Top 8 Trò chơi trong phân môn luyện từ và câu dành cho học sinh tiểu học hay và thú vị nhất

Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học quan trọng, chiếm thời lượng nhiều nhất trong chương trình học. Tiếng việt là môn học nền tảng, giúp học sinh có kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tốt các môn khác. Trong môn Tiếng việt có nhiều phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có đặc điểm và vai trò riêng. Tìm biện pháp để dạy tốt các phân môn đó là mục tiêu mà các giáo viên Tiểu học đều hướng tới. Làm thế nào để giảm áp lực học tập cho học sinh, tạo được không khí học tập thoải mái, vui vẻ mà vẫn đảm bảo cho các con tiếp thu được nội dung kiến thức của bài? Và ngày hôm nay, trong bài viết này Toplist xin giới thiệu danh sách các trò chơi trong phân môn luyện từ và câu dành cho học sinh tiểu học hay và thú vị nhất.

Trò chơi tiếp sức

Mục tiêu:

Mở rộng vốn từ; rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh.

Chuẩn bị:

Bảng phụ ghi sẵn bài giải để bổ sung một số từ sau khi trò chơi kết thúc mà các em chưa tìm được.

Cách tổ chức:


Tổ chức cho 2 đội thi đua, với số học sinh của 2 đội bằng nhau.

Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên nhóm từ, yêu cầu các em kể ra những từ thuộc nhóm đó.

Giáo viên chỉ cần nêu tiếp sức bắt đầu: Lần lượt từng học sinh của 2 đội nối tiếp nhau ghi lên bảng mỗ em 1 từ. Hết thời gian chơi đội nào ghi nhiều từ và đúng thì sẽ chiến thắng.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

Mục đích:

  • Củng cố kiến thức về từ và câu sau mỗi tiết học, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành, sử dụng từ và câu.
  • Rèn kĩ năng hợp tác, thương lượng, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
  • Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, thi đua

Chuẩn bị:

  • Tờ bìa ghi phần kiến thức trong bài học.
  • Thẻ ghi từ phù hợp với nội dung trò chơi trên bài giảng power point.

Cách tổ chức:

  • Tổ chức trò chơi tùy theo từng bài hoặc phương tiện dạy học nhưng thường trò chơi được tổ chức theo các bước sau:
  • Giáo viên nêu tên trò chơi
  • Giáo viên phổ biến cách chơi
  • Chọn đội chơi
  • Các đội thi đua thực hiện yêu cầu của trò chơi nhanh và đúng để giành phần thắng.
  • Giáo viên đưa đáp án.
  • Đối chiếu kết quả của các đội chơi, xác định đội thắng cuộc.
  • Khen, thưởng cho đội thắng trong trò chơi.

Trò chơi này được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó thu hút được học sinh chơi một cách hào hứng vì các con được thi đua và vận động, thể hiện trí thông minh, sự nhanh nhạy và phát huy được khả năng sở trường của học sinh. Ngay cả những học sinh còn nhút nhát cũng tham gia cùng các bạn.


Ví dụ: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?

Bài 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:

Em vẽ làng xóm

Tre xanh ,lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu


Số đội chơi: 2 đội. Mỗi đội gồm 5 em tham gia.(HS cả lớp cổ vũ và làmtrọng tài)

Thời gian chơi từ 3-5 phút

Cách chơi:

Mỗi đội chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ trên: “Em vẽ làngxóm…….mùa thu”

GV yêu cầu từng thành viên trong đội chơi lên gạch một gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ. Em đầu tiên lên gạch một từ chỉ đặc điểm rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nối cho đến em cuối cùng.


Trong thời gian như nhau, đội nào xác định được đúng nhiều từ nhất thì được điểm cao. Mỗi từ xác định đúng được tính 2 điểm (VD: xanh,xanh, bát ngát,xanh mát,xanh ngắt), mỗi từ xác định sai bị trừ 2 điểm. Đội nào được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi giải ô chữ

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo tùng chủ đề và nội dung kiến thức mỗi bài học.

Cách tổ chức:

  • Giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức thi đoán ô chữ như chia lớp thành các đội chơi hoặc cho học sinh chơi cá nhân.
  • Giáo viên gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì
  • Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời
  • Sau khi người chơi trả lời được thi ô chữ đó sẽ xuất hiện và cứ lần lượt như vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện.
  • Giáo viên tuyên dương hoặc ghi điểm cho người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ.

Giáo viên thường sử dụng trò này trong khi dạy các bài Luyện từ và câu có nội dung về mở rộng vốn từ

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi trắc nghiệm

Mục tiêu:

  • Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.
  • Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội.


Chuẩn bị:

  • Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.
  • Học sinh: thẻ đúng , sai.

Cách tổ chức: Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài.


Cách 1: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, học sinh sử dụng bảng nhận xét để trả lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời sai ít hơn đội đó thắng cuộc.


Cách 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, học sinh kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ.


Trọng tài theo dõi tổng kết.


Với trò chơi này, giáo viên có thể sử dụng vào tất cả các bài tập về so sánh, nhân hoá, ôn về các dấu câu, mẫu câu.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi nối xe lửa

Cách chơi: mỗi học sinh có 1 tờ giấy trắng. Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm 1 câu. Các thành viên nhóm sẽ tìm từ theo yêu cầu đề. Nhóm nào nối được nhiều nhất trong thời gian quy định sẽ giành chiên thắng.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Sử dụng trò chơi "Ô cửa bí mật"

Tùy vào nội dung bài học mà giáo viên tổ chức trò chơi "Ô cửa bí mật'' phù hợp cho các em.


Mục đích:


Củng cố các kiến thức về từ và câu sau khi hoàn thành các bài tập của tiết học Luyện từ và câu.

Rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nghe.

Tạo không khí thi đua sôi nổi


Chuẩn bị:

  • Bài giảng power point có câu hỏi trong các bông hoa, các cánh hoa, các ngọn nến hay các ô cửa bí mật.
  • Cách tổ chức:
  • Học sinh xung phong giành quyền chọn ô cửa mình thích. Học sinh tự nêu câu hỏi của mình và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi, học sinh đó sẽ nhận được phần quà gắn kèm câu hỏi hoặc được cô giáo và các bạn vỗ tay khen ngợi.
  • Nếu học sinh đó không trả lời được hoặc trả lời chưa đúng thì các học sinh khác có thể xung phong trả lời và nhận phần thưởng của câu hỏi đó.

Ví dụ 2: Trò chơi: “Ô cửa bí mật” trong bài: Từ ngữ về quê hương – dưới dạng mở các ô cửa bí mật.


Ô cửa 1: Tìm từ điền vào chỗ ..... trong câu “........................là chùm khế ngọt”

Ô cửa 2: Quê hương em có những đặc sản gì?

Ô cửa 3: Kể tên một số bài dân ca bắt đầu bằng chữ “Lý”

Ô cửa 4: Chiếc khăn truyền thống của người nông dân nam bộ có tên là gì?

Ô cửa 5: Nêu một số từ có thể thay thế cho từ: “quê hương”?

Ô cửa 6: Trang phục các liền anh, liền chị quan họ hay mặc là gì?



Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi: Hái hoa dân chủ

Mục đích:

  • Củng cố các kiến thức về từ và câu sau khi hoàn thành các bài tập của tiết học Luyện từ và câu.
  • Rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nghe.
  • Tạo không khí thi đua sôi nổi


Chuẩn bị:

Cây hoa, các câu hỏi và phần thưởng gắn vào các hoa hoặc quả trên cây.

Khi sử dụng bài giảng power point thì chuẩn bị câu hỏi trong các bônghoa, các cánh hoa, các ngọn nến hay các ô cửa bí mật.


Cách tổ chức:

Học sinh xung phong giành quyền “hái hoa”. Học sinh tự nêu câu hỏi của mình và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi, học sinh đó sẽ nhận được phần quà gắn kèm câu hỏi hoặc được cô giáo và các bạn vỗ tay khen ngợi. Nếu học sinh đó không trả lời được hoặc trả lời chưa đúng thì các học sinh khác có thể xung phong trả lời và nhận phần thưởng của câu hỏi đó.Trò chơi này có thể áp dụng cho hầu hết các bài Luyện từ và câu trong chương trình.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi ghép đôi

Mục đích:

  • Củng cố, mở rộng vốn từ hoặc vận dụng kiến thức về từ và câu cho học sinh.
  • Rèn phản xạ nhanh, thao tác chính xác
  • Rèn kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
  • Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, thi đua


Chuẩn bị:

  • Các thẻ ghi từ có gắn nam châm
  • Bài giảng power point hiển thị yêu cầu và minh họa trò chơi.

Cách thức tổ chức:


Giáo viên nêu yêu cầu ghép đôi các thẻ ghi từ để có từ theo chủ đề hoặc câu theo mẫu.

Chọn đội chơi: Từ 4 - 6 học sinh. Học sinh thi đua ghép cặp thẻ theo yêu cầu bài tập ở khu vực của đội mình trong thời gian 1 - 2 phút.

Hết thời gian chơi, giáo viên và học sinh cả lớp kiểm tra các cặp thẻ và đếm kết quả đúng.

Xác định đội thắng - thua.

Khen, thưởng đội thắng cuộc

Trò chơi ghép đôi có thể áp dụng cho nhiều giờ học Luyện từ và câu mở rộng vốn từ và ôn câu theo mẫu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Học sinh rất hào hứng và tích cực tham gia trò chơi này vì các con vừa được phát huy tư duy sáng tạo, vừa được vận động và hợp tác với các bạn trong không khí làm việc vui vẻ, khẩn trương. Học sinh không trực tiếp tham gia chơi cũng nhiệt tình cổ vũ các bạn chơi.


Ghép hai thẻ thích hợp để có từ hoặc câu theo yêu cầu bài tập


Ví dụ 1: Trò chơi ghép đôi trong tiết Luyện từ và câu: Từ ngữ về gia đình. Với yêu cầu: Ghép đôi các thẻ để có các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. Học sinh có thể ghép được các từ ngữ sau: ông bà, chú cháu, bà cháu, anh chị, cha mẹ, cha chú, chị em, cô chú, Cậu Mợ, anh em

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?