Ai Cập, mảnh đất của những điều huyền bí và những bí mật cổ xưa. Ngoài những vị Pharaoh nổi tiếng mà chúng ta đã biết như Tutankhamun, Rameses đệ nhị hay Narmer... còn có những vị Pharaoh là nữ mà những câu chuyện xung quanh họ cũng rất huyền bí và thú vị. Và dưới đây là danh sách 10 vị nữ Pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Nữ hoàng Merneith, hay còn gọi là Meryet-Nit, Meryt-Neith. Bà được coi là vị Pharaoh đầu tiên và đương vị nữ hoàng đầu tiên của vương triều đầu tiên của Ai Cập cổ đại. Bà là em gái của Pharaoh Djet và là mẹ của Pharaoh Den, những tuyên bố trên được chứng minh từ những dấu vết ấn triện và nhữn dòng chữ trên tấm bia đá Palermo.
Cleopatra VII Philopator được biết đến với cái tên nổi tiếng Cleopatra. Bà cũng là một nữ hoàng nổi tiếng nhất trong thế giới ngày nay. Bà cai trị với tư cách Nữ vương trong giai đoạn năm 51 TCN tới khi qua đời ở tuổi 39 vào năm 30 TCN. Tên Cleopatra có nguồn gốc từ tên tiếng Hy Lạp Kleopatra có nghĩa là "Vinh quang của người cha".
Cleopatra ban đầu trị vì cùng với cha cô, Ptolemy XII Auletes, và sau đó, với anh em mình, Ptolemy XIII và Ptolemy XIV, người mà cô thay thế và cuối cùng trở thành người cai trị duy nhất.
Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành, bà lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar nhằm củng cố ngôi vị. Năm 44 TCN, Julius Caesar bị ám sát, bà liên kết với Marcus Antonius để chống lại Gaius Julius Caesar Octavianus. Sau Trận Actium cùng với sự thất bại của Marcus Antonius trước quân đội của Đế chế La Mã dưới sự lãnh đạo của Octavianus, Antonius tự sát. Cleopatra cũng tự sát vào ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, bàng cách để rắn mào cắn vào người. Con trai bà là Caesarion về sau bị Octavianus ra lệnh giết chết vào ngày 23 tháng 8 cùng năm.
Hatshepsut, còn được gọi là Hatshepsut là pharaoh thứ năm của triều đại thứ mười tám của Ai Cập cổ đại. Hatshepsut là con gái của Pharaoh Thutmose I và hoàng hậu Ahmes, bà là một trong những vị pharaoh vĩ đại nhất của Ai Cập cổ đại bên cạnh vua Tut hay Nefertiti.
Bà đã lên ngôi năm 1479 TCN làm nhiếp chính cho cậu con trai nhỏ của Thutmosis II và thứ phi Iset là Thutmosis III (10 tuổi) lên ngôi và Hatshepsut đã đồng cai trị với ông. Sau khi Hatshepsut mất, Thutmosis III đã đập phá lăng mộ của Hatshepsut nhằm mục đích xoá bỏ hình ảnh Hatshepsut trong tâm trí người Ai Cập. Xác ướp của bà đã được nhà Ai Cập học Zahi Hawass tìm thấy vào tháng 6 năm 2007.
Nefertiti (khoảng 1370 BC – khoảng 1330 BC) là hoàng hậu của Pharaoh Akhenaten. Nefertiti và chồng được biết đến với cuộc cách mạng tôn giáo, trong đó họ chỉ thờ một thần, Aten, hay đĩa Mặt Trời. Nefertiti đã được ca ngợi bằng nhiều danh xưng như Nữ thần sắc đẹp, tuyệt phẩm của tạo hoá, người phụ nữ kiều diễm, vẻ đẹp ngọt ngào, chính cung hoàng hậu, biểu tượng của vẻ đẹp nữ giới, và chủ nhân của vùng Thượng và Hạ Ai Cập. Bà được coi là vị nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập cổ đại.
Hiện bức tượng bán thân của bà được lưu giữ tại bảo tàng Neues - Berlin, Đức.
Khentkaus I là một nữ hoàng Ai Cập cổ đại trong triều đại thứ 4. Cô được cho là con gái của Pharaoh Menkaure. Theo một số tài liệu cô là vợ của Shepseskaf và là mẹ của userkaf. Cô được nhiều người tin là nữ hoàng lâu đời nhất đã sử dụng danh hiệu Vua của Thượng và Hạ Ai Cập. Khentkaus được chôn cất ở quần thế kim tự tháp Giza.
Sobekneferu, thường được gọi là "Neferusobek", có nghĩa là "vẻ đẹp của Sobek", là một Pharaoh Ai Cập của triều đại thứ mười hai. Bà cai trị Ai Cập trong gần 4 năm giữa năm 1806 và 1802 trước Công nguyên. Bà là con gái của Pharaoh Amenemhat III. Theo sử gia Ai Cập cổ đại Manetho, bà cũng là em gái của Pharaoh Amenemhat IV. Bà là một nữ vương quyền lực. Cái chết của bà năm 1802 TCN đánh dấu sự kết thúc của Vương triều thứ 12 cũng như Trung vương quốc Ai Cập.
Lăng mộ của bà vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, mặc dù bà có thể đã được chôn cất trong một phức hợp kim tự tháp ở Mazghuna.
Neferneferuaten, còn được gọi là Ankhkheperure-mery-Neferkheperure, là một vị Pharaoh ở cuối thời kỳ Amarna trong triều đại thứ mười tám của Ai Cập cổ đại. Tư liệu về những vị vua thời kỳ Amarna không có nhiều.
Giới tính của bà được khẳng định bởi các dấu vết tính nữ có trong tên của bà được biết đến với "danh xưng Akhet-en-hyes", có nghĩa là "Sự hiệu quả cho chồng".
Nữ hoàng Twosret hoặc Tausret. Bà cũng được biết đến với cái tên hoàng gia của mình là "Sitre Meryamun" nghĩa là "Con gái Re, người yêu quý Amun". Bà là vị Pharaoh cuối cùng của triều đại thứ 19. Bà được sách Manetho (Sách của nhà sử học cổ đại Ai Cập Manetho) chép rằng bà có thể đã trị vì Ai Cập 7 năm, nhưng trong đó kể cả 6 năm đầu bà làm nhiếp chính cho ông vua trẻ Siptah, người tiền nhiệm bà. Bởi vậy, thời kì tự cai trị của bà muốn có người cuối cùng cho triều đại chỉ ngắn ngủi đúng 1 năm.
Pharaoh Ahhotep 1, hay là Ahhotpe có nghĩa là "Hòa bình của mặt trăng" là một nữ hoàng của Ai Cập cổ đại. Bà trị vì Ai Cập vào khoảng những năm 1560 – 1530 trước Công nguyên vào đầu thời Tân vương quốc. Bà là con gái của Nữ hoàng Tetisheri hoặc "Teti Small" và Senakhtenre Ahmose. Theo một số tài liệu, bà là một người quan trọng đóng vai trò trong việc tạo lập nên vương triều thứ 8 của Ai Cập cổ đại. Là một nữ hoàng chiến tranh, bà có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ Ai Cập cổ đại trước những thế lực khác. Trên một bia tưởng niệm Ahhotep I có ghi rõ: "Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập... Bà đã quan tâm tới quân lính Ai Cập, bảo vệ đất nước. Bà cũng đưa những người lưu vong quay trở lại và tập hợp những kẻ đào tẩu. Bà đã bình định Thượng Ai Cập và trục xuất những kẻ phiến loạn".
Nitocris, còn được gọi là nữ hoàng Neterkare hoặc Nitiqrty. Cô là con gái của Pharaoh Pepi đệ nhị và nữ hoàng Neith. Cô được biết đến như là vị Pharaoh cuối cùng của vương triều thứ 6. Theo một số tài liệu cô đã mời "king of Egypt", người đã giết anh trai cô tới một bữa tiệc, sau đó cô đã giết hắn ta bằng cách làm ngập một căn phòng kín bằng nước của sông Nile. Nhưng sau đó, cô đã phải tự sát nhằm tránh những âm mưu khác từ những người trong hoàng tộc. Một số nhà sử học hiện đại cho rằng Nitocris là nam giới, trong khi một số lại cho rằng cô chỉ là nhân vật hư cấu và không tồn tại trong lịch sử. Tuy nhiên, họ lại không có nhiều chứng cứ để chứng minh điều đó.