Top 12 Tips nhỏ giúp bạn tự tin khi nói trước đám đông

Nói trước công chúng (Puplic Speaking) là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Nhưng đó lại là điều vô cùng quan trọng quyết định không nhỏ vào thành công của mỗi người. Bạn có những ý tưởng tuyệt vời, bạn cần giới thiệu điều đó trước nhiều người, nhưng lại không biết phải diễn giải như thế nào, không thể kiểm soát được lời nói, hành động của mình. Đừng lo, Toplist sẽ giúp bạn làm cách nào để có thể tự tin nói trước đám đông chỉ với những tips nhỏ dưới đây!

Thuyết trình như kể chuyện

Khán giả luôn thích nghe những câu chuyện, nên bạn hãy thủ sẵn cho mình vài câu chuyện nhỏ liên quan đến chủ đề thuyết trình như vậy sẽ cuốn hút người nghe hơn rất nhiều. Và bạn cũng sẽ không bị "ừm, à" với câu chuyện kể quen thuộc của mình.
Thuyết trình như kể chuyện

Không để ai biết được bạn đang rất hồi hộp

Hồi hộp, lo lắng là tâm lí chung của tất cả mọi người khi nói trước công chúng kể cả những nhà diễn giả chuyên nghiệp. Nhưng điều quan trọng là họ biết che dấu điều đó. Việc chuẩn bị tâm thế vô cùng cần thiết, trước khi bắt đầu hãy hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng hơn. Bằng những cái lắc tay nhẹ và co duỗi, tự nắm tay, cầm lấy một tấm danh thiếp, hoặc nắm vào bục diễn thuyết khi thuyết trình sẽ giúp bạn bớt run hơn rất nhiều. Và nhớ đừng bỏ tay vào túi quần nhé, điều này sẽ làm bạn mất tự tin và hơi khó gần đấy!
Không để ai biết được bạn đang rất hồi hộp

Biết khi nào sẽ phải chuyển chủ đề

Trước khi chuyển sang một chủ đề mới, hãy sử dụng những “liên từ” thích hợp. Tạm dừng và để người nghe nhận ra chủ đề đang thay đổi, nhưng vẫn không làm mất đi dòng suy nghĩ của bạn và tính logic của bài diễn thuyết.
Biết khi nào sẽ phải chuyển chủ đề

Dùng câu ngắn, có khoảng dừng

Bạn đừng bao giờ thuyết trình liên tục mà không có sự ngơi nghỉ. Điều không chỉ làm mất kiểm soát những gì đang nói, làm người nghe cảm thấy mệt mỏi mà còn làm bài thuyết trình không có điểm nhấn. Nhớ tạm dừng thường xuyên. Vì tạm dừng một vài giây sẽ khiến lời nói của bạn có thêm “sức nặng”, mang đến thời gian cho bạn và khán giả cùng suy nghĩ về chủ đề bạn nói thay vì nói một cách liên tục và không ai muốn nghe.
Dùng câu ngắn, có khoảng dừng

Hãy là chính mình

Nhiều người có xu hướng bắt chước hoàn toàn phong cách của người khác và nghĩ rằng như vậy sẽ nói trước công chúng tốt hơn. Nhưng điều đó là không nên nhé, việc rập khuôn theo người khác sẽ làm bạn giống như những chiếc robot được lập trình sẵn, và bạn luôn luôn phải gồng mình để giống hệt ngược khác. Hãy nên chỉ tham khảo, học hỏi cách thuyết trình tốt từ nhiều người, làm theo một chút nếu những điều bạn thấy nên cảm thấy tốt, theo một phong cách của chính bạn. Điều đó sẽ làm người khác ấn tượng và nhớ đến bạn cùng bài thuyết trình lâu hơn.
Hãy là chính mình

Ai cũng có lúc sai

Ngay cả những thiên tài cũng có lúc sai lầm nên cũng đừng quá buồn và thất vọng nếu bạn làm chưa tốt. Hãy gạt qua những lỗi nhỏ đó đi, chăm chỉ luyện tập, trau dồi thêm kinh nghiệm. Lần đầu chưa được thì lần 2, lần 3, lần 4... dần dần bằng sự nỗ lực hết mình bạn sẽ tự tin nói trước công chúng lúc nào không hay đó.
Ai cũng có lúc sai

Tránh bị gây xao nhãng

Nên tắt điện thoại trước khi bắt đầu, bạn không nên nghe điện thoại hay lướt web khi đang thuyết trình được. Điều này sẽ bị cho là bất lịch sự và làm mọi người không còn muốn nghe bạn thuyết trình nữa.
Tránh bị gây xao nhãng

Tìm hiểu về nơi mà bạn sẽ thuyết trình

Trước khi bắt đầu diễn thuyết, việc tìm hiểu về địa điểm mình nói là một điều nên làm. Bạn nên xem xét về vị trí bạn sẽ đứng nói, số lượng người nghe bạn thuyết trình, kiểm tra về chất lượng âm thanh những việc nhỏ này sẽ rất hữu ích và giúp bạn luôn ở tâm thế chủ động.
Tìm hiểu về nơi mà bạn sẽ thuyết trình

Chuẩn bị, chuẩn bị và luôn luôn chuẩn bị

Chuẩn bị về nội dung thuyết trình, chuẩn bị tâm thế, lượng trước được người nghe, tập giọng nói chuẩn, dễ nghe đảm bảo về thiết bị âm thanh và cuối cùng là về trang phục.
Trang phục là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại của bài trình, bạn không thể nào ăn mặc lôi thôi mà vẫn cứ thao thao bất tuyệt trước đám đông được. Và đặc biệt trang phục cũng phải là yếu tố toát lên được nội dung thuyết trình. Nếu bạn trình bày về một dự án quan trọng của công ty, nhưng trang phục của bạn lại lòe loẹt, diêm dúa sẽ là một điểm trừ không nhỏ về sự tin tưởng của mọi người dành cho bạn.
Chuẩn bị, chuẩn bị và luôn luôn chuẩn bị

Biết những gì bạn sẽ nói và chia bài nói thành nhiều phần

Quy tắc này là quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất cho một bài thuyết trình. Trước khi bắt đầu bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ nói những gì, và bạn sẽ dẫn dắt người nghe đến đâu trong câu chuyện của mình. Khi đã nắm chắc được điều này thì chia nhỏ bài nói thành các ý chính (từ 3 ý trở lên) sẽ giúp bạn nói trôi chảy hơn, người nghe cũng sẽ xử lý được thông tin tốt hơn, hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt một cách tốt nhất.
Biết những gì bạn sẽ nói và chia bài nói thành nhiều phần

Đảm bảo nội dung bài nói phải hấp dẫn

Giả sử phải thuyết trình một nội dung hơi khó hiểu và kén thính giả. Nhưng nếu với một nội dung hơi nhàm chán như vậy, bạn biết cách dùng những từ ngữ thú vị, dễ nghe, mang chút hài hước thì đảm bảo sẽ không có khán giả nào "ngáp" trước mặt bạn đâu!
Đảm bảo nội dung bài nói phải hấp dẫn

Luôn luôn lắng nghe

Một mẹo nhỏ nữa là bạn hãy ghi âm hoặc tốt hơn là quay lại bài nói trước công chúng của mình, để từ đó bạn sẽ nhận ra được điểm mạnh điểm yếu cần phát huy và khắc phục.
Luôn luôn lắng nghe

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?