Theo bảng xếp hạng của Webometrics mới được công bố cách đây không lâu, đã chỉ ra những trường đáng học nhất tại Việt Nam hiện nay. Bảng xếp hạng này được dựa vào tiêu chí nguồn lực, chất lượng học thuật, môi trường đào tạo và những trường có chỉ số tác động đối với cộng đồng trên website. Vậy đó là những trường nào? Các bạn hãy cùng Toplist đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Đại học Cần Thơ
Đại Học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) là đại học công lập thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; thành lập ngày 24/9/1997. Đến tháng 8/2020, TDTU được Hệ thống xếp hạng ARWU (Academic Ranking of World Universities) xếp vị trí số 1 Việt Nam và thuộc Top 800 đại học tốt nhất thế giới. Trong vài năm gần đây, trường luôn đứng đầu các trường đại học của Việt Nam trong công bố quốc tế. Trường đang trong tiến trình đứng vào hàng ngũ các trường đại học hàng đầu châu Á và thế giới. Thương hiệu của trường có được nhờ đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, hợp tác quốc tế và qua các buổi giao lưu và chia sẻ của những diễn giả và doanh nhân truyền thống.Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí, giống với trường Đại học Quốc tế của hệ thống Đại học Quốc gia. Trường hiện đã có tổng cộng bốn cơ sở tại ba thành phố khác nhau, trong đó có các cơ sở tại Nha Trang, Bảo Lộc và Cà Mau, chất lượng đào tạo và giá trị bằng cấp tương đương nhau.
Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á - Thái Bình Dương mang tên AOTULE (Asia-Oceania Top University League on Engineering). Trường được biết đến với chất lượng dạy và học hàng đầu tại Việt Nam, ngoài ra nơi đây còn có không gian xanh, đẹp vô cùng hấp dẫn. Về cơ sở vật chất nhà trường có khoảng 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn cùng một hệ thống các phòng hội thảo, gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và tương đương; khoảng 20 xưởng thực tập và thực hành với tổng diện tích sử dụng hơn 20.000 m2. Theo như báo cáo của dự án SCImago, khi tiến hành xếp hạng 5.147 trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên thế giới năm 2016, ĐH Bách khoa Hà Nội đứng đầu trong 4 tổ chức giáo dục của Việt Nam, đứng ở vị trí 577 thế giới, tăng tới 40 bậc so với năm 2015. Đây là ngôi trường đáng mơ ước của rất nhiều người.
Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội là một trường đại học chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, cử nhân có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Trường gồm có hơn 1000 cán bộ giảng dạy và công chức, viên chức: 711 cán bộ có trình độ trên đại học và sau đại học (trong đó có 154 Giáo sư Phó giáo sư, 80 Tiến sĩ, 237 Thạc sĩ, 25 BSCKII, 17 BSCKI, 236 cán bộ đại học, 25 cán bộ cao đẳng, 122 cán bộ trung học) và rất nhiều các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ương (Bạch Mai, Nhi trung ương, Việt Đức,...) làm giảng viên kiệm nhiệm giảng dạy thực hành tại bệnh viện.
Đại Học Huế
Đại học Huế được thành lập vào tháng 3 năm 1957, bao gồm 4 phân khoa đại học: Sư phạm, Y khoa, Văn khoa, Luật khoa. Sau đó có thêm khoa Y và các cơ sở đào tạo trực thuộc khác. Sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, trên cơ sở các khoa cũ, các trường đại học độc lập đã được thành lập ở Huế: Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Tổng hợp Huế và Trường Đại học Y khoa Huế. Năm 1983, Trường Đại học Nông lâm Huế được thành lập, nguyên là Trường Đại học Nông nghiệp II từ Hà Bắc chuyển vào. Theo Nghị định 30/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ, Đại học Huế ra đời, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế. Nhiệm vụ chính của Đại học Huế là đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng. Đến nay, số lượng sinh viên và ngành nghề đào tạo liên tục phát triển. Đại học Huế là đại học đa ngành lớn gồm 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu
Đại học Nông Lâm TP HCM
Học viện Công Nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (tên giao dịch tiếng Anh: Posts and Telecommunications Institute of Technology, viết tắt là PTIT) là một tổ chức Nghiên cứu - Giáo dục Đào tạo có thương hiệu, uy tín đứng top 5 đại học Việt Nam với thế mạnh về Nghiên cứu và đào tạo Đại học, Sau Đại học trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Học viện là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Trường được thành lập từ năm 1953 nhưng đến ngày 11 tháng 7 năm 1997 được sắp xếp lại trên cơ sở sáp nhập Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính - Viễn thông I và Trung tâm Đào tạo Bưu chính - Viễn thông II.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam National University, Ho Chi Minh city) là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 1000 trường/nhóm trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Trường bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ, đa ngành có chất lượng cao, và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.