sản phẩm từ sữa nhưng sữa chua là một trường hợp ngoại lệ.
Sữa chua có chứa các chế phẩm sinh học như bifidobacterium longum hoặc bifidobacterium animalis mà các nghiên cứu đã chứng minh hỗ trợ tốt trong việc kích thích quá trình đại tiện diễn ra thường xuyên hơn. Mẹ có thể bổ sung sữa chua trong những bữa ăn dặm của bé.
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa lượng chất xơ rất lớn và có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ở các nước Anh, Mỹ thì đây là một loại thực phẩm phổ biến và được sử dụng rộng rãi cho trẻ nhỏ để chống táo bón tái phát. Mẹ có thể sử dụng bột yến mạch để làm bánh giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón.
Chỉ cần một bát bột yến mạch cho bữa sáng, nó có thể làm giảm táo bón đáng kể, vì yến mạch rất giàu chất xơ có thể làm mềm phân.
Mận khô
Mận khô giàu chất xơ, vitamin A, C và kali. Sorbitol (thành phần trong thuốc nhuận tràng) trong mận khô có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, làm mềm phân. Vì vậy, mận khô là phương pháp chữa bệnh táo bón hiệu quả, giúp hấp thụ canxi.
Một ly nước ép mận khô mỗi ngày cung cấp 10% lượng chất xơ được khuyến cáo, đồng thời cung cấp vitamin C và chất sắt. Có thể ăn mận khô thay vì uống nước ép cũng có tác dụng giảm táo bón.
Tuy nhiên cần lưu ý, mận sử dụng nên là giống mận tím chứ không phải mận đỏ, quả khô và nước ép từ loại mận này cho nhiều chất xơ giúp phân không bón lại. Với những ai không yêu thích hương vị của mận, bạn có thể mua mận tươi và ép lấy nước thay vì ăn quả khô. Nhưng so với cách ăn bình thường, thì nước ép cho lượng chất xơ thấp hơn. Lưu ý rằng việc tiêu thụ mận không đưa lại hiệu quả trị táo bón tức thì mà phải mất khoảng từ 1 đến 2 giờ.
Lê
Trong lê có 22% lượng chất xơ được khuyến nghị hàng này. Ngoài chất xơ, lê còn chứa 2 loại đường là fructose và sorbitol đặc biệt cao. Cả 2 chất này đều không được hấp thu tốt ở người, phần lớn ở lại trong đường tiêu hóa và có tác dụng kéo nước vào lòng mạch cho tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Ngoài ra, lê cũng có một lượng lớn vitamin C giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón rất tốt. Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp, ép nước uống hoặc làm bánh với phô mai.
Quả lê chứa nhiều chất xơ giúp ổn định hệ đường ruột của trẻ. Nước ép lê cũng chứa sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Trong quả lê chứa nhiều chất xơ và hàm lượng nước nhiều nên đây cũng là vị thuốc trị táo bón hiệu quả. Tuy không giàu vitamin như mận khô nhưng trẻ rất thích vị của quả lê.
Táo
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một quả táo trung bình có thể cung cấp 17% lượng chất xơ được khuyên dùng hàng ngày. Ngoài chất xơ không hòa tan, táo có chứa một loại chất xơ hòa tan là pectin.
Chất này được hệ vi khuẩn đường ruột lên men thành các chuỗi acid béo ngắn có tác dụng kéo nước vào ruột, làm mềm phân và giảm thời gian phân di chuyển trong ruột. Bởi vậy, khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn có thể sử dụng táo làm món tráng miệng vừa giàu dinh dưỡng lại giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này.
Nước
Một phương án cực tiết kiệm nhưng vô cùng công hiệu để xoa dịu sự khó chịu do táo bón mà chẳng mấy ai nhớ đến là nước. Phần lớn cơ thể chúng ta là nước, việc bổ sung nước có vai trò thanh lọc, làm sạch ruột và hỗ trợ ruột non tiêu hóa thức ăn tốt.
Theo khuyến cáo thì với nam giới nên uống ít nhất 3,7 lít và nữ giới là 2,7 lít mỗi ngày (có thể tính trung bình khoảng 6 – 8 cốc nước). Tuy vậy, lượng nước còn có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, cũng như thời tiết nóng hay lạnh.
Việc thiếu nước dễ khiến cho phân bị khô, cứng dẫn đến tình trạng táo bón, vì vậy bổ sung đủ nước sẽ làm phân mềm nên dễ dàng đào thải ra ngoài.