Top 10 Trường đại học đăng ký tín chỉ vất vả nhất ở Hà Nội

Chắc hẳn nếu bạn là sinh viên bạn sẽ biết việc đăng kí tín chỉ vất vả như thế nào. Nhưng có những ngôi trường còn khiến cho học sinh ''vật vã trắng đêm đăng ký tín chỉ''. Hãy cùng toplist khám phá nhé!

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) thức trắng đêm đăng ký tín chỉ do nghẽn mạng, không ít sinh viên vẫn chưa đăng ký được. Thời gian đăng ký đến ngày 10/12, tuy nhiên, do số lớp có môn học mong muốn có phần hạn chế nên sinh viên sợ "hết chỗ". Để nói lên bi kịch về đăng kí tín chỉ, nhiều bạn sinh viên đã "tức cảnh làm thơ": “Ông tín chỉ” do các bạn sinh viên trong trường chuyển thể từ bài "Ông đồ": “Mỗi năm mùa đông đến/Lại thấy ông này về/Bày bàn phím với chuột/Sever đông người qua”.
Việc đăng kí tín chỉ ở các trường chưa bao giờ là dễ dàng cả
Việc đăng kí tín chỉ ở các trường chưa bao giờ là dễ dàng cả

Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

Một thực trạng khác cũng xảy ra không ít tại nhiều trường đại học trên khắp cả nước chứ không riêng gì Đại học Kinh Tế Quốc Dân đó là xảy ra lỗi khi đăng kí tín chỉ online trên website nhà trường như không đăng nhập được; đăng nhập được nhưng không đăng kí được; đăng kí được nhưng hệ thống lại không ghi nhận… Do đó, điều quan trọng nhất là người đăng kí môn học phải "rất kiên trì". Có thể thấy đăng kí tín chỉ là bài học rõ ràng nhất giúp các bạn sinh viên luyện "thần kinh thép", sự bình tĩnh, kiên trì không từ bỏ. Đây là điều cũng dễ hiểu bởi nếu từ bỏ thì chẳng khác nào chấp nhận học thêm một năm, trễ thời hạn ra trường - điều chẳng một sinh viên nào dám đánh đổi.
Ngay trên Facebook có lập cả một hội những người phát cuồng vì đăng kí tín chỉ
Ngay trên Facebook có lập cả một hội những người phát cuồng vì đăng kí tín chỉ

Đại học Luật Hà Nội

Lại thêm một "nỗi bức xúc" nữa cho vấn đề đang kí tín chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhiều bạn cứ tưởng học Luật không giống với các ngành khác như Kinh tế hay Bách khoa vì có thể học môn này trước hay sau gì cũng được bởi dường như các môn học ít có liên quan với nhau. Do đó, sinh viên có thể linh động không học môn này trước được thì đăng kí môn khác mà không sợ học không hiểu hay không thể nắm bài vì không biết được kiến thức cơ bản. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là trang web của nhà trường lại bị quá tải ngay trước giờ mở đăng kí tín chỉ đến 2 tiếng đồng hồ khiến các bạn sinh viên lo lắng và hết sức bực mình. Một bạn sinh viên đại học Luật chia sẻ: "Tôi phát điên, phát rồ khi đăng ký tín chỉ. 12 giờ trưa, trường mở website nhưng mới 10 giờ sáng, website đã bị quá tải. Lúc vào được để đăng kí thì máy báo “có lỗi khi thực hiện, mời bạn đăng kí lại”. Đặc biệt, nhà trường cho 2 ngày để đăng kí nhưng thực tế, “số phận” của bạn chỉ được định đoạt trong vòng 1 tiếng đầu tiên vì nếu đăng kí chậm thì sau đó lớp đã đầy, bạn không được học nữa. Vì vậy, có bạn phải “canh” máy tính đến đêm vì mãi chả đăng kí được môn nào.
Thực trạng đăng kí tín chỉ tại trường Đại học Luật Hà Nội

Trường ĐH Thăng Long

Một bạn sinh viên ở Trường ĐH Thăng Long đã chia sẻ rằng: “Thật là kinh khủng! Thức trắng đêm, vừa ôn thi vừa thức canh lớp, lại còn đăng ký theo số lượng tín chỉ đã tích lũy nên lần nào các lớp cũng đầy hết, canh me từng tí một. Có khi đăng ký được lớp rồi, lát sau quay lại không biết là mình ở đâu, tự dưng bị đá ra khỏi lớp, kinh hoàng nhất là hủy lớp...”. Đúng là ''sơ hở'' 1 chút là mất lượt đăng kí. Còn một điều trớ trêu hơn khi có nhiều bạn đăng kí nhầm lịch học, biết thì đã hết thời hạn đăng kí hay sửa chữa, xin hủy thì phòng đào tạo không cho, mất tiền, mất thời gian mà chẳng thu được kết quả gì. Đúng là một thảm kịch khi người này cần thì không đăng kí được người kia không cần lại "bấm nhầm" nút đăng kí nhưng lại nhả ra không được.
Hàng loạt sinh viên kéo nhau đến để đăng kí tín chỉ
Hàng loạt sinh viên kéo nhau đến để đăng kí tín chỉ

Trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội

Đến với chủ đề "đăng kí tín chỉ" tại Trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội, sinh viên lại gặp phải một vấn đề éo le không kém đó là đăng kí xong các môn học cần học, tưởng sẽ thảnh thơi khi hoàn thành cuộc chiến khốc liệt này thì một điều kinh khủng lại tới khi máy tính bị đơ hay trang mạng của trường bị lỗi nên không lưu thời khóa biểu của mình và cuối cùng là toàn bộ tín chỉ mình đăng kí bị mất hết. Sinh viên "khóc ròng một dòng sông" chạy lên phòng đào tạo thì họ lại không thể giải quyết vì không có chứng cứ gì chứng minh mình đã đăng kí xong mà trang trường bị đơ. Để tránh cho các bạn sinh viên gặp phải vấn đề đó thì nên các bạn nên chụp ảnh màn hình ngay khi đã đăng kí các học phần xong để nếu có lỗi từ hệ thống thì còn có chứng cứ minh chứng với nhà trường để phòng đào tạo giải quyết nhé.
Trường đại học mỏ - địa chất
Trường đại học mỏ - địa chất

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam thuộc thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, là một trong những trường đại học có diện tích lớn nhất cả nước. Cùng với đó là số lượng sinh viên đang theo học tại đây cũng thuộc hàng top các trường đại học. Hơn nữa, trường còn có rất nhiều khoa theo các ngành học khác nhau. Chính vì thế, việc đăng ký tín chỉ phù hợp cho hàng chục nghìn sinh viên đang theo học mỗi năm là một điều cực kỳ vất vả.

Ngày xưa, các bạn là sinh viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chắc chắn đã từng thức cả đêm chỉ đợi đăng ký tín chỉ. Các bạn nữ ở ký túc xá C2 - Học Viện Nông Nghiệp còn tranh thủ thức đêm đăng ký tín chỉ nấu cháo ăn nữa cơ cùng nhau khá là vui.

Một vài bạn nam hóm hỉnh chia sẻ: ''Bạn nào may mắn thì tầm 2:00 sáng là đăng ký xong, còn chúng em phải chờ đến tận sáng”.

Còn bây giờ đã thay đổi lại thời gian đăng ký tín chỉ vào ban ngày, tuy nhiên Học viện nông nghiệp Việt Nam vẫn khó đăng ký như thường.

Mỗi sinh viên phải mang ít nhất một laptop để túc trực đăng ký
Mỗi sinh viên phải mang ít nhất một laptop để túc trực đăng ký

Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Đây là một trong những ngôi trường danh tiếng nhất cả nước. Thế nhưng sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà Nội cũng gặp không ít rắc rồi khi phải đăng kí tín chỉ bởi dù biết là trước khi đăng kí thì sinh viên phải lập thời gian biểu trước để đến khi đăng kí cho nhanh. Dù vậy nhưng đến khi đăng kí thì lại loạn xạ cả lên vì quá nhiều người đăng kí và nhiều người muốn học lớp đó. Vì vậy, khi "xung trận" thì các bạn chỉ biết đăng kí đại lớp học phần nào đó mặc kệ có trùng hay không, không quan tâm tới cái lịch mà bản thân sắp xếp trước bởi lẽ nếu không nhanh thì ngay cả chỗ trống còn không còn chứ đừng nói là "kén cá chọn canh". Sau khi đăng kí xong, thì các bạn lại đăng lên Facebook để đổi lớp với các bạn khác hay xui xẻo nữa thì đến cuối giờ lại ngậm ngùi nhả ra vì không có ai đổi cả. Vậy là có bạn khác lại vào được trong phút chót. Mọi chuyện trở thành kẻ khóc người cười.
Clip chế: Thực trạng đăng ký tín chỉ của sinh viên năm nhất

Học viện Ngân Hàng Hà Nội

Không chỉ riêng các đại học khác mà cả học viện Ngân Hàng Hà Nội, sinh viên cũng chật vật không kém khi phải đăng kí tín chỉ. Trong lúc đăng kí tín chỉ có nhiều bạn gặp phải trường hợp éo le khi thời gian mở cửa đăng kí tín chỉ muộn hơn các bạn khác vì nhà trường ưu tiên cho các anh chị khóa trên chưa học đăng kí trước mà không hề thông báo gì. Khiến cho các em khóa dưới rất hoang mang và ngồi canh vì không biết khi nào đến lượt khóa mình mở cửa. Có nhiều sinh viên ngồi canh, ngồi ôm máy tính cho đến khi rời ra khoảng 1-2 phút để uống nước thì trang đăng kí lại mở cửa. Khi chạy lên thì tá hỏa tìm lớp đăng kí nhưng chuyện đã quá muộn vì các lớp đã "full". Vậy là "thêm một lần đau" khi phải ôm máy tính mà không biết kết quả ra sao.
Đăng ký tín chỉ tại học viện Ngân Hàng

Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Tại Đại học Công Nghiệp Hà Nội tình trạng đăng kí tín chỉ cũng "bi thảm" như các trường ở trên. Thêm một "bi kịch" nữa tại ngôi trường này đó là sinh viên phải nhờ vả cả bạn bè, huy động gia đình, người quen để đăng kí tín chỉ giúp mình khi thời gian mở đăng kí tín chỉ lại trùng với lịch làm thêm hay việc quan trọng khác. Bởi dù thời hạn đăng kí tín chỉ dành cho sinh viên ít nhất là 2 ngày nhưng thực tế thì các lớp đều ở tình trạng "Full" chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút. Còn chưa kể khi đã đăng kí giúp được rồi đến khi bạn mình nhả chỗ trống ra cho mình vào thì có đứa khác dành mất. Do đó, để chắc ăn nhiều bạn phải chọn những "giờ thiêng" như 1-3 giờ sáng để ít có sinh viên vào trang web, tránh bị cướp mất.
Một hàng dài vô tận canh me tín chỉ
Một hàng dài vô tận canh me tín chỉ

Trường ĐH Xây dựng, Bách khoa và Giao thông Vận tải

Có nhiều trường hợp có những sinh viên không tốt nghiệp chỉ vì ''không đăng kí đầy đủ tín chỉ''. Theo quy định đăng tải trên website của Trường ĐH Xây dựng, Bách khoa và Giao thông Vận tải thì đối với hệ 5 năm, sinh viên phải hoàn thành 152-156 tín chỉ mới được công nhận tốt nghiệp. Còn điều gì đau đầu hơn khi đến năm cuối người khác đi thực tập mình lại mò mẫm để đăng kí học học phần chưa học, thậm chí nhà trường giới hạn số tín chỉ vào năm cuối trong khi số tín chỉ mình thiếu lại vượt giới hạn đó. Một vài sinh viên chia sẻ: ' Việc đăng kí tín chỉ quá khó khăn nên rất sợ không được trường cấp bằng tốt nghiệp hay ra trường trễ hơn các bạn cùng trang lứa".
Việc không đăng kí đầy đủ tín chỉ sẽ làm các sinh viên ''trượt'' tốt nghiệp
Việc không đăng kí đầy đủ tín chỉ sẽ làm các sinh viên ''trượt'' tốt nghiệp

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?