Top 51 Tin tức Xã hội hot nhất trong ngày hôm nay

Dưới đây là một số tin tức Xã hội được Toplist tổng hợp và cập nhật đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng, thông qua những bài viết này, bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin thú vị và bổ ích.

Thủ tướng: Tiếp tục tiêm vắc xin cho trẻ em, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên (2/12/2021)

Ngày 2/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2021. Tại phiên họp, trên cơ sở phân tích các mặt trong bối cảnh chung tình hình quốc tế và trong nước, nhất là khi biến chủng virus Omicron đang khiến dịch COVID-19 nguy hiểm hơn.


Thủ tướng Phạm Minh Chính điểm lại một số kết quả mà Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được trong tháng 11/2021 và những tháng vừa qua; bày tỏ đồng tình với các nhận định, ý kiến phát biểu của các đại biểu tại phiên họp.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế như: dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và dự báo còn diễn biến phức tạp hơn trước do nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron; số ca mắc và tử vong do COVID-19 có xu hướng tăng. Kinh tế - xã hội vẫn tiềm ẩn bất ổn như nguy cơ lạm phát, nợ công, chứng khoán, bất động sản, giải ngân vốn đầu tư công. An ninh, quốc phòng còn nhiều thách thức…

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nắm chắc, dự báo tốt tình hình, đặc biệt là về dịch COVID-19; kiên trì thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo nghị quyết 128.

Thủ tướng nhấn mạnh phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết và triển khai tiêm vắc xin an toàn, hợp lý, hiệu quả, phấn đấu đến hết năm cơ bản tiêm đủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; tiếp tục triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên; phải rà soát lại các quy trình và việc thực hiện trong quá trình tiêm chủng, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Đặc biệt tiếp tục nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch; người dân phải vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm công thức "5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2021 - Ảnh: báo Tuổi trẻ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2021 - Ảnh: báo Tuổi trẻ
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

TP.HCM: Thí điểm cấp giấy phép lái xe ngay sau khi có kết quả sát hạch (28/11/2021)

Ngày 28/11/2021, tại Trung tâm sát hạch lái xe Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM) đã diễn ra chương trình thí điểm cấp giấy phép lái xe ngay sau khi có kết quả sát hạch. Đây là đơn vị đầu tiên tại TP.HCM thực hiện việc cấp giấy phép lái xe ngay sau khi có kết quả sát hạch.


Sở Giao thông vận tải TP. HCM đã nghiên cứu và thực hiện thí điểm rút ngắn thời gian trả kết quả giấy phép lái xe, thay vì sau 10 ngày theo quy định. Do vậy người dân sẽ được nhận giấy phép lái xe ngay trong ngày. Để thực hiện được thí điểm này, Sở đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đường truyền và thủ tục liên quan trong vòng 6 tháng qua để có thể làm thí điểm cấp bằng lái trong ngày cho người dân.


"Đây là một trong những hoạt động cải cách thủ tục hành chính của sở và thành phố trong năm 2021. Sau thí điểm này, chúng tôi sẽ cố gắng triển khai đại trà để đáp ứng nhu cầu của người dân", ông An cho biết.


Anh Phan Ngọc Anh (31 tuổi, làm nghề tài xế) chia sẻ: "Hôm nay tôi thấy thủ tục cấp giấy phép lái xe làm rất nhanh chóng. Sở Giao thông vận tải rút ngắn thời gian cấp, hỗ trợ người dân rất nhiều. Tôi làm tài xế nên bằng lái rất cần. Nếu thời gian chờ nhận bằng chậm thì mình phải nghỉ việc, khi nào có bằng mới lái xe được".

Đây là đơn vị đầu tiên tại TP.HCM thực hiện việc cấp giấy phép lái xe ngay sau khi có kết quả sát hạch. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Đây là đơn vị đầu tiên tại TP.HCM thực hiện việc cấp giấy phép lái xe ngay sau khi có kết quả sát hạch. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Người dân được nhận bằng lái ngay trong ngày thi. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Người dân được nhận bằng lái ngay trong ngày thi. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)

Lịch đi học trở lại của một số tỉnh thành trên cả nước (26/11/2021)

Tính đến ngày 26/11/2021, một số địa phương trên cả nước đã có lịch cho học sinh trở lại trường học. Cụ thể:

  • Tại Hải Phòng, từ ngày 24/11, học sinh 6 trường trên địa bàn hai xã Tiên Minh và Toàn Thắng đã tạm dừng đến trường. Theo đó, học sinh tiểu học và THCS sẽ chuyển sang học trực tuyến. Ngoài ra, học sinh các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện vẫn đi học bình thường.
  • Tại Lào Cai, trên 2.500 học sinh ở thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương sẽ đi học trở lại vào ngày 27/11. Toàn bộ học sinh từ mầm non, tiểu học và THCS tại thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương được nghỉ học tập trung tại trường từ ngày 22-16/11 và chuyển sang học trực tuyến.
  • Tại TP. HCM một trong những điều kiện quan trọng để đón học sinh quay trở lại trường là đã tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Theo lộ trình dự kiến, ngày 10/12, học sinh khối 9, 12 ở những vùng an toàn sẽ được đến trường.
  • Tại An Giang, Sở GDĐT xác nhận đã ban hành công văn cho giáo viên và học sinh cấp tiểu học được tạm nghỉ dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình từ ngày 29/11 đến hết 5/12/2021.
  • Tại Thái Nguyên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đảm bảo an toàn, các nhóm trẻ, trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tạm dừng đến trường, tổ chức dạy học trực tuyến từ 25/11.
  • Tại Hòa Bình, toàn bộ trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên tạm dừng việc học trực tiếp tại nhà trường bắt đầu từ ngày 26/11 đến hết ngày 27/11.
  • Tại Thái Bình, tính đến ngày 24/11, 5/8 địa phương trên toàn tỉnh đã cho học sinh đi học trở lại. Ba địa phương tiếp tục cho học sinh học trực tuyến là huyện Vũ Thư, Kiến Xương và TP. Thái Bình.
  • Tại Kiên Giang, theo dự kiến, Kiên Giang sẽ cho học sinh lớp 12 đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 được đến trường học trực tiếp từ ngày 29/11 và học sinh lớp 10, 11 được đến trường học trực tiếp từ ngày 6/12. Riêng học sinh lớp 9 sẽ đến trường học trực tiếp từ ngày 10 - 15/12 nếu trước khoảng thời gian này các em tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Học sinh được trang bị đầy đủ, đảm bảo an toàn khi đi học trở lại. (Ảnh: vnexpress)
Học sinh được trang bị đầy đủ, đảm bảo an toàn khi đi học trở lại. (Ảnh: vnexpress)
Một số tỉnh thành vẫn tiếp tục triển khai cho học sinh học trực tuyển. (Ảnh: internet)
Một số tỉnh thành vẫn tiếp tục triển khai cho học sinh học trực tuyển. (Ảnh: internet)

Bệnh viện dã chiến TP. HCM phải kê giường cho F0 nằm hành lang vì quá tải (27/11/2021)

Theo thông tin được cập nhật đến hôm nay, ngày 27/11/2021, bệnh viện dã chiến tại quận Tân Bình (TP. HCM) liên tục tiếp nhận nhiều ca F0. Số lượng ca mắc tăng gấp đôi khiến bệnh viện quá tải, phải kê thêm giường xếp cho bệnh nhân nằm ngoài hành lang.


Bác sĩ Hồ Hữu Đức, Phó giám đốc Bệnh viện đa tầng Dã chiến số 19 cho biết, những ngày qua số ca F0 ngày càng tăng, số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cao nhất từ lúc lập bệnh viện dã chiến đến nay gây áp lực cho khu điều trị. Hiện tại, bệnh viện đang tiếp nhận hơn 800 ca F0 ở các tầng.


Được biết, bệnh viện dã chiến này quy mô 1.000 giường nhưng hiện chỉ có 720 giường. Khu vực điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và trung bình đã kín chỗ. Đa số những bệnh nhân được điều trị nơi đây tuổi cao, sức yếu, có bệnh nền, vì vậy việc chăm sóc cần hết sức cẩn thận.


Khoảng 2 tuần nay, số người mắc Covid-19 đang tăng nhanh đột biến. Trước đây, khu vực nặng trung bình một ngày dưới 10 bệnh nhân, nay tăng trung bình trên 20 bệnh nhân/ ngày. Số lượng bệnh nhân tăng cao mỗi ngày đã gây áp lực lớn lên tất cả các tuyến điều trị của Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng quận Tân Bình.

Hình ảnh bệnh viện dã chiến tại quận Tân Bình. (Ảnh: Vietnamnet.vn)
Hình ảnh bệnh viện dã chiến tại quận Tân Bình. (Ảnh: Vietnamnet.vn)
Bệnh viện quá tải, bệnh nhân ngồi la liệt ở ngoài hành lang. (Ảnh: Vietnamnet.vn)
Bệnh viện quá tải, bệnh nhân ngồi la liệt ở ngoài hành lang. (Ảnh: Vietnamnet.vn)

Hà Nội: Rào chắn đường La Thành, xét nghiệm người dân vùng nguy cơ cao (29/11/2021)

15 giờ chiều ngày 29/11/2021, lực lượng chức năng đã rào chắn một đoạn đường La Thành (Hà Nội) để xét nghiệm diện rộng cho người dân ở vùng nguy cơ cao.


Theo đó, lực lượng chức năng đã căng dây rào một đoạn đường La Thành (đoạn từ ngã tư La Thành – Hoàng Cầu đến La Thành – Tôn Đức Thắng), yêu cầu người dân không đi qua khu vực này.


Lãnh đạo phường Ô Chợ Dừa cho biết, việc rào đường này nhằm phục vụ xét nghiệm diện rộng toàn bộ người dân khu vực Đê La Thành, đây là khu vực nguy cơ cao. Mỗi nhà sẽ cử đại diện một người để thực hiện xét nghiệm Covid-19.

Dự kiến việc xét nghiệm này sẽ hoàn thành ngay trong chiều 29/11.

Đầu đường La Thành đoạn ngã tư La Thành - Hoàng Cầu được căng dây. (Ảnh: Vietnamnet)
Đầu đường La Thành đoạn ngã tư La Thành - Hoàng Cầu được căng dây. (Ảnh: Vietnamnet)
Dự kiến công tác lấy mẫu này sẽ hoàn tất ngay trong chiều 29/11. (Ảnh: Vietnamnet)
Dự kiến công tác lấy mẫu này sẽ hoàn tất ngay trong chiều 29/11. (Ảnh: Vietnamnet)

Thông tin “Thành phố Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn” là không chính xác (26/11/2021)

Trưa ngày 26/11/2021, người dân TP. HCM xôn xao trước thông tin TP Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn, siêu thị sẽ đóng cửa hết.


Cụ thể, thông tin đó có nội: "Thông tin khẩn từ Văn phòng Chính phủ (vừa họp xong với Bộ Quốc Phòng, mai ra thông báo). Thành phố Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn. Siêu thị sẽ đóng cửa hết; siêu thị chuỗi lớn sẽ ký hợp đồng với quân đội để cung ứng lương thực cho dân..."


Theo khẳng định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 26/11, nội dung thông tin khẩn từ Văn phòng Chính phủ trên là hoàn toàn bịa đặt, không đúng sự thật. Bởi vì hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Thành phố đang chuyển sang trạng thái "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19". Do đó, không có chuyện các chuỗi siêu thị sẽ đóng cửa.


Từ sự việc trên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch đề nghị người dân cần tỉnh táo, không nên tin vào các thông tin bịa đặt trên mạng xã hội. Đặc biệt là phải luôn tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của Thành phố.

Các siêu thị trên địa bàn TP. HCM vẫn hoạt động bình thường. (Ảnh: Internet)
Các siêu thị trên địa bàn TP. HCM vẫn hoạt động bình thường. (Ảnh: Internet)
Nguồn thực phẩm tại các siêu thị vẫn rất dồi dào, người dân hoàn toàn có thể yên tâm. (Ảnh: internet)
Nguồn thực phẩm tại các siêu thị vẫn rất dồi dào, người dân hoàn toàn có thể yên tâm. (Ảnh: internet)

Trả lại tiền mua kit test Covid-19 cho người dân (1/12/2021)

Một người dân cho biết ngày 1/12, gia đình test nhanh xong thì cán bộ thôn thu 200.000 đồng nói để mua kit test. Ngay đêm qua, cán bộ thôn mang đến tận nhà trả lại nói không thu nữa, người dân tự đi mua kit để test nếu có nhu cầu.


Ông Lê Xuân Hướng, Chủ tịch xã Hải Dương, cho biết sau khi có chỉ đạo của thành phố, xã đã yêu cầu các thôn trả tiền lại tiền. Do mới thu nên xã cũng chưa thống kê có bao nhiêu hộ dân đã nộp.


Một ngày trước, chính quyền xã Hải Dương chỉ đạo các thôn thu mỗi hộ dân 200.000 đồng mua kit test trong tuần lễ tầm soát diện rộng Covid-19 do thành phố phát động. Ông Lê Xuân Hướng giải thích, mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 40.000 đồng, phí test mỗi hộ gần 220.000 đồng, trong khi ngân sách không đủ. Vì thế xã thu tiền để mua kit, sau này được hỗ trợ sẽ cân đối hoàn lại.


Khẳng định xã Hải Dương làm chưa đúng chủ trương của thành phố, ông Phan Thiên Định, Bí thư TP Huế, cho rằng chính quyền xã chỉ nên vận động người dân tự mua kit test. Ai không biết chỗ mua, xã có thể mua giúp, nhưng người dân phải đồng thuận, không phải thu cố định mỗi hộ 200.000 đồng.


Do số ca nhiễm trong cộng đồng tăng, thành phố Huế tổ chức tuần cao điểm xét nghiệm diện rộng 36 xã, phường từ ngày 29/11 đến 5/12. Mục tiêu mỗi nhà có ít nhất một người test Covid-19 để sàng lọc, tách F0. Ngoài ngân sách địa phương, thành phố vận động người dân tự mua kit.

Người dân xã Hải Dương test nhanh Covid-19. (Ảnh: Vnexpress)
Người dân xã Hải Dương test nhanh Covid-19. (Ảnh: Vnexpress)
Hình ảnh que test nhanh. (Ảnh: internet)
Hình ảnh que test nhanh. (Ảnh: internet)

Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch trong mùa Đông Xuân (25/11/2021)

Ngày 25/11/2021, bộ y tế vừa có công văn hỏa tốc với nội dung Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch trong mùa Đông Xuân này.


Theo đó khí hậu và thời tiết Đông Xuân có nền nhiệt lạnh và độ ẩm cao, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển. Nguy cơ lây lan và bùng dịch rất lớn nếu như không có biện pháp quyết liệt triển khai phòng chống kịp thời.


Bộ y tế khuyến cáo, các địa phương cần xây dựng kịch bản linh động, đáp ứng được các tình huống khi bất chợt bùng phát dịch. Đặc biệt, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.


Một điều cần được tập trung đẩy mạnh đó là tập trung nâng cao tiến độ tiêm chủng, bao phủ vaccine cho người dân; tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở để ứng phó thường xuyên, kịp thời.


Bên cạnh phòng chống dịch bệnh Covid-19, các địa phương cần cảnh giác và đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Ngoài ra, cần triển khai công tác tiêm chủng đối với các bệnh có vaccine phòng ngừa như sởi, ho gà, rubella,...

Thời tiết đông xuân mưa, lạnh rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát triển (Ảnh: Internet)
Thời tiết đông xuân mưa, lạnh rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát triển (Ảnh: Internet)
Tập trung đẩy mạnh công tác tiêm chủng tại các địa phương (Ảnh: Internet)
Tập trung đẩy mạnh công tác tiêm chủng tại các địa phương (Ảnh: Internet)

Covid-19 diễn biến phức tạp, Sóc Trăng cấp “thẻ xanh” cho người bán vé số (2/12/2021)

Tối 2/12, theo thông cáo báo chí của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, trong ngày, tỉnh này ghi nhận thêm 793 ca mắc Covid-19, số ca khỏi bệnh là 620 trường hợp, tử vong là 3 trường hợp.


Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Y tế tỉnh vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết Sóc Trăng tổ chức cấp "thẻ xanh" cho người bán vé số lẻ đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trên địa bàn TP Sóc Trăng.


Đây được xem là giấy "thông hành" mà người bán vé số lẻ phải đeo khi đi bán dạo. Ông Lê Văn Khanh, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết Sóc Trăng, cho biết việc cấp "thẻ xanh" cho người bán vé số dạo đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin nhằm vừa bảo đảm điều kiện phòng chống dịch vừa hỗ trợ, tạo điều kiện cho người bán vé số dạo có thu nhập, tăng niềm tin cho khách hàng khi mua vé số.


Tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ cấp 7.000 "thẻ xanh" cho người bán vé số dạo trong tỉnh.

Thông cáo báo chí ngày 2-12 của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: Báo Người lao động)
Thông cáo báo chí ngày 2-12 của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: Báo Người lao động)
Nhiều người bán vé số dạo ở Sóc Trăng được cấp
Nhiều người bán vé số dạo ở Sóc Trăng được cấp "thẻ xanh" để mưu sinh.(Ảnh: Báo Người lao động)

Nghiên cứu "nguy cơ khi đi thang máy với F0" (26/11/2021)

Tối ngày 26/11/2021, Công điện số 25 được Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký, ban hành. Một trong những nội dung quan trọng đó là giao cho Sở Y tế Hà Nội phân tích nguy cơ lây nhiễm với trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine, đeo khẩu trang và đứng cùng thang máy với F0 trong thời gian ngắn.


Theo đó, Sở Y tế thành phố sẽ phân loại F1, F2, phân tích nguy cơ (bao gồm việc đi chung thang máy với F0) trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn. Từ đó đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo biện pháp phù hợp.


Trước đó, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội hôm 10/11, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đã nêu tình huống: Người tiêm 2 mũi vaccine, thực hiện 5K, chỉ tiếp xúc vài giây trong thang máy với F0 vẫn phải đi cách ly tập trung 14 ngày, trong khi đủ điều kiện cách ly tại nhà?.


Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận vấn đề này đã xảy ra với một vài địa phương, trong đó có Hà Nội. "Chúng tôi đã trao đổi với thành phố Hà Nội, với những trường hợp như vậy, chúng ta không bắt buộc phải cách ly tập trung 14 ngày và trong hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rất rõ", Bộ trưởng Long nói và cho biết thêm, với những trường hợp này chỉ cần cách ly tại nhà 7 ngày.


Thống kê của TP Hà Nội, từ ngày 11/10 đến 25/11, thành phố ghi nhận 4.817 ca mắc. Đặc biệt, số ca cộng đồng tăng nhanh với 1.704 trường hợp, các ca mắc do lây nhiễm thứ phát cũng tăng lên.

Nhân viên y tế khử khuẩn thang máy khi tòa nhà có ca nhiễm Covid-19. (Ảnh: vnexpress)
Nhân viên y tế khử khuẩn thang máy khi tòa nhà có ca nhiễm Covid-19. (Ảnh: vnexpress)
Số cá F0 trong cộng đồng liên tục tăng trong những ngày gần đây. (Ảnh: internet)
Số cá F0 trong cộng đồng liên tục tăng trong những ngày gần đây. (Ảnh: internet)

Ngày 25/11 là ngày tiêm vaccine đợt 1 cuối cùng cho trẻ em tại Hà Nội (25/11/2021)

Theo kế hoạch, tại Hà Nội sẽ triển khai tiêm vaccine Pfizer phòng Covid-19 cho trẻ em. Nhóm tuổi đủ điều kiện tiêm là từ 12 đến 17 tuổi, gồm trẻ không đi học nhưng sinh sống ở Hà Nội và trẻ đi học tại các trường trên địa bàn thành phố. Một lưu ý rằng chỉ sử dụng vaccine theo chỉ định của nhà sản xuất và Bộ y tế và dự định tiêm xong trước ngày 25/11/2021.


Quận Đống Đa được tiếp nhận số lượng nhiều nhất, với 19.188 liều; huyện Đông Anh nhận 15.894 liều, quận Cầu Giấy nhận 15.665 liều, huyện Ba Vì nhận 12.414 liều, quận Nam Từ Liêm nhận 12.312 liều, quận Hà Đông nhận 11.478 liều. Các quận, huyện, thị xã còn lại tiếp nhận từ hơn 5.000 đến 11.000 liều. Riêng đối với những trường hợp trẻ em mắc các bệnh nền, mãn tính như tim mạch, phổi, hệ tiêu hóa,... vaccine sẽ được bàn giao cho các bệnh viện để thực hiện tiêm cho trẻ.

Sau 2 ngày tiêm đầu tiên, đã có 26/30 quận, huyện, thị xã triển khai tiêm, kết quả là đã tiêm cho hơn 133.000 trẻ.


Dự kiến sẽ có 791.921 trẻ được tiêm, trong đó có 519.547 trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi và 272.374 trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Vaccine Pfizer được chỉ định tiêm cho trẻ em tại Hà Nội (Ảnh: Internet)
Vaccine Pfizer được chỉ định tiêm cho trẻ em tại Hà Nội (Ảnh: Internet)
Quy trình tiêm vaccine cho học sinh tại trường THPT được đảm bảo an toàn (Ảnh: Internet)
Quy trình tiêm vaccine cho học sinh tại trường THPT được đảm bảo an toàn (Ảnh: Internet)

Nguy cơ tái lây lan dịch tả lợn Châu Phi, người chăn nuôi "ngóng" vaccine (25/11/2021)

Ngày 25/11/2021, Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành chỉ thị của Thủ tướng về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.


Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp trở lại. Dịch này đã xảy ra tại 2.275 xã của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng số lợn buộc tiêu hủy trên 230.000 con, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng đàn. Theo thống kê của Cục Thú y mới nhất, từ giờ đến cuối năm, số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy có khả năng lên tới 300.000 con. Theo Cục Thú y, dịch bệnh này đã gây tổn thất hơn 30.000 tỉ đồng, ảnh hưởng lớn sinh kế của trên 3,5 triệu hộ chăn nuôi, hàng trăm doanh nghiệp, tác động trực tiếp, rất lớn đến CPI và xuất khẩu sang các nước.


Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung các nguồn lực để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Đặc biệt, cần nêu cao công tác phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi kịp thời, hiệu quả để đảm bảo nguồn cung thịt heo vào dịp Tết Nguyên đán và thời gian tiếp theo.


Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh, tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Bởi vì những khu vực này thường xuyên có người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh dịch tả lợn châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu xảy ra vi phạm thì cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện và kéo dài rất lâu, người dân mong ngóng vaccine đã lâu nhưng chưa có biện pháp nào khống chế. Trước đây, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có một vài lần đề cập đang thử nghiệm vắc xin dịch tả heo châu Phi và dự kiến quý 2/2021 sẽ có để "cứu" cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Tuy nhiên, thử nghiệm này vẫn chưa được hoàn thành và đưa ra thử nghiệm.

Những dấu hiệu cho thấy lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi (Ảnh: Internet)
Những dấu hiệu cho thấy lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi (Ảnh: Internet)
Số heo mắc bệnh phải tiêu hủy ngày càng tăng (Ảnh: Internet)
Số heo mắc bệnh phải tiêu hủy ngày càng tăng (Ảnh: Internet)

Hạ Long xét nghiệm PCR cho 100% người dân xã Thống Nhất (28/11/2021)

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã quyết định xét nghiệm PCR cho tất cả người dân xã Thống Nhất trong tối 28/1. Mục tiêu đến 6h ngày 29/11/2021 sẽ đưa mọi hoạt động trên địa bàn xã trở lại bình thường.


Theo báo cáo của Sở Y tế, trong ngày 28/11/2021, Quảng Ninh ghi nhận 24 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại 5 địa phương, gồm: Hạ Long, Hải Hà, Đầm Hà, Đông Triều, Móng Cái, Tiên Yên. Hiện nay, tổng số trường hợp đang điều trị tại cơ sở y tế là 318 ca mắc COVID-19. Theo đó, đúng 19h ngày 28/11, thành phố huy động lực lượng y tế để triển khai xét nghiệm cho 100% người dân trên địa bàn xã Thống Nhất và những khu vực có nguy cơ cao.


Trước sự gia tăng các ca mắc trong cộng đồng ở xã Thống Nhất - địa phương có dân số đông, liên quan đến nhiều nhà máy, chợ dân sinh, UBND thành phố Hạ Long đã chỉ đạo thành lập 9 chốt kiểm soát phòng chống dịch trên các trục đường ra vào địa bàn xã Thống Nhất. Công an thành phố, Ban Chỉ huy quân sự thành phố, UBND xã Thống Nhất và các xã lân cận (Lê Lợi, Sơn Dương, Vũ Oai, Hòa Bình) tăng cường lực lượng, đảm bảo quân số trực 24/24h; tạm dừng hoạt động của tất cả các nhà hàng, quán ăn, sửa xe… dọc Quốc lộ 279.


Bên cạnh đó, UBND các địa phương ban hành sẵn sàng các quyết định thành lập Trạm y tế lưu động. Cùng với đó là tiếp tục chuẩn bị khu thu dung, cách ly, điều trị cho F0 không triệu chứng mà gia đình không đủ điều kiện để tại nhà, nhưng chưa cần tới bệnh viện, để giảm áp lực cho các cơ sở y tế. Đặc biệt, vận động ít nhất mỗi người dân phải có 1 test nhanh dự phòng.

Người dân tập trung tại nhà văn hóa Thôn chợ để xét nghiệm PCR (Ảnh: Báo pháp luật)
Người dân tập trung tại nhà văn hóa Thôn chợ để xét nghiệm PCR (Ảnh: Báo pháp luật)
Cán bộ y tế và người dân
Cán bộ y tế và người dân "trắng đêm" làm xét nghiệm (Ảnh: Báo pháp luật)

Thanh Hóa: Thêm một ca tử vong sau khi tiêm vaccine (25/11/2021)

Trưa ngày 25/11/2021, theo nguồn tin từ sở y tế Thanh Hóa, thêm một nữ công nhân tại Nông Cống tử vong sau khi tiêm Vero Cell.


Trước đó vào ngày 23/11/2021, hàng trăm công nhân Công ty TNHH giày Kim Việt nơi nữ công nhân làm việc được tiêm vắc xin Vero Cell để phòng COVID-19. Ngày 24/11/2021, có hai nữ công nhân tử vong sau khi tiêm và hiện tại con số này đã nâng lên là 3 người.


Trước khi có kết quả điều tra và thông báo mới, sau khi xảy ra sự cố, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo UBND huyện Nông Cống tạm dừng tiêm vắc xin Vero Cell cho người dân trên địa bàn.


Được biết, trước khi tiêm vaccine, tất cả công nhận tại công ty đều được tư vấn và thăm khám đầy đủ. Trong quá trình tiêm ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm, trong đó có 5 trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ sau tiêm. Các trường hợp này đã được cán bộ y tế cấp cứu ngay tại chỗ và chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa để điều trị. Tuy nhiên do tình trạng bệnh diễn biến quá nhanh, 3 trường hợp đã không qua khỏi. Nguyên nhân bước đầu được cho là do tai biến nặng trong quá trình tiêm vaccine.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - nơi đang điều trị, theo dõi các bệnh nhân bị phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin Vero Cell tại huyện Nông Cống (Ảnh: Tuoitre.vn)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - nơi đang điều trị, theo dõi các bệnh nhân bị phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin Vero Cell tại huyện Nông Cống (Ảnh: Tuoitre.vn)
Nữ công nhân tử vong sau gần 48h tiêm vaccine Vero Cell (Ảnh: Vietnamplus.vn)
Nữ công nhân tử vong sau gần 48h tiêm vaccine Vero Cell (Ảnh: Vietnamplus.vn)

F0 trong cộng đồng tăng cao, Quảng Nam tạm dừng các hoạt động dịch vụ (26/11/2021)

Từ ngày 24 đến 25/11/2021, Quảng Nam ghi nhận 92 ca mắc mới, trong đó 47 ca cộng đồng. Những ngày qua, nhiều ổ dịch liên quan đến các quán karaoke, quán ăn, trường học.


Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và số ca F0 tăng nhanh trong cộng đồng, ngày 26/11/2021, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Nam đã có công văn đề nghị các địa phương tạm dừng một số hoạt động. Cụ thể, cho tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu như karaoke, vũ trường, massage, quán bar, pub, bida, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử. Công văn chính thức có hiệu lực từ 12h ngày 26/11. Tiếp tục thực hiện cho đến khi có thông báo mới.


Để tập trung kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, các ngành chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn đã thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch. Sở Văn hóa - thể thao và du lịch đã giao nhiệm vụ cho thanh tra sở tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.


Từ ngày 24 đến 25/11, Quảng Nam ghi nhận 92 ca mắc mới, trong đó 47 ca cộng đồng. Những ngày qua, nhiều ổ dịch liên quan đến các quán karaoke, quán ăn, trường học.

Đóng cửa các quán karaoke theo công văn của UBND tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Đóng cửa các quán karaoke theo công văn của UBND tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Các quán nước đóng cửa và tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: internet)
Các quán nước đóng cửa và tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: internet)

Phó thủ tướng: Giám sát y tế, điều trị đến từng bệnh nhân Covid-19 (1/12/2021)

Chiều ngày 1/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu chỉ đạo trên tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ Y tế, một số bệnh viện Trung ương và 10 tỉnh, thành về công tác điều trị, giảm tử vong do Covid-19.


Theo đó, Bộ Y tế khẩn trương phân bổ thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng virus cho các địa phương. Bộ lên kế hoạch tiêm vaccine mũi thứ ba; tham khảo ý kiến chuyên gia, tổ chức y tế quốc tế về khoảng thời gian tiêm giữa mũi 2 và mũi 3.


"Dứt khoát không để bệnh nhân ở nhà mà không được thăm khám từ xa. Phải kết hợp với chăm sóc trên thực địa", ông Đam yêu cầu. Các tỉnh, thành cần chuẩn bị sẵn sàng cơ sở, trung tâm điều trị đủ lớn, nhiều tầng trong tình huống F0 tăng, để khắc phục bất cập trong chuyển tuyến giữa các bệnh viện khác nhau.


Các địa phương cần đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn, chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế, "nhất là khi dịch bệnh còn kéo dài, nhiều người đã làm việc không ngừng tại các cơ sở điều trị ròng rã hàng tháng liền".


Phó thủ tướng cũng lưu ý, điều trị bệnh nhân Covid-19, cần chú ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng, động viên, chăm sóc về tinh thần.


Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, Bình Dương, An Giang... nhận định, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong trên địa bàn chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận, ung thư, tim mạch...) hoặc chưa tiêm vaccine.


Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện; công tác phát hiện sớm và quản lý ca bệnh ngoài cộng đồng còn nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, chưa theo sát từng ca bệnh, phân nhóm nguy cơ hiệu quả, bảo đảm tiếp cận oxy y tế...


Trao đổi thẳng thắn về những hạn chế, bất cập trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị đánh giá lại các khâu, trong đó các cơ sở thực hiện ngay phân loại bệnh nhân; quản lý điều trị F0 tại nhà chắc chắn; tăng cường nhân lực điều trị Covid-19; rà soát năng lực hồi sức tích cực, bảo đảm hệ thống oxy y tế; theo dõi, giám sát, chăm sóc các bệnh nhân...


Hôm nay 1/12, Việt Nam ghi nhận 14.508 ca nhiễm Covid-19, cao nhất kể từ đầu tháng 10/2021. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.390 ca/ngày.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi họp. (Ảnh: vnexpress)
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi họp. (Ảnh: vnexpress)
Nhân viên y tế phát thuốc tại nhà cho bệnh nhân điều trị Covid-19. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Nhân viên y tế phát thuốc tại nhà cho bệnh nhân điều trị Covid-19. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)

Số ca nhiễm tăng cao đột ngột, nhiều tỉnh dừng lại các hoạt động giải trí (27/11/2021)

Tính đến sáng nay, ngày 27/11/2021, số F0 trong công đồng ở các tỉnh tăng cao đột ngột và liên tục. Để đảm bảo an toàn xã hội, nhiều tỉnh thành thực hiện quyết định tạm dừng các hoạt động dịch vụ.


Bắt đầu từ trưa 26/11, tỉnh Quảng Nam tạm dừng một số hoạt động để tập trung công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như: karaoke, vũ trường, massage, quán bar, pub, bida, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử công cộng…


Từ 0h ngày 26/11, TP Lạng Sơn (Lạng Sơn) cũng tạm dừng một số dịch vụ không thiết yếu. Cụ thể, các hoạt động như quán karaoke, quán bar, xông hơi, massage, các phòng tập gym, phòng thể dục, yoga, cơ sở spa, điểm truy cập internet, trò chơi điện tử,... bị tạm dừng.


Bên cạnh đó, các cơ sở dịch vụ ăn, uống trong nhà, nhà hàng được mở cửa hoạt động đến 23h hàng ngày, nhưng trong quá trình kinh doanh phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, không kinh doanh dưới lòng đường, vỉa hè.


Ngày 26/11, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phát hiện các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại các xã Kỳ Phong, Kỳ Tiến với lịch trình di chuyển hết sức phức tạp. Do đó, để đảm bảo an toàn, chính quyền UBND huyện Kỳ Anh quyết định tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu ở 4 xã gồm: Kỳ Tiến, Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Giang để phòng dịch Covid-19.


Từ ngày 25/11, TP Thái Nguyên (Thái Nguyên) quyết định tạm dừng tổ chức tất cả các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán mang đi.


TP.Lào Cai (Lào Cai) đã yêu cầu dừng tất cả hoạt động các công ty, doanh nghiệp quản lý nhân viên giao hàng trên địa bàn từ ngày 25/11 sau khi phát hiện có 2 ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây, trong đó có 1 nhân viên giao hàng, TP

Vĩnh Phúc tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu ở huyện Yên Lạc, nơi có 392 F0 từ ngày 24/11.


Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tối 21/11, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Văn Luyến cho biết, tỉnh Bắc Ninh tạm dừng hoạt động đối với các dịch vụ ăn uống, tập trung đông người, chỉ được phép bán mang về.

Nhà hàng, quán ăn tại nhiều tỉnh thành bị tạm dừng hoạt động. (Ảnh:internet)
Nhà hàng, quán ăn tại nhiều tỉnh thành bị tạm dừng hoạt động. (Ảnh:internet)
Mọt số tỉnh thành chỉ cho phép bán đồ ăn mang về. (Ảnh: Báo tin tức)
Mọt số tỉnh thành chỉ cho phép bán đồ ăn mang về. (Ảnh: Báo tin tức)

Chen chúc đăng ký ôtô trong ngày đầu giảm phí trước bạ (1/12/2021)

Kể từ ngày 1/12/2021 mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50%, tương ứng với mức giảm từ hơn 15 triệu đến trên 298 triệu đồng. Đây được coi như cú huých giúp thị trường ô tô tăng trưởng trong 6 tháng tới.


Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch COVID-19.


Theo đó, kể từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định hiện hành.


Theo ghi nhận ngày 1/12, nhiều người ở Hà Nội cho biết chờ tới ngày 1/12 mới đi đăng ký xe. Ở các điểm đăng ký xe có hàng trăm người xếp hàng, chen chúc chờ đăng ký, bất chấp quy tắc 5K trong công tác phòng chống dịch.


Những người đến đăng ký xe chen chúc chờ tới lượt, không đảm bảo việc giãn cách phòng, chống dịch Covid-19.

Ảnh cắt từ video (Zing News)
Ảnh cắt từ video (Zing News)
Ảnh cắt từ video (Zing News)
Ảnh cắt từ video (Zing News)

Người dân Bình Định 3 lần sơ tán tránh lũ trong 1 tháng (1/12/2021)

Sáng 1/12, nhiều khu dân cư ở huyện Tuy Phước (Bình Định) vẫn còn ngập trong lũ, có nơi hơn 1m. Đợt mưa lũ này khiến 23.600 hộ dân ở Bình Định bị ngập, 8 nhà bị sập.


Khu dân cư ở xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, ngập sâu 1 m. Nước lũ tràn vào nhà dân ở xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước. Huyện Tuy Phước huy động công an, quân đội tiếp tế lương thực, nước uống cho những khu dân cư bị cô lập ở xã Phước Nghĩa.


Bà Võ Thị Thu Hương (84 tuổi, ngụ thôn Hưng Nghĩa, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước) co ro nói: "Trong một tháng, gia đình tôi 3 lần rời nhà đi sơ tán tránh lũ".


Đến sáng 1/12, hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ xuống hạ lưu với lưu lượng 5.400 m3/giây. Trước đó, nhà máy này xả lũ với lưu lượng 9.400 m3/giây, thủy điện Sông Hinh xả lũ hơn 2.000 m3/s gây ngập lụt diện rộng trên địa bàn Phú Yên. Sáng 1/12, tỉnh lộ 640 đoạn qua thôn Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, vẫn còn ngập nước. Người dân nơi đây đi việc phải trung chuyển bằng xe tải với chi phí 20.000-30.000 đồng mỗi người.


Trưa 1/12, tranh thủ nước lũ rút, vợ chồng bà Trần Thị Hà (ngụ xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước) dọn rửa bàn ghế. "Nước lũ dâng nhanh quá khiến chúng tôi không kịp kê dọn tài sản. Nước lũ mang theo bùn đất tràn vào nhà nên vợ chồng tôi dọn suốt nhiều giờ vẫn chưa xong", bà Hà nói.

Hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ (Ảnh: Zing News)
Hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ (Ảnh: Zing News)
Người dân Bình Định 3 lần sơ tán tránh lũ trong 1 tháng (Ảnh: Zing News)
Người dân Bình Định 3 lần sơ tán tránh lũ trong 1 tháng (Ảnh: Zing News)

Còn hơn 90.000 hộ dân miền Trung - Tây Nguyên bị mất điện do lũ (1/12/2021)

Đến tối 1-12 đã có gần 78.000/171.000 hộ sử dụng điện tại 6 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên bị ảnh hưởng bởi mưa lũ được ngành điện khắc phục cấp điện trở lại.


Tối 1-12, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết đến 18h30 cùng ngày, các công ty điện lực thành viên đã khôi phục cấp điện trở lại cho hơn 77.800 hộ sử dụng điện ở 6 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên bị ảnh hưởng do mưa lớn, ngập lụt những ngày qua. Trong đó có 100% số hộ tại các tỉnh Đắk Lắk, Quảng Ngãi và Khánh Hòa đã có điện trở lại hoàn toàn.

Hiện tại vẫn còn gần 94.000 hộ sử dụng điện tại 43 xã/phường ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và một số xã của tỉnh Quảng Nam mất điện. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng ngập lụt, sạt lở gây tắc đường, chưa bảo đảm an toàn điện trong dân nên ngành điện chưa cấp điện trở lại.

Cụ thể, địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất hiện nay là tỉnh Phú Yên với 85.507 hộ bị mất điện ở 35 xã/phường thuộc 9 huyện. Tỉnh Bình Định hiện còn 8.080 khách hàng ở 6 xã/phường là Phú Tài, An Nhơn và Tuy Phước chưa có điện trở lại.

Theo EVNCPC, đến chiều tối nay nước lũ đang rút dần, các công ty điện lực Phú Yên, Bình Định đang tập trung nhân lực, phương tiện để nước rút đến đâu đóng điện đến đó cho người dân.

Công nhân ngành điện ử Tây Nguyên đang khắc phục sự cố cho người dân. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Công nhân ngành điện ử Tây Nguyên đang khắc phục sự cố cho người dân. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. (Ảnh: báo Đắk Lắk)
Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. (Ảnh: báo Đắk Lắk)

Vắc xin Covivac không tuyển được TNV thử nghiệm giai đoạn cuối (29/11/2021)

Ngày 29/11/2021, lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (NIHE) xác nhận đã nhận được công văn của Viện Vắc xin và sinh phẩm (Ivac, Bộ Y tế) tại Nha Trang (Khánh Hòa) đề nghị tạm dừng thử nghiệm lâm sàng (TNLS) vắc xin Covid-19 Covivac.


Vắc xin Covid-19 dự tuyển Covivac do Ivac nghiên cứu phát triển, NIHE và Trường đại học Y Hà Nội là 2 đơn vị triển khai TNLS. Từ tháng 2 đến nay, Covivac đã hoàn thành TNLS giai đoạn 1 và 2 với sự tham gia của gần 600 tình nguyện viên (TNV). Kết quả cho thấy vắc xin an toàn; dung nạp và sinh miễn dịch tốt sau tiêm trên người tình nguyện. Thành viên nhóm nghiên cứu TNLS Covivac cho hay một trong những nguyên nhân tạm dừng TNLS giai đoạn 3 vắc xin này do nghiên cứu không tìm được TNV.


Theo Bộ Y tế, trong nước hiện có các ứng viên vắc xin Covid-19 như Nanocovax, ARCT-154, Sputnik V, vắc xin do Công ty Shionogi Nhật Bản phát triển. Trong số vắc xin tiếp nhận công nghệ và gia công đóng ống, vắc xin Sputnik do Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) sản xuất đã xuất xưởng lô thương mại đầu tiên hơn 1 triệu liều. Quy mô gia công, đóng ống vắc xin Sputnik V là 5 triệu liều 1 tháng.


Ngoài ra, vắc xin ARCT-154 do Tập đoàn Vingroup tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Mỹ, đã được thử nghiệm trên TNV. Nếu đạt yêu cầu, quý 1/2022, vắc xin này có thể được Bộ Y tế xem xét phê duyệt, đi vào sản xuất.

Vacine Covivac được Việt Nam sản xuất. (Ảnh: báo Thanh niên)
Vacine Covivac được Việt Nam sản xuất. (Ảnh: báo Thanh niên)
Tình nguyện viên đang đăng ký tham gia tiêm vaccine. (Ảnh: báo Quân đội Nhân dân)
Tình nguyện viên đang đăng ký tham gia tiêm vaccine. (Ảnh: báo Quân đội Nhân dân)

Lạng Sơn khuyến nghị điều tiết hàng hóa xuất khẩu từ xa để giảm ùn tắc (2/12/2021)

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tại Lạng Sơn hiện chỉ có 4/12 cửa khẩu duy trì thông quan hàng hóa. Trong khi đó, lưu lượng người và phương tiện, hàng hóa đưa lên khu vực cửa khẩu tăng cao.


Tính đến 11h ngày 2/12, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn đang tồn đọng gần 2.900 xe, giảm hơn 100 xe so với những ngày trước đó. Trung tâm Quản lý cửa khẩu địa phương này cho biết, hiện năng lực thông quan đang dần khôi phục trở lại. Tại cửa khẩu Tân Thanh, trung bình xuất khẩu 190 xe so với trước đó là 230 xe/ngày. Riêng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, năng lực thông quan chậm hơn đạt 130 xe/ngày.


Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có hàng hóa xuất khẩu qua Lạng Sơn khuyến cáo các bên chủ động nắm bắt tình hình cửa khẩu, điều tiết kế hoạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn từ sớm, từ xa, đưa hàng hóa và phương tiện lên các cửa khẩu ở Lạng Sơn hợp lý để giảm tồn đọng, ùn ứ phương tiện, hàng hóa, giảm thiểu thời gian chờ đợi, cũng như giảm chi phí bến bãi và thiệt hại do hàng hóa bị hư hỏng, mất phẩm chất.

Các xe container chật cứng trên đường. (Ảnh: Báo tuổi trẻ)
Các xe container chật cứng trên đường. (Ảnh: Báo tuổi trẻ)
Số lượng xe và hàng hóa tồn đọng nhiều. (Ảnh: vtv.vn)
Số lượng xe và hàng hóa tồn đọng nhiều. (Ảnh: vtv.vn)

CSGT đề xuất chuyển hồ sơ phạt nguội về địa phương (1/12/2021)

Ngày 1/12/2021, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đã kiến nghị sửa đổi Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.


Theo đó, Cục đề xuất trường hợp phát hiện vi phạm giao thông bằng hệ thống camera (phạt nguội) ở tỉnh này song tài xế cư trú tại tỉnh khác (hoặc giữa các huyện khác nhau), cảnh sát sẽ chuyển kết quả thu thập đến cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan cùng cấp nơi người vi phạm cư trú.


Tài xế sẽ đến trụ sở cơ quan chức năng ở địa phương để giải quyết, nộp phạt qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, tránh phải đi lại nhiều lần.


Theo quy định hiện hành, tài xế vi phạm giao thông phải đến trụ sở đơn vị phát hiện vi phạm (thông qua hệ thống camera) để ký biên bản, do vậy thời gian qua nhiều tài xế phải di chuyển quãng đường xa, thậm chí đi lại nhiều lần mới hoàn thiện được thủ tục nộp phạt vi phạm hành chính.


Một tài xế ở huyện Giao Thủy (Nam Định) cho hay hồi tháng 7, anh bị phát hiện vi phạm giao thông trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai với lỗi chạy quá tốc độ. Cảnh sát thông báo anh đến trụ sở đơn vị tại Sóc Sơn (Hà Nội) để ký biên bản. Do ở xa, lại đang trong thời gian giãn cách phòng chống dịch Covid-19, tài xế này đề xuất được nhờ người khác ký biên bản và nộp tiền hộ nhưng không được cơ quan công an đồng ý do không đúng quy định.


Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì việc lấy ý kiến và trình dự thảo sửa đổi Nghị định 100/2019 để ban hành vào đầu năm 2022.

Hình ảnh minh họa. (Báo Hà Nội mới)
Hình ảnh minh họa. (Báo Hà Nội mới)
Hình ảnh minh họa (Ảnh: báo Hà Nội mới)
Hình ảnh minh họa (Ảnh: báo Hà Nội mới)

Hà Nội: Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 tăng nhanh, một số ổ dịch cộng đồng phức tạp (29/11/2021)

Chiều 29/11/2021, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.


Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, dịch bệnh trên địa bàn Thành phố đang được kiểm soát, tuy nhiên có nguy cơ bùng phát và có thể xuất hiện nhiều các ca bệnh mới do mầm bệnh tồn tại ngoài cộng đồng, còn những ca bệnh chưa được phát hiện; dịch xâm nhập từ bên ngoài, tỉnh, thành phố có dịch, người nhập cảnh vào Việt Nam và Hà Nội; tâm lý chủ quan của một số bộ phận người dân, cơ quan, đơn vị. Chủng virus biến thể lây lan nhanh khó lường (hiện Việt Nam đã có 7 biến thể).


Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn từ ngày 21/11-29/11, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 2.267 bệnh nhân, trong đó, đã tiêm 2 mũi 1.402 trường hợp (61,8%), 213 trường hợp đã tiêm 01 mũi (9,4%). Trung bình mỗi ngày ghi nhận 284 ca/ngày, tăng so với tuần từ ngày 14/11-20/11 ghi nhận trung bình 226 ca/ngày.


Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 có xu hướng gia tăng nhanh. Cụ thể, giai đoạn từ 11/10-29/11, toàn Thành phố ghi nhận thêm 22.621 trường hợp F1 trong đó có 3.371 trường hợp F1 chuyển thành F0. Như vậy, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn này là 14,9%; cao hơn so với tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn từ 29/4 đến 10/10. Trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận một số ổ dịch cộng đồng phức tạp, bùng phát nhanh, không rõ nguồn lây, liên quan nhiều đơn vị và nhiều sự kiện tập trung đông người…


Từ ngày 01/12/2021, tất cả các địa phương còn lại thực hiện thu dung, điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại cơ sở (Thành phố chỉ điều tiết F0 tại 04 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tính đến ngày 27/11/2021 đã có 10 quận, huyện sẵn sàng thu dung điều trị (Sóc Sơn, Đông Anh, Long Biên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thanh Trì, Ba Vì, Hà Đông).

Biểu đồ thể hiện tình hình dịch tại cộng đồng thành phố Hà Nội đợt 4. (Ảnh: vtv.vn)
Biểu đồ thể hiện tình hình dịch tại cộng đồng thành phố Hà Nội đợt 4. (Ảnh: vtv.vn)
Bệnh nhận trở nặng đang điều trị. (Ảnh: báo Sức khỏe đời sống)
Bệnh nhận trở nặng đang điều trị. (Ảnh: báo Sức khỏe đời sống)

Bà Rịa - Vũng Tàu: 2 vụ tại nạn giao thông, 3 người tử vong (28/11/2021)

Ngày 28/11/2021, Cơ quan CSĐT Công an TX.Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) khảo sát nguyên nhân gây ra vụ tai nạn giao thông trên đường Mỹ Xuân - Hòa Bình thuộc địa bàn P.Hắc Dịch.


Khoảng 20 giờ 50 ngày 27/11, anh T.M.T (42 tuổi, ngụ tại xã Sông Xoài, TX.Phú Mỹ) điều khiển xe máy BS 60Z7 – 8774 lưu thông trên trục đường Mỹ Xuân – Hòa Bình hướng từ P.Hắc Dịch vào xã Sông Xoài. Khi đi tới khu vực tổ 2, khu phố 1, P.Hắc Dịch thì xe máy của anh T. Va chạm với xe máy BS 72D1 - 034.94 do anh Đặng Xuân Trung (32 tuổi, ngụ P.Hắc Dịch) điều khiển theo hướng trái lại. Vụ tai nạn làm anh T. Tử vong tại chỗ. Anh Trung được đưa đến Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong khi 6 giờ ngày 28/11.


Trước đấy, khoảng 19 giờ 35 cùng ngày, một vụ tai nạn khác cũng xảy ra. Anh Phạm Xuân Nam (21 tuổi) điều khiển xe máy BS 72E1 - 110.61 chở phía sau anh Đ.X.Th (21 tuổi, có địa chỉ thường trú tại P.Mỹ Xuân) đi từ KCN Mỹ Xuân A ra quốc lộ 51. Khi đến Km 38+100 (quốc lộ 51, P.Mỹ Xuân), xe máy anh Nam va chạm với ô tô chuyên chở BS 50LD - 164.70 do anh Phan Văn Thái (42 tuổi, quê Nghệ An) điều khiển lưu thông trên quốc lộ 51 hướng từ TX.Phú Mỹ đi Đồng Nai. Vụ va chạm khiến anh Đ.X.Th tử vong tại chỗ, anh Nam bị thương nặng.


Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Phòng Cảnh sát liên lạc Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết hợp với Công an TX.Phú Mỹ tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông trên.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên đường Mỹ Xuân - Hòa Bình. (Ảnh: Báo Thanh niên)
Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên đường Mỹ Xuân - Hòa Bình. (Ảnh: Báo Thanh niên)
Cảnh sát giao thông đang khám nghiệm hiện trường. (Ảnh: báo Thanh niên)
Cảnh sát giao thông đang khám nghiệm hiện trường. (Ảnh: báo Thanh niên)

Cuối tuần, tia cực tím gây hại cao nhất ở mức cao (28/11/2021)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong hai ngày cuối tuần là 27-28/11, tia cực tím ở các tỉnh, thành phố trên cả nước có ngưỡng gây hại ở mức cao.


Chỉ số tia cực tím ở các thành phố phía Bắc và phía Nam cao nhất chủ yếu ở mức nguy cơ gây hại trung bình đến cao. Những thành phố còn lại duy trì ở ngưỡng trung bình tới ít, cụ thể là 10 giờ tới 13 giờ. Tại 2 tỉnh thành là Đà Nẵng và Huế ở mức thấp.


Tia cực tím tại Hải Phòng, Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Hà Nội và Cà Mau (tỉnh Cà Mau) ở mức cao khi 12 giờ, riêng Hạ Long từ 11-12 giờ.


Thang bảng đo chỉ số tia cực tím quy định, từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao, gây bỏng trong thời gian 25 phút và từ 11 trở lên là hết sức cao, rất hiểm nguy, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu như tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút nếu không được bảo vệ cẩn thận.


Tia cực tím (UV) nằm trong ánh sáng mặt trời, bất cứ khi nào có ánh sáng mặt trời là đều có tia cực tím và chỉ khác nhau về bước sóng. Tia UVA (có bước sóng 315nm - 380nm), có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. Tia UVB (có bước sóng 280nm - 315nm), gây say nắng, tổn thương làm đen da, tia UVC (có bước sóng 100nm - 2 80nm), gây ung thư da nhưng đã có tầng ozone chặn lại.


Theo khuyến cáo của chuyên gia, người dân nên áp dụng các cách phòng tránh để cơ thể giảm mức ảnh hưởng từ tia cực tím. Hạn chế ra đường ít nhất có thể. Nếu phải ra đường người dân cần mặc áo chống nắng, dùng mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai, đeo kính mát để bảo vệ cho mắt. Nên lưu ý lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ thu nạp tia cực tím từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh. Đặc biệt, nên sử dụng kem chống nắng đều đặn, ngay cả khi trời nhiều mây, nên lưu ý hơn trong khung giờ bức xạ tia cực tím gây hại cao nhất.

Chỉ số tia cực tím ở mức cao, trung bình đến thấp tùy từng tỉnh thành. (Ảnh: internet)
Chỉ số tia cực tím ở mức cao, trung bình đến thấp tùy từng tỉnh thành. (Ảnh: internet)
Người dân ra đường cần lưu ý trong vấn đề bảo vệ cơ thể để tránh tổn thương do tia cực tím. (Ảnh: vtv.vn)
Người dân ra đường cần lưu ý trong vấn đề bảo vệ cơ thể để tránh tổn thương do tia cực tím. (Ảnh: vtv.vn)

Trao kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ cho 23 cán bộ y tế (27/11/2021)

Chiều ngày 27/11/2021, Hội nghị khoa học và công nghệ tuổi trẻ ngành nghề y tế lần thứ 20 đã tổ chức lễ bế mạc. Buổi lễ có sự tham dự của GS - TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên T.Ư Đảng, bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Hội đồng y tế quốc gia; anh Nguyễn Minh Triết, bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó còn nhiều lãnh đạo các bệnh viện, đại học tập huấn lĩnh vực y tế.


Ban tổ chức cho biết, sau 3 ngày diễn ra hội nghị, đã có nhiều nội dung công nghệ hữu ích như chương trình tọa đàm kỹ thuật với chủ đề “Tuổi trẻ ngành y trong phong trào phòng, chống dịch bệnh Covid-19”.


Với 315 đề tài, báo cáo khoa học và video khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và những y, bác sĩ trẻ; 26 Con số khoa học, video bằng tiếng Anh, đã mang lại cho hội nghị những sản phẩm công nghệ chất lượng cao.


Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trao tặng kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ của T.Ư Đoàn cho 23 cán bộ y tế. Ngoài ra trao bằng khen của Bộ Y tế cho các tập thể, cá nhân của những tổ chức tham gia; đặc biệt là trao giải thưởng của ban tổ chức cho các báo cáo viên xuất sắc.

Ban tổ chức trao giải cho các báo cáo viên xuất sắc. (Ảnh: báo Thanh niên)
Ban tổ chức trao giải cho các báo cáo viên xuất sắc. (Ảnh: báo Thanh niên)
Ban tổ chức trao giải cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. (Ảnh: báo Hà Nội mới)
Ban tổ chức trao giải cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. (Ảnh: báo Hà Nội mới)

Nữ cán bộ về hưu mất sạch tiền tiết kiệm sau cuộc gọi lạ (2/12/2021)

Ngày 2/12, một lãnh đạo Công an phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xác nhận đã tiếp nhận đơn trình báo của bà N.T.H. (67 tuổi) về việc bị lừa đảo sạch số tiền tiết kiệm sau khi nghe điện thoại và làm theo hướng dẫn của 2 người tự xưng là nhân viên bưu điện và thiếu úy công an. Vụ việc đang được Đội Cảnh sát Kinh tế Công an TP Cà Mau xử lý.


Theo thông tin ban đầu, ngày 8/11, bà H. nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên điện lực. Người này cho biết bà nợ tiền điện hơn 58 triệu đồng và vụ việc đang được chuyển sang Công an TP HCM.

Sau đó, người thứ 2 xưng là "thiếu úy Tân, mã số 3894... thuộc Đội Đặc nhiệm Công an TP HCM" cho bà H. hay rằng bà liên quan đến một đường dây buôn bán ma túy, đang bị điều tra. Nếu bà H. không hợp tác sẽ bị bắt và di lý về TP HCM.

Biết bà H. có tiền tiết kiệm, người tự xưng là cán bộ công an đã yêu cầu bà rút toàn bộ số tiền để chuyển vào tài khoản "Cơ quan CSĐT Công an TP HCM" để xác minh nguồn gốc số tiền. Nếu không sẽ bị dùng biện pháp "cứng".

Lo sợ trước những lời đe dọa, bà H. đã rút hết 140 triệu đồng từ sổ tiết kiệm của mình để chuyển đến số tài khoản 12910000428803 có tên Hoang Khanh Chau. Khi việc chuyển tiền hoàn tất, nhóm người trên đã mất liên lạc.


Đực biết, bà H. là cán bộ đã về hưu, số tiền trên được bà tích lũy hơn 10 năm.

Hóa đơn chuyển tiền của bà H. cho tài khoản tên Hoang Khanh Chau (Ảnh: Người lao động)
Hóa đơn chuyển tiền của bà H. cho tài khoản tên Hoang Khanh Chau (Ảnh: Người lao động)
Người dân cần cảnh giác trước những chiều trò tinh vi của các đối tượng lừa đảo. (Ảnh: internet)
Người dân cần cảnh giác trước những chiều trò tinh vi của các đối tượng lừa đảo. (Ảnh: internet)

600 hộ dân vẫn chưa ra khỏi lòng hồ Krông Pách thượng (26/11/2021)

Ngày 26/11/2021, theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Thảo – Phó Chủ tịch UBND huyện M’Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) – cho biết: “Đến nay mới chỉ có 149 trong số hơn 700 hộ dân ở vùng lòng hồ Krông Pách thượng di dời qua nơi ở mới theo sự bố trí của chủ đầu tư”.


Được biết, dự án hồ chứa nước Krông Pách thượng có tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỉ đồng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hơn 700 hộ dân vùng lòng hồ Krông Pách thượng đã đợt chờ hơn 1 thập kỷ để được bố trí nơi tái định cư mới. Bà con đã phải gánh chịu hậu quả của nhiều đợt bão lũ, tài sản bị thất thoát, rất may chưa có thiệt hại về người.


Trong quá tình tìm hiểu thực hư, nhiều hộ dân cho biết hiện vẫn chưa nhận đền bù, nên không muốn di dời. Bên cạnh đó, nhiều hộ yêu cầu phải làm nhà đầy đủ, khi đó mới chịu dời nhà ra khỏi vùng lòng hồ.


Chủ đầu tư đã bố trí đất ở, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng chưa có đất sản xuất nên bà con chờ có đủ mới chịu đến. Thời tiết trong thời gian qua cũng không ủng hộ, nên việc di dời người dân của chính quyền địa phương cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo kế hoạch triển khai, từ nay đến Tết Nguyên đán, sẽ cố gắng dời tiếp 200 hộ dân đến nơi ở mới, nhưng với điều kiện bà con phải đồng thuận.

Người dân thuê xuồng để di chuyển trong mùa mưa lũ. (Ảnh: báo Lao động)
Người dân thuê xuồng để di chuyển trong mùa mưa lũ. (Ảnh: báo Lao động)
Tuyến đường đi lại chính sa lầy, gây khó khăn trong việc di chuyển. (Ảnh: báo Lao động)
Tuyến đường đi lại chính sa lầy, gây khó khăn trong việc di chuyển. (Ảnh: báo Lao động)

Hà Nội tập trung để Đông Anh và Gia Lâm lên quận trước (1/12/2021)

Kết luận hội nghị thứ 6, Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội ngày 1/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định năm 2021 TP đối mặt với nhiều khó khăn nhưng bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội của năm 2021 vẫn có nhiều điểm sáng.


Cân đối thu - chi ngân sách của Hà Nội vẫn được bảo đảm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 242.000 tỷ đồng, vượt 2,7% so với dự toán Trung ương giao.


Thời gian còn lại của năm 2021 không còn nhiều, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị Thành ủy viên, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021, tạo tiền đề cho năm 2022.


Song song với biện pháp phục hồi kinh tế, lãnh đạo Thành ủy yêu cầu cần xây dựng kế hoạch nội dung công việc, tiến độ cụ thể để tập trung triển khai chủ trương lớn của Thành ủy ngay trong năm 2022 như dự án đường Vành đai 4, cải tạo chung cư cũ, lập quy hoạch phát triển và điều chỉnh quy hoạch chung...


Riêng đối với kế hoạch phát triển 5 huyện lên quận, người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội cho biết TP sẽ căn cứ thực tiễn phát triển của địa phương và khả năng cân đối ngân sách của. Trước mắt, TP tập trung hỗ trợ cho 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm sớm hoàn thành tiêu chí lên quận rồi lần lượt đến địa phương còn lại.

Bản đồ hành chính Hà Nội. (Ảnh: Hanoi.gov.vn)
Bản đồ hành chính Hà Nội. (Ảnh: Hanoi.gov.vn)
Huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm

Thưởng Tết 2022: Nhiều ngành ở khu vực TP.HCM giảm 30 - 50% (2/12/2021)

Chiều 2/12 tại Hà Nội, phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã nhận định tại hội nghị cung cấp thông tin tình hình công nhân viên chức lao động, hoạt động công đoàn. Nội dung là, trước mắt, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam sẽ duy trì lương tháng cho công nhân lao động, trong khi tiền thưởng Tết năm 2022 có thể sẽ giảm 30 - 50% so với năm trước.


Theo ông Hiểu, việc không tăng lương tối thiểu năm 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến đời sống đoàn viên lao động khó khăn. Để duy trì trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp vẫn chăm lo và bảo đảm thưởng Tết cho đoàn viên lao động mặc dù không được như năm trước.

"Qua theo dõi của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nặng nề. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu hồi phục và đi vào sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp đều ý thức được trách nhiệm quan tâm người lao động lúc khó khăn nhất. Đó là cách để giảm bớt lo toan và giữ chân người lao động trong bối cảnh khó khăn chung", ông Hiểu cho biết thêm.

Căn cứ thực tế nguồn lực xã hội khó khăn, tích lũy của công đoàn cơ sở hạn chế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam dự kiến trích kinh phí khoảng 2.400 tỉ để hỗ trợ 8 triệu đoàn viên lao động trong doanh nghiệp với mức 300.000 đồng/người.
Công đoàn cơ sở tiếp tục kêu gọi nguồn lực xã hội hóa để tăng phúc lợi cho người lao động, nhiều phiên chợ mua hàng giảm giá…

Thưởng Tết ở nhiều ngành giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Thưởng Tết ở nhiều ngành giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Sở Y tế Bắc Giang kết luận nguyên nhân nam sinh tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 (29/11/2021)

Ngày 29/11/2021, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang có thông tin, kết luận chính thức về trường hợp học sinh ở huyện Sơn Động diễn biến nặng rồi tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. Theo Sở Y tế Bắc Giang, nam sinh này không có tiền sử bệnh tật, dị ứng. Lúc hơn 10h sáng 24/11, nam sinh này được tiêm vắc xin loại Pfizer theo kế hoạch.


Sau khi tiêm vắc xin khoảng 20 phút, bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, choáng váng, sau đó xuất hiện tức ngực, khó thở nhiều, đã được xử trí cấp cứu và chuyển đến khoa cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Sơn Động và có diễn biến nặng rất nhanh, xuất hiện các cơn ngừng tuần hoàn. Quá trình cấp cứu, nam sinh được chẩn đoán sốc phản vệ độ 4 sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.


Đến 23h48 khuya 24/11, em được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai cũng chẩn đoán phản vệ độ 4, đưa vào lọc máu và can thiệp ECMO. Trong 4 ngày điều trị, bệnh nhân luôn trong tình trạng nặng, duy trì chạy ECMO, lọc máu. Đến trưa 28/11, do bệnh nặng, suy đa tạng không hồi phục, bệnh nhân đã tử vong.


Sau khi xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố dựa trên kết quả báo cáo điều tra, qua hồ sơ bệnh án, giấy tờ lưu có liên quan, hội đồng chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang thống nhất kết luận nguyên nhân dẫn đến diễn biến nặng của nam sinh là do phản vệ độ 4 do phản ứng quá mẫn của cơ thể với vắc xin phòng COVID-19 (Pfizer); loại trừ nguyên nhân do chất lượng vắc xin, thực hành tiêm chủng.


Cũng bị sốc phản vệ nặng sau tiêm vắc xin COVID-19, một học sinh khác ở huyện Sơn Động đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai. Hai học sinh khác bị phản ứng nhẹ hơn, đã được xuất viện về theo dõi tại nhà.


Ngày 29/11, Sở Y tế Bắc Giang cũng có công văn gửi các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Kết quả đã tiêm được hơn 2 triệu liều vắc xin, riêng đối với trẻ em từ 15 đến dưới 18 tuổi đã tiêm được 63.179 liều.

Nam sinh tử vong này không có tiền sử bệnh tật, dị ứng. (Ảnh: internet)
Nam sinh tử vong này không có tiền sử bệnh tật, dị ứng. (Ảnh: internet)
Đã điều tra được nguyên nhân gây ra tử vong của nam sinh. (Ảnh: báo Người lao động)
Đã điều tra được nguyên nhân gây ra tử vong của nam sinh. (Ảnh: báo Người lao động)

NÓNG: Nhiều quận ở Hà Nội tạm dừng tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em (1/12/2021)

Sáng 1/12/2021, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc Hà Nội tạm dừng tiêm vắc-xin cho trẻ. Giám đốc Trung tâm y tế một quận ở Hà Nội, cho biết khoảng 23 giờ tối qua, Sở Y tế Hà Nội đã có tin nhắn chỉ đạo tạm dừng tiêm vắc-xin cho học sinh.


Giám đốc một Trung tâm y tế một quận khác ở Hà Nội cũng xác nhận việc này và cho biết hiện nay quận đã tạm dừng việc tiêm vắc-xin cho trẻ. "Sở Y tế Hà Nội chưa phát đi văn bản chính thức nhưng đã có chỉ đạo chung như vậy. Hôm nay, chúng tôi đã tạm dừng triển khai tiêm vắc-xin cho các học sinh để chờ các chỉ đạo tiếp theo" - vị này nói.


Tại quận Hoàn Kiếm, sáng nay 1/12 cũng đã tạm dừng tiêm vắc-xin cho trẻ.


Ngày 30-11, TP Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em 12-14 tuổi theo kế hoạch số 20383/SYT-NVY ngày 25-11-2021 của Sở Y tế Hà Nội. Kết quả tiêm trong ngày được 31.884 mũi tiêm. Công dồn được 143.103 mũi tiêm/394.045 trẻ, đạt tỷ lệ 36,3%, sử dụng 141.469 liều vắc-xin.


Kết quả tiêm cho trẻ em 15-17 tuổi: Trong ngày 2.225 mũi tiêm. Cộng dồn tới 17 giờ 30 ngày 30/11, toàn TP tiêm được 283.250 mũi tiêm/307.799 trẻ đạt 92%, sử dụng 281.814 liều vắc-xin.


Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành phố thông báo tới các đơn vị, điểm tiêm chủng áp dụng hạn dùng của 2 lô vắc-xin Pfizer nói trên có hạn mới là 28/2/2022, đồng thời chỉ đạo các bộ y tế tư vẫn kỹ cho đối tượng tiêm chủng, cha mẹ trẻ đầy đủ thông tin, tránh hiểu sai về hạn dùng của lô vắc-xin nêu trên

Hình ảnh minh họa. (Ảnh: vtv. vn)
Hình ảnh minh họa. (Ảnh: vtv. vn)
Hình ảnh minh họa (Ảnh: internet)
Hình ảnh minh họa (Ảnh: internet)

Bộ Y tế: Gia hạn vắc-xin Covid-19 áp dụng trên toàn cầu, không ảnh hưởng chất lượng (2/12/2021)

Chiều 2/12, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã trả lời nội dung báo chí quan tâm về việc gia hạn sử dụng vắc-xin Covid-19.


Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, ngày 22-8, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và ngày 10-9 Cơ quan quản lý dược châu Âu (EMA) đã thông qua hạn sử dụng của vắc-xin Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng. Ngày 20-9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã có thư gửi UNICEF thông báo về việc tăng hạn sử dụng vắc-xin Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng.


"Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn vắc-xin cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả"- ông Thuấn cho hay


Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết từ thời điểm FDA và EMA phê duyệt nói trên, các lô vắc-xin Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng. Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vắc-xin theo hạn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng của vắc-xin lên 9 tháng.

Trong thời gian tới, nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vắc-xin đến 12, 18 hoặc 24 tháng.


Các cơ quan quản lý vắc-xin quốc gia đã cập nhật các điều kiện phê duyệt sau khi xem xét các bằng chứng và dữ liệu khoa học mới do nhà sản xuất cung cấp, gồm có: Mở rộng nhóm tuổi tiêm từ 12 tuổi trở lên và tăng hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trả lời báo chí về việc gia hạn vắc-xin Covid-19. (Ảnh: Báo Người lao động)
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trả lời báo chí về việc gia hạn vắc-xin Covid-19. (Ảnh: Báo Người lao động)
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Đề cử hòa thượng Thích Trí Quảng làm quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo (1/12/2021)

Sáng 1/12, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có phiên họp đặc biệt để đề cử vị trí quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau khi Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ viên tịch.


Hòa thượng Phó pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh đã đọc tờ trình giới thiệu hòa thượng Thích Trí Quảng là vị có nhiều cống hiến cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có uy tín đối với tăng ni, tín đồ Phật giáo trong cũng như ngoài nước. Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng hòa thượng có sức khoẻ tốt, tinh thần minh mẫn.


"Do đó, xin giới thiệu hòa thượng đảm nhiệm quyền Pháp chủ, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng Chứng minh, và sẽ chính thức suy tôn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào cuối năm 2022", tờ trình nêu rõ.


Sau khi nghe tờ trình, chư vị trưởng lão lần lượt phát biểu bày tỏ sự đồng thuận với việc suy cử hòa thượng Thích Trí Quảng đảm nhiệm quyền Pháp chủ, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng Chứng minh. Báo Giác Ngộ dẫn chia sẻ của hòa thượng Thích Trí Quảng: “Việc Tăng sai tôi không dám từ chối nhưng trong lòng có nhiều suy nghĩ. Xin cho tôi giữ chức vụ Đệ nhất Phó pháp chủ để cùng với chư tôn đức Ban Thư ký, Ban Thường trực xây dựng lại các công việc trong trách nhiệm của Hội đồng Chứng minh".

Tuy nhiên, hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự một lần nữa thỉnh hòa thượng Thích Trí Quảng hoan hỷ đảm nhận. Các trưởng lão, hòa thượng tham dự phiên họp đã cùng ký vào biên bản đặc biệt, cung thỉnh hòa thượng Thích Trí Quảng đảm nhiệm quyền Pháp chủ Giáo hội.

Hòa thượng Thích Trí Quảng tại cuộc họp với HĐCM. (Ảnh: Giác Ngộ)
Hòa thượng Thích Trí Quảng tại cuộc họp với HĐCM. (Ảnh: Giác Ngộ)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hoa lê trắng, "nàng thơ" dành cho những người muốn chơi Tết sớm (28/11/2021)

Theo cập nhật của phóng viên vào ngày 28/11/2021, mấy ngày trở lại đây, những cành lê rừng bất ngờ xuất hiện trên dọc các tuyến phố Lạc Long Quân, Âu Cơ hay chợ hoa Quảng Bá khiến dân Hà thành thích thú và mua tới tấp. Còn vài tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng hoa lê rừng đã tấp nập xuống phố khiến khách hàng yêu chuộng và lựa chọn mua chơi sớm.


Được biết, nguồn gốc của loài hoa xinh đẹp này là Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn. Các thương lái thường tập trung lên đây mua hoa bởi vì hoa ở các vùng này khá đẹp, bông to, cánh tròn, mỏng tang, xếp dày thành từng lớp. Để lựa chọn một cành hoa lê đẹp , người mua hàng sẽ chủ yếu chọn những cành nhiều nụ, ít hoa có thể để lâu tới 2 tháng mới nở hết, khi đó để đến Tết là hoa sẽ nở rất đẹp.


Năm nay hoa lê trái vụ nên nở sớm, thông thường mọi năm những cây lê ra Giêng mới nở. Giá hoa lê được bán với giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/cành. Một người bán cành hoa lê tại chợ hoa Quảng bá chia sẻ: "Bình thường vào những ngày này, mình bán được khoảng 15-20 cây to, do dịch bệnh, giờ giảm còn khoảng 10 cây 1 ngày, khách chuyển sang thích những cành lê nhỏ hơn cành to rất nhiều".


Đây là loài hoa này không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, biểu trưng cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống nên được nhiều người săn đón.

Từng cành hoa lê trắng e ấp nụ được người bán buộc lại để tạo kiểu. (Ảnh: VTC New)
Từng cành hoa lê trắng e ấp nụ được người bán buộc lại để tạo kiểu. (Ảnh: VTC New)
Hình ảnh cành lê trắng sau khi nở hết nụ mang vẻ đẹp thanh khiết. (Ảnh: VTC New)
Hình ảnh cành lê trắng sau khi nở hết nụ mang vẻ đẹp thanh khiết. (Ảnh: VTC New)

Mất hàng trăm triệu vì tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ thất nghiệp (30/11/2021)

Chiều ngày 30/11/2021, Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) cho biết đã có công văn gửi Cục Viễn thông và Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) về việc hỗ trợ thông báo đến các thuê bao di động thông tin chính thống của BHXH Việt Nam, giúp người dân cảnh giác trước các tin nhắn lừa đảo.


Lợi dụng việc ngành BHXH Việt Nam đang tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đã xuất hiện nhiều đầu số lừa đảo người dân về việc nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN để chiếm đoạt tiền trong tài khoản cá nhân của người dân.

Theo phản ánh của người dân, các đầu số: 052…; +84563…; +84528…; +84582… nhắn tin tới điện thoại di động của người dân với nội dung thông báo việc nhận trợ cấp từ Quỹ BHTN cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài việc nhắn tin bình thường, các đối tượng lừa đảo còn nhắn tin qua mạng xã hội Zalo, khi người dân đăng nhập vào các đường link lừa đảo trên sẽ hiển thị giao diện giao dịch giống với trang giao dịch điện tử của các ngân hàng người dân đang sử dụng, sau đó các giao diện này sẽ yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng để chiếm dụng tiền trong tài khoản của người dân.

Bên cạnh đó, hiện nay cũng xuất hiện các số điện thoại có đầu số +4841900.... gọi điện trực tiếp yêu cầu người dân làm theo hướng dẫn để nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN với thủ đoạn hướng dẫn kê khai tài sản và chiếm đoạt tiền có trong tài khoản ngân hàng...


BHXH Việt Nam khuyến cáo người lao động không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, nhất là không nhấp chuột vào bất kỳ đường dẫn nào, nếu không sẽ có khả năng lộ thông tin cá nhân, bị hack tài khoản và bị chiếm đoạt tiền.

Người dân cần hết sức cảnh giác trước những tin nhắn lừa đảo từ số lạ. (Ảnh: báo Thanh niên)
Người dân cần hết sức cảnh giác trước những tin nhắn lừa đảo từ số lạ. (Ảnh: báo Thanh niên)
Cảnh giác khi nhấn vào tin nhắn kiểm tra tài khoản ngân hàng. (Ảnh: báo Thanh niên)
Cảnh giác khi nhấn vào tin nhắn kiểm tra tài khoản ngân hàng. (Ảnh: báo Thanh niên)

Lần đầu tiên Hà Nội vượt 300 ca mắc trong ngày (28/11/2021)

Thống kê ngày 28/11/2021, Hà Nội lập kỷ lục khi có 301 ca Covid-19 mắc mới, trong đó có 141 ca cộng đồng. Đây là lần đầu tiên số ca mắc mới trong ngày nhiều đến vậy mà thành phố ghi nhận tính cả 4 đợt dịch. Ngoài 141 ca trong cộng đồng, đã có 133 ca khu cách ly và 27 ca khu phong tỏa.


Trước đó, kỷ lục số ca trong ngày Hà Nội từng ghi nhận là 289 ca ngày 15/11. Tính từ 15/11 tới nay, trong nửa tháng qua Hà Nội liên tục ghi nhận 200 - 300 ca mỗi ngày.


Số ca Covid-19 phân bổ tại 22 quận, huyện, trong đó Đống Đa cao nhất với 34 ca, Đông Anh 25 ca, Mê Linh 24 ca... Đáng chú ý, các ca phát sinh mới từ các ổ dịch của thành phố rất thấp, chỉ thêm vài ca mắc mới. Tuy nhiên, số F0 phát hiện từ sàng lọc ho sốt và ho sốt thứ phát lên tới 266 ca.


Trong số 141 ca cộng đồng, ca sàng lọc ho sốt lên tới 57 ca, ho sốt thứ phát (F1 của sàng lọc ho sốt) là 77 ca.


Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 9.669 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.743 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 5.926 ca.

Cán bộ y tế đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. (Ảnh: báo Người lao động)
Cán bộ y tế đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. (Ảnh: báo Người lao động)
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số ca mắc Covid-19 của TP Hà Nội trong đợt dịch 4. (Ảnh: báo Thanh niên)
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số ca mắc Covid-19 của TP Hà Nội trong đợt dịch 4. (Ảnh: báo Thanh niên)

Hà Nội thực hiện đưa trạm y tế lưu động vào hoạt động (26/11/2021)

Tối 26/11/2021, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Công điện hỏa tốc về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình số ca mắc tăng cao.


Theo chỉ đạo từ công điện, các cơ quan phụ trách cần khẩn trương đưa vào hoạt động các mô hình Trạm y tế lưu động. Đó là các cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm không triệu chứng, triệu chứng nhẹ. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đặc biệt là tiêm mũi 2 với người trên 50 tuổi; tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo lộ trình hạ dần độ tuổi.


Giao cho Công an thành phố tăng cường cập nhật, kiểm soát thông tin nhân khẩu trên địa bàn .Tăng cường kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là nắm chắc tình hình người dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp.


Đặc biệt, lãnh đạo thành phố đề nghị tại nhà ga sân bay, bến tàu, bến xe, ga tàu điện trên cao, trung tâm thương mại, khu vực công cộng, các trạm kiểm soát nên triển khai lắp đặt các thiết bị quét mã QR và ứng dụng (VN-eID).

Cận cảnh trạm y tế lưu động tại quận Thanh Xuân. (Ảnh: Báo Công an Nhân dân)
Cận cảnh trạm y tế lưu động tại quận Thanh Xuân. (Ảnh: Báo Công an Nhân dân)
Người dân tham gia quét mã QR. (Ảnh: internet)
Người dân tham gia quét mã QR. (Ảnh: internet)

Dừng test dịch vụ COVID-19 tại Bệnh viện Bảo Sơn sau vụ cách ly F0 16 tiếng trên xe cấp cứu (2/12/2021)

Sáng 2/12, ông Tô Tử Anh - phó phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội - cho biết đơn vị đang xác minh làm rõ vụ việc cách ly người bệnh COVID-19 suốt 16 tiếng trên xe cứu thương tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 (Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa) gây bức xúc dư luận.


Phòng đã trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 làm việc về những nội dung báo chí phản ánh. "Qua xác minh, bệnh viện giải trình trước có phòng cách ly tạm thời trên xe lưu động. Tuy nhiên, ngày khách hàng xét nghiệm đúng ngày xe được đưa đi bảo dưỡng. Trong lúc bệnh nhân test 2 lần dương tính phải chờ đợi ngoài ghế, nhân viên y tế đã cho lên xe cứu thương. Chúng tôi xác định bệnh viện bố trí nơi cách ly chưa rõ ràng. Tại thời điểm cần cách ly tạm thời cho người nghi ngờ qua sàng lọc xét nghiệm nhưng không có chỗ cho họ. Sau sự việc, phòng đã yêu cầu Bệnh viện Bảo Sơn 2 tạm dừng xét nghiệm dịch vụ COVID-19 để rà soát, chấn chỉnh lại toàn bộ quy trình tiếp đón sàng lọc, xét nghiệm để giảm đông người, chưa đảm bảo được an toàn", ông Tử Anh nói.


Liên quan vụ việc, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đã gửi văn bản yêu cầu Sở Y tế Hà Nội xác minh thông tin.


Theo văn bản của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cục nhận được phản ảnh ngày 29-11, sau khi xem xét nội dung đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương xem xét, xác minh thông tin. Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế TP kiểm tra quy trình sàng lọc, xét nghiệm COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.


Ngoài ra, cục cũng đề nghị Sở Y tế xử phạt nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định tại nghị định số 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.


Sở Y tế cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền giáo dục cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống COVID-19. Báo cáo gửi về cục trước ngày 2/12.

Chị P.T.T.A. phải nằm trên xe cứu thương suốt 16 tiếng khi test nhanh dương tính với COVID-19. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Chị P.T.T.A. phải nằm trên xe cứu thương suốt 16 tiếng khi test nhanh dương tính với COVID-19. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Chị P.T.T.A. phải nằm trên xe cứu thương suốt 16 tiếng khi test nhanh dương tính với COVID-19. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Chị P.T.T.A. phải nằm trên xe cứu thương suốt 16 tiếng khi test nhanh dương tính với COVID-19. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)

Thu hồi ngay thông báo học sinh chưa tiêm vắc-xin thì không được vào học trực tiếp (2/12/2021)

Ngày 2/12, mạng xã hội xôn xao trước thông báo của Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Hạnh (xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) về việc yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cập nhật số lượng học sinh đã tiêm ngừa vắc-xin đến thời điểm hiện tại (ngày 30/11).


Theo thông báo này, đối với những học sinh chưa tiêm vắc-xin thì giáo viên chủ nhiệm phải ghi lý do vì sao chưa tiêm. Cụ thể, bao nhiêu em bị F0, bao nhiêu em bị bệnh không tiêm được, bao nhiêu em chưa đi tiêm, bao nhiêu em mà phụ huynh không đồng ý tiêm. Thông báo này yêu cầu hạn chót giáo viên phải cập nhật là vào chiều cùng ngày và ghi rõ xã nào. Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Hạnh cũng đề nghị giáo viên chủ nhiệm thông báo đến những học sinh chưa đi tiêm chuẩn bị tinh thần. Nếu địa phương có thông báo lịch tiêm thì phải đi tiêm. Thông báo còn bôi đậm dòng chữ để nhấn mạnh nội dung "Nếu sau này vào học trực tiếp mà chưa tiêm thì không được vào học" - dự kiến học trực tiếp là 20/12.


Thông báo này lập tức khiến nhiều phụ huynh thắc mắc, không hiểu có quy định nào không cho học sinh chưa tiêm vắc-xin đến trường? Nếu như vì cơ địa hay bệnh nào khác mà con em họ không thể tiêm được vắc-xin thì sao, chẳng lẽ phải ở nhà vì không được đến trường học trực tiếp?


Chiều cùng ngày, tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa cho biết khi nắm được nội dung thông báo này, phòng đã liên hệ ngay với Ban Giám hiệu Trường THCS Mỹ Hạnh để xác thực. Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa, nội dung trong văn bản là không đúng nhưng khía cạnh khác thì do cách diễn đạt sai ý. Bởi lẽ, qua trao đổi với hiệu trưởng nhà trường thì việc ra thông báo này và kèm nội dung "Nếu sau này vào học trực tiếp mà chưa tiêm thì không được vào học" là ý muốn khuyến khích, vận động phụ huynh cho con em tiêm vắc-xin phòng Covid-19 để trở lại trường học cho an toàn, bảo đảm sức khỏe.


Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, tỉnh đã có quyết định về thời gian cho học sinh trở lại học trực tiếp tại trường. Theo đó, ngoài chỉ đạo thực hiện tốt các điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 thì còn phải tuyên truyền, vận động, khuyến khích phụ huynh cho con tiêm vắc-xin phòng Covid- 19 trước khi trở lại trường học trực tiếp.


Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An không có quy định "học sinh chưa tiêm vắc-xin thì không được trở lại trường học trực tiếp". Do đó, nếu nhà trường ban hành thông báo như trên là không đúng, gây hiểu nhầm.

Tờ thông báo được ch là không chính xác. (Ảnh: báo Người lao động)
Tờ thông báo được ch là không chính xác. (Ảnh: báo Người lao động)
Hình ảnh minh họa học sinh quay trở lại trường học. (Ảnh: báo Tiền phong)
Hình ảnh minh họa học sinh quay trở lại trường học. (Ảnh: báo Tiền phong)

Phú Yên: Nhiều gia đình trắng tay, không có cái ăn (2/12/2021)

Ngày 2/12, nhiều cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sơn Hòa (Phú Yên) dọn đi lớp bùn dày đặc để có đường vào thôn Thạnh Hội, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa. Đây là ngôi làng nằm ven sông Ba đã hứng chịu trận lũ kinh hoàng vừa qua.


Ngay đầu thôn, bà Phạm Thị Quờn (74 tuổi) đang nhặt nhạnh những gì còn sót lại dưới căn nhà đổ nát sau trận lũ. Hầu hết tài sản, đồ đạc đã bị lũ cuốn trôi. Trên sân còn lại những đống quần áo, đồ đạc ướt sũng, vỡ nát. Nhiều cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sơn Hòa cật lực dọn dẹp lại căn nhà, đồ đạc cho bà Quờn. Chính quyền địa phương sẽ giúp bà Quờn dựng lại căn nhà để ổn định cuộc sống.


Cách đó không xa, hai gia đình đang tổ chức tang lễ cho hai cháu Nguyễn Gia Phúc, Nguyễn Thanh Ngọc Anh (đều 3 tuổi). Hai cháu bé này đã bị lũ cuốn do lật xuồng cứu hộ khi lực lượng chức năng đến đưa một số gia đình bị mắc kẹt do lũ lên nhanh chiều tối 30/11. Thi thể hai nạn nhân xấu số được tìm thấy trưa 1-12. Khung cảnh tang thương bao trùm các căn nhà.


Khắp thôn Thạnh Hội, nhà nào cũng ngổn ngang đồ đạc trộn lẫn bùn đất sau trận lũ. Nhiều người đem phơi những bao lúa ướt sũng để có cái ăn. “Chưa bao giờ thôn Thạnh Hội bị ngập nặng như trận lũ này. Nhiều nhà ngập đến hơn 5 m. Khi nước rút thì không còn gì cả!”- ông Nguyễn Hùng kể.


Theo ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, lũ lên quá nhanh, dâng cao ào ào khiến hầu hết các gia đình ở Thạnh Hội không kịp trở tay. Hiện nhiều gia đình không còn lương thực, thực phẩm. Cả thôn không có nước uống do các giếng nước đều bị ngập, ô nhiễm sau lũ.


“Thôn Thạnh Hội là địa phương bị thiệt hại nặng nhất ở huyện Sơn Hòa trong trận lũ này. Trước mắt, huyện tập trung hỗ trợ an sinh để bà con có cái ăn, cái mặc”- ông Phụng thông tin.

Bà Phạm Thị Quờn nhặt nhạnh dưới căn nhà đổ nát sau lũ. (Ảnh: PLO)
Bà Phạm Thị Quờn nhặt nhạnh dưới căn nhà đổ nát sau lũ. (Ảnh: PLO)
Lực lượng chiến sĩ đang giúp người dân vét bùn, làm sạch đường. (Ảnh: PLO)
Lực lượng chiến sĩ đang giúp người dân vét bùn, làm sạch đường. (Ảnh: PLO)

Nhiều địa phương áp dụng quy quy định mới do F0 tăng cao (25/11/2021)

Tính đến ngày 25/11/2021, các ca F0 trên các tỉnh thành tăng đột biến, nhất là tỉnh thành phía Nam. Chính vì vậy, nhiều địa phương đã siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, áp dụng các quy định mới.


Cụ thể tại tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh tiếp tục triển khai và tăng cường rà soát, ứng phó đối với tình hình dịch bệnh. Từ đó kịp thời bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với định hướng thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả. Từ ngày 24/11, các xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực có dịch cấp 3 trở lên thì phiếu đi chợ cho người dân không quá 15 lần/tháng. Người đi chợ phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Đám hiếu, hỷ không quá 20 người tại 1 thời điểm. Đối với người thể dục, thể thao ngoài trời phải đảm bảo tiêm đủ 2 liều vaccine, thực hiện 5K, không tập trung quá 10 người cùng một thời điểm.


Tại tỉnh Kiên Giang thực hiện xét nghiệm định kỳ 3 lần/tuần bằng test nhanh, xử lý nghiêm khi có cá nhân vi phạm 5k, hoặc vi phạm quy định cách ly F0, F1 tại nhà. Theo ghi nhận, từ 19h ngày 22/11/2021 đến 19h ngày 23/11/2021, tỉnh Kiên Giang ghi nhận 398 ca mắc mới, tăng 29 ca so với ngày hôm trước. Mặc dù vậy, toàn tỉnh vẫn đang ở mức độ màu vàng, không có địa phương nào trong tỉnh thuộc mức độ đỏ.


Những quy định mới trên được ban hành và thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ, giúp các địa phương linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch ngày càng phức tạp như hiện nay. Bên cạnh những tỉnh thành vừa nêu trên, các địa phương khác nên lưu ý và xây dựng kịch bản an toàn cho địa phương mình.

Hình thức phát phiếu đi chợ cho người dân được nhiều địa phương áp dụng (Ảnh: 2sao.vn)
Hình thức phát phiếu đi chợ cho người dân được nhiều địa phương áp dụng (Ảnh: 2sao.vn)
Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm (Ảnh: Vietnamplus.vn)
Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm (Ảnh: Vietnamplus.vn)

Diễn biến mới vụ cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên ở Quảng Bình (1/12/2021)

Ngày 1/12, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) - cho biết UBND xã Liên Thủy đã có báo cáo gửi Cơ quan CSĐT Bộ Công an, sau khi cơ quan này yêu cầu địa phương tiến hành rà soát, tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt động cứu trợ của bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) hồi tháng 10-2020.


Sau khi kiểm tra và rà soát lại, được biết, đoàn ca sĩ Thủy Tiên có 6 người đến địa bàn xã Liên Thủy hôm 30-10-2020, để trao tiền cứu trợ cho người dân địa phương bị thiệt hại sau trận lũ lịch sử. Chính quyền xã đã tạo mọi điều kiện để đoàn thực hiện việc trao hỗ trợ người dân, như: đảm bảo an ninh trật tự, chuẩn bị chỗ ngồi cho người dân đến nhận tiền, hướng dẫn bà con lên nhận tiền theo thứ tự…


Theo báo cáo của UBND xã Liên Thủy thì có chính xác 2.541 hộ dân ở địa phương này được nhận hỗ trợ từ ca sĩ Thủy Tiên. Xã chỉ lập danh sách các hộ bị thiệt hại, phát phiếu cho các hộ dân khi nhận tiền để tránh lộn xộn và chứng kiến việc đoàn ca sĩ này phát tiền hỗ trợ cho người dân.

Tuy nhiên, thời điểm đó cán bộ xã Liên Thủy chỉ chứng kiến chứ không tham gia kiểm đếm hay có biên bản xác nhận gì; nên không biết cụ thể số tiền mà ca sĩ Thủy Tiên hỗ trợ cho người dân cụ thể là bao nhiêu bởi đoàn không yêu cầu.


Trong khi đó, đoàn ca sĩ Thủy Tiên thông báo cho UBND xã Liên Thủy biết đã hỗ trợ cho 2.541 người dân có trong danh sách, mỗi hộ nhận được 3 triệu đồng; trao tiền theo phiếu và không ký nhận tiền.


Theo thống kê của UBND huyện Lệ Thủy, đoàn từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên đã đến 7 xã của huyện này - gồm: Sơn Thủy, Liên Thủy, Hồng Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Thanh Thủy và Hồng Thủy - trong 2 ngày để trao tiền hỗ trợ người dân bị thiệt hại.

Thủy Tiên và chồng là Công Vinh đến ngân hàng rút tiền. (Ảnh: Báo Công an nhân dân)
Thủy Tiên và chồng là Công Vinh đến ngân hàng rút tiền. (Ảnh: Báo Công an nhân dân)
Thủy Tiên phát tiền hỗ trợ cho người dân. (Ảnh: vnexpress)
Thủy Tiên phát tiền hỗ trợ cho người dân. (Ảnh: vnexpress)

Tăng hạn sử dụng gần 3 triệu liều vaccine Pfizer lên 9 tháng (30/11/2021)

Theo thông tin cập nhật mới nhất ngày 30/11/2021, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho phép tăng hạn dùng lên 9 tháng đối với 2 lô vaccine Pfizer (2.960.100 liều) có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn 6 tháng, ở điều kiện bảo quản âm 90 đến âm 60 độ C.


Hạn dùng mới này áp dụng cho lô vaccine Pfizer số 124001 và 123002 mua từ nguồn ngân sách. Hai lô này đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phân bổ cho các địa phương vào ngày 25/11, để tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Như vậy, hạn sử dụng của hai lô vaccine này được tăng lên 3 tháng so với thời hạn ghi trên nhãn.


Theo Giấy chứng nhận xuất xưởng vaccine, hai lô này có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là ngày 30/11. Tuy nhiên, hôm 22/10, theo đề nghị của Công ty Pfizer Việt Nam, Cục Quản lý Dược cho phép tăng hạn dùng lên 9 tháng ở điều kiện bảo quản âm 90 độ C đến 60 độ C. Quyết định tăng hạn dùng này căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Công ty Pfizer Việt Nam phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với vaccine lưu hành trên thị trường.


Văn bản ngày 29/11 của Pfizer Việt Nam xác nhận hạn dùng của hai lô vaccine này là ngày 28/2/2022. Vì vậy, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh và các đơn vị tiêm chủng áp dụng hạn dùng là ngày này đối với 2 lô vaccine trên.


Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu và được sử dụng cho tất cả đối tượng, bao gồm trẻ từ 12 tuổi trở lên. Các lô vaccine Pfizer có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng sau thời gian FDA và EMA phê duyệt

Tăng hạn dùng lên 9 tháng đối với 2 lô vaccine Pfizer (2.960.100 liều). (Ảnh: internet)
Tăng hạn dùng lên 9 tháng đối với 2 lô vaccine Pfizer (2.960.100 liều). (Ảnh: internet)
Loại vaccine này dùng để tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. (Ảnh: báo điện tử Hà Giang)
Loại vaccine này dùng để tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. (Ảnh: báo điện tử Hà Giang)

Không chấp hành cách ly, F0 'siêu lây nhiễm' bị phạt 10 triệu đồng (29/11/2021)

Chiều ngày 29/11/2021, Công an huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình đã quyết định xử phạt 10 triệu đồng đối với Nguyễn Văn Th. (SN 1989) trú tại thôn Hạ Lào, xã Thuận Hóa về hành vi “không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức”.


Trước đó, ngày 5/10 Th. từ Bình Dương về Quảng Bình bằng xe máy và thực hiện cách ly tập trung tại khu cách ly Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tuyên Hóa (cũ). Ngày hôm sau, Th. được xác định là F1 của một bệnh nhân khác. Sau khi hoàn thành cách ly vào ngày 20/10, Th. được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, anh này không chấp hành và thường xuyên sang nhà bạn ở thôn Hạ Lào chơi, ăn cơm, uống rượu. Sau đó đi cắt tóc tại Tiểu khu Đồng Văn, đi uống cà phê, ăn nhậu ở thị trấn Đồng Lê.


Những ngày sau đó Th. tiếp tục đi ăn sinh nhật, đi ăn cơm ở nhà bạn. Đến ngày 27/10, Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa lấy mẫu giám sát ngày thứ 7 sau khi hoàn thành cách ly tập trung, kết quả phát hiện Th. dương tính với SARS-CoV-2. Hậu quả là Th. đã làm phát sinh hơn 21 trường hợp F0 trên địa bàn.


Cơ quan chức năng xác định Th. không tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, đi ra ngoài khi không cần thiết, không thông báo cho công an và trạm y tế biết. Đặc biệt, sau khi vi phạm Nguyễn Văn Th. đã có hành vi trốn tránh gây hậu quả làm lây nhiễm bệnh cho nhiều người khác và phát sinh lớn chi phí phòng, chống dịch bệnh.


Theo Công an huyện Tuyên Hóa, Nguyễn Văn Th. sẽ tiếp tục được cơ quan chức năng làm rõ sai phạm. Trường hợp làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, phát sinh chi chí chống dịch lớn, tùy thuộc vào tính chất, mức độ có thể xem xét xử lý hình sự.

Không tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ y tế nếu lây lan dịch bệnh trong cộng đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Ảnh: internet)
Không tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ y tế nếu lây lan dịch bệnh trong cộng đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Ảnh: internet)
Huyện Tuyên Hóa đã kích hoạt Khu điều trị bệnh nhân Covid 19 cơ sở 2 tại Trường mầm non Sơn Hóa, xã Sơn Hóa do dịch bệnh phức tạp. (Ảnh: Vietnamnet)
Huyện Tuyên Hóa đã kích hoạt Khu điều trị bệnh nhân Covid 19 cơ sở 2 tại Trường mầm non Sơn Hóa, xã Sơn Hóa do dịch bệnh phức tạp. (Ảnh: Vietnamnet)

Khánh Hòa: Sà lan mắc kẹt, đứt toàn bộ ống nước tuyến Bắc Nha Trang (1/12/2021)

Sáng 1/12/2021, ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng thanh tra giao thông đã phát hiện 2 chiếc sà lan cỡ lớn trôi từ thượng nguồn sông Cái Nha Trang về phía khu vực cầu Hà Ra (TP Nha Trang).


Rạng sáng 1/12, chiếc sà lan này bị kẹt giữa hai trụ đỡ của hệ thống cấp nước. Một chiếc đã húc hỏng một đường ống. Đến 8 giờ cùng ngày, một sà lan tiếp tục bị nước cuốn trôi làm gãy đôi 2 đường ống cấp nước và đâm vào cầu Hà Ra. Lực lượng chức năng đang có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc.


Ông Nguyễn Văn Dần xác nhận 2 chiếc sà lan của nhà thầu thi công dự án đập ngăn mặn trên sông Cái là Công ty Trung Nam 18 E&C. "Phương án là kéo ngược sà lan để tránh hư hại chân cầu Hà Ra. Tuy nhiên, nước lũ đang cuốn mạnh nên chưa thể kéo bây giờ. Đáng lo nhất là cầu Hà Ra" - ông Dần cho biết.


Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đàm, Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp thoát nước Khánh Hòa, cho biết hiện nay toàn bộ hàng ngàn hộ dân của các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Vĩnh Lương ở khu vực Bắc TP Nha Trang không có nước sinh hoạt. Công ty chỉ có đường ống phụ nhỏ nên 90% người dân sẽ không có nước sử dụng.

2 chiếc sà lan mắc vào đế đỡ đường ống nước khu vực cầu Hà Ra. (Ảnh: báo Người lao động)
2 chiếc sà lan mắc vào đế đỡ đường ống nước khu vực cầu Hà Ra. (Ảnh: báo Người lao động)
Nguy cơ phương hại đến cầu Hà Ra khi sà lan bị kẹt vào chân cầu. (Ảnh: báo Người lao động)
Nguy cơ phương hại đến cầu Hà Ra khi sà lan bị kẹt vào chân cầu. (Ảnh: báo Người lao động)

Lâm Đồng: 7 du khách chuẩn bị rời Đà Lạt thì phát hiện mắc Covid-19 ngay tại sân bay (29/11/2021)

Sáng 29/11/2021, bác sĩ Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết toàn tỉnh ghi nhận thêm 222 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 lên 3.132 ca; trong đó có 7 du khách rời đến sân bay Liên Khương làm thủ tục bay rời TP. Đà Lạt thì phát hiện dính Covid-19.


Tại TP. Đà Lạt ghi nhận thêm 36 ca Covid-19 mới, trong đó 14 ca phát hiện trong cộng đồng, 4 ca đến từ vùng dịch, 11 ca là F1, đang cách ly theo quy định. Ngoài ra có 7 bệnh nhân là khách du lịch từ vùng dịch đến TP.Đà Lạt, ngày 28/11, khi chuẩn bị rời địa phương, xét nghiệm sàng lọc tại sân bay Liên Khương qua test nhanh dương tính với Covid-19.


Tại H.Đức Trọng phát hiện thêm 96 ca Covid-19, trong đó 16 ca phát hiện trong cộng đồng, có đến 76 bệnh nhân là các trường hợp phát hiện trong khu vực phong tỏa gồm: (52) Phú Hội 52 ca, N’Thol Hạ 17 ca và TT.Liên Nghĩa 7 ca; ngoài ra có 4 bệnh nhân là các trường hợp F1 đang cách ly theo quy định. Ở H.Di Linh ghi nhận thêm 35 ca, trong đó có 12 ca đến từ vùng dịch, 18 ca là các F1, đang cách ly theo quy định, 5 ca phát hiện trong cộng đồng.


Tại TP. Bảo Lộc có 16 ca Covid-19 mới, trong đó có 12 ca phát hiện trong cộng đồng, 4 ca là các F1 đang cách ly. Tương tự H.Bảo Lâm thêm 16 ca thì có 15 ca phát hiện trong cộng đồng. Trong đó có 4 nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch nhiễm Covid-19. Tại H.Lâm Hà ghi nhận thêm 13 ca, trong đó 11 ca là các F1, người về từ vùng dịch đang cách ly và có 2 ca phát hiện trong cộng đồng.


Từ đầu dịch đến nay Lâm Đồng ghi nhận 3.132 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 835 ca đã xuất viện, 8 ca tử vong. Lâm Đồng đang cách ly tập trung 1.686 trường hợp và cách ly tại nhà 11.737 trường hợp.

7 du khách chuẩn bị rời Đà Lạt thì phát hiện mắc Covid-19 ngay tại sân bay. (Ảnh: báo Thanh niên)
7 du khách chuẩn bị rời Đà Lạt thì phát hiện mắc Covid-19 ngay tại sân bay. (Ảnh: báo Thanh niên)
Một cơ sở cách ly tại Đà Nẵng. (Ảnh: báo Thanh niên)
Một cơ sở cách ly tại Đà Nẵng. (Ảnh: báo Thanh niên)

Hai tỉnh miền Tây nâng cấp độ dịch lên mức nguy cơ cao (29/11/2021)

Từ 0h ngày 29/11/2021, UBND tỉnh Sóc Trăng đã cho nâng cấp độ dịch COVID-19 từ cấp 2 - nguy cơ trung bình "vùng vàng" lên cấp 3 - nguy cơ cao "vùng cam". Tỉnh phân loại cấp độ dịch COVID-19 để áp dụng các biện pháp hành chính "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" đối với cấp huyện và cấp xã.


Đối với cấp huyện, có 2 đơn vị cấp độ dịch "vùng xanh", 2 đơn vị "vùng vàng" và 7 đơn vị "vùng cam". Riêng cấp xã có 34 đơn vị "vùng xanh", 43 đơn vị "vùng vàng", 32 đơn vị có cấp độ dịch "vùng cam".


Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến khá phức tạp. Mỗi ngày, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, đặc biệt ca nhiễm trong cộng đồng phát sinh, do vậy số ca F0 cũng tăng lên nhanh chóng. Vì vậy có khả năng còn nhiều trường hợp ca nhiễm chưa được phát hiện trong cộng đồng hoặc các trường hợp F1 nguy cơ cao chưa được cách ly kịp thời.


Tỉnh Vĩnh Long sẽ nâng cấp độ dịch từ cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) lên cấp độ 3 (nguy cơ cao) từ ngày 30/11. UBND tỉnh Vĩnh Long giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với thủ trưởng các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh công bố cấp độ dịch cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đúng quy định.


Ngày 28/11, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành văn bản hỏa tốc về việc tăng cường biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, từ 21h ngày hôm trước đến 4h sáng hôm sau, người dân không ra đường (trừ các trường hợp cấp cứu. Thời gian thực hiện từ ngày 28/11 cho đến khi có thông báo mới.

Tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng nâng cấp độ vùng dịch từ vùng vàng lên vùng cam. (Ảnh: vtv..vn)
Tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng nâng cấp độ vùng dịch từ vùng vàng lên vùng cam. (Ảnh: vtv..vn)
Nhiều chốt kiểm soát được lập ra. (Ảnh: internet)
Nhiều chốt kiểm soát được lập ra. (Ảnh: internet)

Xã thu mỗi hộ dân 200.000 đồng mua kit test Covid-19 (1/12/2021)

Ngày 1/12, Chính quyền xã Hải Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế thu 200.000 đồng với mỗi hộ dân muốn test nhanh Covid-19 trong tuần cao điểm tầm soát Covid-19 do thành phố Huế phát động.


Số tiền này được giải thích dùng mua kit test nhanh Covid-19. Một người dân cho biết, rất bất ngờ khi chính quyền thôn quy định nộp 200.000 đồng. "Tôi chỉ biết thành phố có chủ trương người dân tự nguyện mua, không phải quy định thu số tiền cụ thể như vậy", người này nói.


Ông Lê Xuân Hướng, Chủ tịch UBND xã Hải Dương chia sẻ, xã đưa kế hoạch về các thôn thu bởi ngân sách không đủ. Mỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ một phần khoảng 40.000 đồng nhưng kinh phí test mỗi hộ gần 220.000 đồng. Xã muốn làm cho nhanh nên thu tiền mua kit giúp người dân, bởi bây giờ đi mua lẻ nhiều nơi không bán.


"Đây không phải xã thu mà người dân đóng góp để xã mua hộ. Ai không đồng ý có thể tự mua kit về test 3 lần trong tuần. Xã thu tiền, trước mắt ứng ra để mua, sau này có kinh phí được hỗ trợ sẽ cân đối hoàn lại. Bây giờ, ngân sách xã không có, trong khi chi phí mua khoảng 200 triệu đồng", ông Hướng giải thích.


Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành phố Huế cho biết, xã Hải Dương chưa làm đúng với tinh thần, chủ trương của thành phố. "Chính quyền xã chỉ nên vận động người dân tự mua kit test. Ai không biết chỗ mua, xã có thể mua giúp nhưng người dân phải đồng thuận; không phải thu cố định mỗi hộ 200.000 đồng".


Trước tình hình các ca nhiễm trong cộng đồng tăng, thành phố Huế tổ chức tuần cao điểm xét nghiệm diện rộng 36 xã, phường từ ngày 29/11 đến 5/12. Mục tiêu của thành phố là mỗi nhà có ít nhất một người test Covid-19 để sàng lọc, bóc tách F0. Ngoài ngân sách của địa phương, thành phố cũng khuyến khích, vận động người dân tự mua kit tầm soát bằng test nhanh kháng nguyên.

Hình ảnh kit test Covid-19. (Ảnh: internet)
Hình ảnh kit test Covid-19. (Ảnh: internet)
Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại xã Hải Dương. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại xã Hải Dương. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)

Những ai được ưu tiên liều vắc xin COVID-19 bổ sung? (1/12/2021)

Ngày 1-12, Bộ Y tế có hướng dẫn đề nghị sở y tế các tỉnh thành, Viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, cơ quan y tế trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cần tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 50 tuổi trở lên.


Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị tiêm liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng.


Những đối tượng này sẽ tiêm bổ sung loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc xin.


Liều nhắc lại được tiêm đối với đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.


Bộ Y tế hướng dẫn đối với liều nhắc lại như sau: Nếu các mũi cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin công nghệ mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.


Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của Hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin vector virus (vắc xin AstraZeneca).


"Khoảng cách tiêm mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung" - Bộ Y tế nêu rõ.

Người trên 50 tuổi, người có bệnh nền,... sẽ được ưu tiên tiêm mũi nhắc lại vaccine Covid-19 sau 6 tháng. (Ảnh: báo Hải quân Việt Nam)
Người trên 50 tuổi, người có bệnh nền,... sẽ được ưu tiên tiêm mũi nhắc lại vaccine Covid-19 sau 6 tháng. (Ảnh: báo Hải quân Việt Nam)
Tùy vào mũi trước đó mà mũi tiêm nhắc lại sẽ tiêm loại khác nhau. (Ảnh: internet)
Tùy vào mũi trước đó mà mũi tiêm nhắc lại sẽ tiêm loại khác nhau. (Ảnh: internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?