Top 8 Tin tức Giáo dục nổi bật nhất tháng 2 năm 2022

Trước sự bùng phát mạnh mẽ trở lại của dịch Covid-19, việc học trực tiếp hay online của học sinh, sinh viên vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ngoài ra còn rất nhiều tin tức nóng của ngành giáo dục tháng 2 này mà Toplist sẽ cập nhật sau đây, mời các bạn cùng theo dõi.

Đại học Kinh tế - Luật ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi

Tại tọa đàm “Uniprep - Sắp vào đại học” số thứ hai diễn ra mới đây, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP HCM chia sẻ về những thay đổi cụ thể trong phương thức tuyển sinh 2022, cũng như lưu ý sinh viên cần chuẩn bị gì và cần có tố chất nào để phù hợp với triết lý đào tạo của trường.


Theo thầy Dũng, trường vẫn giữ các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Tuy nhiên, năm nay có sự thay đổi về tỷ lệ trong phương thức xét tuyển, cũng như chú trọng làm thế nào để thu hút sinh viên giỏi.


Về phương án tuyển sinh cụ thể, năm 2022, ĐH Kinh tế - Luật dự kiến tuyển sinh theo 5 phương thức, gồm:

Xét tuyển thẳng chiếm tối đa 5% tổng chỉ tiêu. Trường thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy của Bộ Giáo dục Đào tạo. Ngưỡng xét tuyển là kết quả học THPT đạt 8,0 trở lên. Thứ hai là ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022 theo quy định ĐH Quốc gia TP HCM. Hiệu trưởng, ban giám hiệu giới thiệu một thí sinh giỏi nhất trường cấp ba theo hai tiêu chí chính: học lực giỏi và hạnh kiểm tốt trong 3 năm học; điểm trung bình cộng học lực ba năm thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Sách lớp 1 gây tranh cãi vì dạy thiếu chữ “P”

Ngày 24/2, ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Tiểu học Tô Hiến Thành - Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho biết trong một lần qua nhà người thân chơi và thấy cuốn Tiếng Việt lớp 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, ông phát hiện sách này không dạy chữ "P" một cách độc lập như các chữ cái khác, mà chỉ dạy "Ph".


Liên quan đến sự việc này, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" đã lên tiếng, ông cho rằng cần phân biệt chữ cái P và âm P trong cách dạy tiếng Việt. Ông khẳng định sách có dạy đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là quy định "cứng", không bộ sách giáo khoa nào có thể thay đổi vì bất cứ lý do gì.


Về câu hỏi cùng là tổng chủ biên hai bộ sách, nhưng một bộ dạy riêng âm "P" trong khi bộ kia thì không, ông Hùng cho biết ở bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, ông còn giữ chức vụ chủ biên nên chủ động chọn cách thiết kế bài giảng. Còn ở bộ Chân trời sáng tạo, ông trao quyền lựa chọn cho chủ biên. Ông Hùng khẳng định, sự khác nhau chỉ là cách dạy, không có bộ sách nào đúng hoặc sai.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Lớp 1 – 6 ngoại thành Hà Nội ngừng học trực tiếp

Sáng 27/2, tại cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hà Nội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương cho biết 15/18 huyện, thị xã ngoại thành đề nghị chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến với khối lớp 1-6 để đảm bảo an toàn cho các cháu. Sở đã trình đề xuất để UBND Thành phố quyết định.


Chiều cùng ngày, UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất dừng học trực tiếp với hơn 500.000 học sinh lớp 1-6 ở 18 huyện, thị ngoại thành từ ngày mai, cho đến khi có thông báo mới. Hiện tại, Hà Nội chỉ còn học sinh từ lớp 7 đến 12 học trực tiếp, từ 8/2.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Toàn bộ học sinh, sinh viên trở lại trường sau Tết Nguyên đán

Ngày 3/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ đã quyết liệt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đưa học sinh trở lại trường sau Tết.


Để chuẩn bị cho việc đi học an toàn, ngày 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế, đại diện Bộ Y tế và địa phương đã phân tích các điều kiện cần thiết cho việc mở cửa trường học, đồng thời thống nhất đây là yêu cầu cấp thiết và phải được làm sớm nhất ngay sau Tết.


Tại hội nghị, Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, các nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học”.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bộ Giáo dục đề xuất sớm tiêm vaccine cho trẻ 5 -11 tuổi

Chiều 25/2, Ủy ban Văn hóa Giáo dục tổ chức Phiên giải trình về nội dung "Dạy học trong bối cảnh Covid-19". Trong phiên giải trình, bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn kiến nghị Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi để phụ huynh yên tâm.


Cũng trong phiên giải trình, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết "Thủ tục mua vaccine cho trẻ 5-11 tuổi cơ bản đã xong, chúng tôi đang đề nghị với hãng cung cấp vaccine chậm nhất đến 30/4 để đẩy nhanh bao phủ vaccine cho trẻ độ tuổi này".


Sau phiên giải trình, Ủy ban Văn hóa Giáo dục sẽ hoàn thiện kết luận, gửi Thường vụ Quốc hội, đại biểu, Chính phủ và các bộ ngành làm cơ sở tiếp tục giám sát việc dạy và học trong bối cảnh Covid-19.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Những đại học nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ tháng 3

Năm 2022, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh bằng ba phương thức gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ) và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét học bạ, trường nhận hồ sơ đợt một từ 1/3 đến 29/4, thông báo kết quả vào 4/5.


Đại học Điện lực cũng đang thu hồ sơ xét tuyển bằng học bạ. Thí sinh có thể nộp ngay từ bây giờ cho đến 20/6.

Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội xét tuyển thẳng thí sinh có điểm học tập lớp 11, hoặc kỳ II lớp 11 và kỳ I lớp 12, hoặc cả lớp 12 đạt loại giỏi. Ngoài ra, trường cũng xét theo học bạ THPT, dựa vào kết quả học tập lớp 11 và kỳ I lớp 12 hoặc học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.


Một số trường khác như Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Thành Đô cũng đã nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ. Các chuyên gia lưu ý khi xem phương thức xét tuyển, thí sinh cần chú ý đến đối tượng xét tuyển, tiêu chí, yêu cầu để tránh nộp hồ sơ theo phương thức không phù hợp.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

TP.HCM đề xuất học sinh F1 trở lại trường không cần xác nhận của cơ quan y tế

Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đang đề xuất với UBND TP.HCM cho phép những học sinh là F1 đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, sau 5 ngày cách ly tại nhà theo dõi sức khỏe có thể tự test nhanh tại nhà, nếu kết quả âm tính có thể quay lại trường học trực tiếp.


Riêng đối tượng học sinh là F1 chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 (học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6...), sau thời gian hoàn thành cách ly tại nhà để theo dõi sức khỏe trong 7 ngày, vào ngày thứ 7 nếu có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính tại nhà có thể được trở lại trường học trực tiếp.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Trừ điểm thi đua của giáo viên mắc covid-19

Tại cuộc họp hội đồng chiều 26/2, Chủ tịch Công đoàn trường THCS Văn Điển công bố trừ thi đua với các giáo viên là F0, phải nghỉ ở nhà. Theo quy định mà cán bộ, nhân viên đã ký từ đầu năm, mỗi ngày nghỉ sẽ bị trừ 2 điểm. Cả đợt nghỉ của mỗi F0 là một tuần, trường trừ chung 10 điểm, riêng những giáo viên vẫn dạy trực tuyến trong thời gian nhiễm bệnh bị trừ 5 điểm.


Sáng 28/2, ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng Giáo dục huyện Thanh Trì, xác nhận, trường THCS thị trấn Văn Điển áp dụng quy chế thi đua từ đầu năm học 2021-2022, trong đó có các yếu tố về giờ, ngày công. Nếu không đảm bảo đủ số ngày đến trường, giáo viên sẽ bị trừ điểm, dù là nghỉ vì mắc Covid-19.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?