Top 10 Vị vua giỏi chiến trận nhất trong các triều đại Việt Nam

Việt Nam ta là một quốc gia có truyền thống lịch sử ngàn năm, có nhiều triều đại với rất nhiều vị vua khác nhau. Trong các triều đại ấy cũng từng xuất hiện nhiều vị vua tài giỏi, giỏi chiến trận và đánh bại nhiều quân giặc hùng mạnh, lập nên nhiều chiến tích rạng danh trong lịch sử. Hãy cùng theo dõi Top 10 vị vua giỏi chiến trận nhất trong các triều đại Việt Nam nhé.

Phùng Hưng

Phùng Hưng quê gốc ở Đường Lâm - nơi sau này cũng sinh ra hào kiệt khác là Ngô Quyền. Theo Việt Sử Tiêu Án, Phùng Hưng thời trẻ rất khỏe mạnh, có sức vật hổ đánh người. Trước ách đô hộ sưu cao thuế nặng của nhà Đường ở phương Bắc, Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy, ban đầu tập trung ở Đường Lâm, sau đem quân tỏa đi khắp nơi và đánh vào An Nam đô hộ phủ (thủ phủ của An Nam - tên của nước ta thời Bắc thuộc lần thứ 2). Phùng Hưng bao vây thành, quan đô hộ phủ sợ mà chết, Phùng Hưng chiếm thành, cai trị 7 năm rồi tạ thế. Phùng Hưng sau được tôn xưng là Bố Cái Đại Vương, là người đánh bại một trong những triều đại hưng thịnh nhất của Trung Quốc là nhà Đường.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Phùng Hưng
  • Năm sinh-năm mất: ?-791
  • Triều đại: Bắc thuộc lần thứ 3
  • Đối địch: Nhà Đường - Trung Quốc
  • Chiến công: Đánh bại quan đô hộ An Nam của nhà Đường
Phùng Hưng lãnh đạo khởi nghĩa
Phùng Hưng lãnh đạo khởi nghĩa

Trưng Vương

Nhắc đến những vị vua chống lại giặc phương Bắc đô hộ thời Bắc thuộc, thì không thể không nhắc đến Trưng Vương. Trưng Vương là danh xưng chung của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Vào thời điểm đó, nhà Đông Hán thi hành chính sách đồng hóa gắt gao, sẵn sàng tiêu diệt những kẻ chống đối. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách - con trai của một lạc tướng ở Giao Chỉ (tên gọi nước ta dưới thời Bắc thuộc lần 1) đã bị thái thú Tô Định bắt giết không lý do. Phẫn uất trước món nợ máu, đồng thời đứng dậy giành quyền độc lập cho dân tộc, hai vị nữ tướng đã đứng dậy dựng cờ khởi nghĩa, hiệu triệu hàng loạt các lạc tướng, bộ tộc, quân đội địa phương và nhân dân ở khắp Lĩnh Nam. Nghĩa quân đánh bại quân đô hộ phương Bắc, khiến viên thái thú sợ bỏ chạy về nước. Hai vị nữ tướng làm chủ Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Nam, xưng ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Vương. Trưng Vương làm chủ đất nước được 3 năm thì nhà Đông Hán đem đại quân sang xâm lược tiếp, hai vị Trưng Vương tử trận, nhà Đông Hán lại đô hộ và bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần 2. Dẫu thất bại, Trưng Vương vẫn được coi là anh hùng dân tộc, nổi tiếng với hình ảnh cưỡi voi chống giặc phương Bắc. Cùng với Bà Triệu, Trưng Vương chính là những nữ anh hùng kiệt xuất trong Top 10 vị vua giỏi chinh chiến nhất trong các triều đại Việt Nam.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Trưng Trắc, Trưng Nhị
  • Năm sinh-năm mất: Không rõ
  • Triều đại: Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2
  • Đối địch: Nhà Đông Hán - Trung Quốc
  • Chiến công: Khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán đô hộ
Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc
Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc

Quang Trung

Đứng đầu Top 10 vị vua giỏi chiến trận nhất trong các triều đại Việt Nam là vua Quang Trung. Quang Trung có tên thật là Nguyễn Huệ, một trong ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, sinh ra trong thời loạn lạc Trịnh-Nguyễn phân tranh. Trong quá trình khởi nghĩa của mình, nghĩa quân Tây Sơn đã lập được vô số chiến công hiển hách như đánh bại Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh; mà Nguyễn Huệ là anh hùng kiệt xuất nhất trong ba anh em. Một trong những chiến công hiển hách nhất của ông thời khởi nghĩa Tây Sơn là chiến thắng quân đội Xiêm La tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút và chiến thắng Chúa Trịnh tại Phú Xuân và Thăng Long. Tuy nhiên ít lâu sau đó, Tây Sơn xảy ra mâu thuẫn, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đấu đá lẫn nhau trước khi Nguyễn Nhạc bị Nguyễn Huệ bao vây buộc phải giảng hòa.


Trước những biến cố tại phía Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhà Thanh có ý định xâm chiếm bờ cõi Đại Việt. Trước bối cảnh đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Với lý do là sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, vua Càn Long của nhà Thanh đã sai đại quân tiến xuống xâm lược bờ cõi nước Nam. Và đây là trận chiến vinh quang hiển hách nhất của Quang Trung, khi đánh tan 29 vạn quân Thanh trong 6 ngày. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa là trận đấu khốc liệt nhất, vô số binh lính nhà Thanh đã bỏ mạng tại đây, tương truyền nhiều đến nỗi chất cao như núi, sau gọi là "gò đống đa".


Quang Trung là vị vua không chỉ giỏi chinh chiến mà còn có đầu óc chiến lược, ngay sau khi chiến thắng thì sử dụng ngoại giao hòa hoãn với nhà Thanh, đồng thời chuẩn bị kế hoạch Nam tiến đánh với Nguyễn Ánh. Tuy nhiên Quang Trung đoản mệnh mất sớm, khiến cho sự nghiệp lừng lẫy kết thúc chỉ sau 4 năm làm vua. Những người nối nghiệp Quang Trung không đủ sức chống lại thế lực của Nguyễn Ánh khiến cho nhà Nguyễn - Tây Sơn sụp đổ.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Nguyễn Huệ
  • Năm sinh-năm mất: 1753-1792
  • Triều đại: Nhà Nguyễn - Tây Sơn
  • Đối địch: Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh, Xiêm La, Nhà Thanh - Trung Quốc, Nguyễn Phúc Ánh
  • Chiến công: Đánh thắng Chúa Nguyễn-Chúa Trịnh, Đánh thắng quân Xiêm La, Đại thắng quân Thanh
Tượng đài vua Quang Trung
Tượng đài vua Quang Trung

Lý Thái Tông

Lý Thái Tông có tên thật là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) và là vị vua thứ hai của triều đại nhà Lý. Dưới thời của Lý Thái Tông, nước Đại Việt nói chung và thủ đô thành Thăng Long phát triển hưng thịnh cả về quân sự lẫn đời sống dân sinh. Ông được đánh giá là người bắt đầu sự hưng thịnh của nhà Lý. Để lên ngôi vua, Lý Thái Tông sớm phải trải qua cuộc tranh giành ngai vị, gọi là "loạn tam hoàng đế". Khi lên ngôi vua, Lý Thái Tông tập trung xây dựng quân đội, đánh Nam dẹp Bắc, ổn định biên cương, mở rộng bờ cõi. Lý Thái Tông chính là vị vua dìu dắt vị tướng kiệt xuất sau này là Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt đã đi theo Lý Thái Tông đánh chiếm Chiêm Thành mà Lý Thái Tông chính là người dẫn đầu quân trong nhiều trận đánh lớn. Sau này khi Lý Thái Thông đã qua đời, Lý Thường Kiệt dưới thời Lý Nhân Tông còn nổi tiếng với việc đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, thậm chí còn đem quân đánh ngược lên phía Bắc, chiếm được nhiều thành khiến nhà Tống phải kinh sợ.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Lý Đức Chính
  • Năm sinh-năm mất: 1000-1054
  • Triều đại: Nhà Lý
  • Đối địch: Chiêm Thành, Ai Lao
  • Chiến công: Dẹp Loạn Tam Vương, dẹp loạn người Nùng, đánh Chiêm Thành, đánh Ai Lao
Tượng thời Lý Thái Tông
Tượng thời Lý Thái Tông

Gia Long

Gia Long, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, là hậu duệ của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau này trở thành vị vua đầu tiên khai sinh ra nhà Nguyễn. Từ khi lên 13 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh đã phải chạy trốn khỏi sự tấn công của Tây Sơn vào Đàng Trong, và từ đó, Nguyễn Phúc Ánh nung nấu ý định chống lại Tây Sơn, phục lại gia nghiệp, trả món nợ máu. Nguyễn Phúc Ánh được xem như là một con người bôn ba, giỏi ngoại giao, có quan hệ thân thiết với Xiêm La và Pháp, từng cầu viện Xiêm La đem quân đánh Tây Sơn. Tuy nhiên trước sức mạnh của Tây Sơn, đặc biệt là tài năng lãnh đạo, chinh chiến của Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc Ánh liên tục thua. Phải cho đến mãi sau này khi Nguyễn Huệ ra Bắc hà, để lại khu vực Nam hà cho Nguyễn Lữ cai quản thì Nguyễn Phúc Ánh mới trở về, chiếm lại Gia Định, xây dựng quân đội. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa đến khi Nguyễn Huệ, lúc bấy giờ là Quang Trung đột ngột qua đời khiến nhà Nguyễn - Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã tận dụng tốt cơ hội đó để đánh đổ nhà Nguyễn - Tây Sơn, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài suốt hơn 2 thế kỷ để thống nhất đất nước. Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy danh hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam, lập ra triều nhà Nguyễn ở Việt Nam. Cho đến ngày nay, những nhận định, đánh giá về Gia Long vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau nhưng phải công nhận Gia Long chính là một trong Top 10 vị vua giỏi chiến trận nhất trong các triều đại Việt Nam.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Nguyễn Phúc Ánh
  • Năm sinh-năm mất: 1762-1820
  • Triều đại: Nhà Nguyễn
  • Đối địch: Tây Sơn, Quang Trung
  • Chiến công: Tiêu diệt nhà Tây Sơn thống nhất đất nước
Chân dung vua Gia Long
Chân dung vua Gia Long

Trần Nhân Tông

Và xếp cuối cùng trong Top 10 vị vua giỏi chiến trận nhất trong các triều đại Việt NamTrần Nhân Tông - vị vua đã lãnh đạo Đại Việt 2 lần đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên. Tuy không trực tiếp ra trận nhưng Trần Nhân Tông là một bậc minh quân, dưới triều có một vị tướng tài giỏi nhất lịch sử là Trần Hưng Đạo, tức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Dưới sự lãnh đạo của Trần Nhân Tông và chỉ huy của Trần Hưng Đạo, Đại Việt đã có những chiến thắng vang danh lịch sử khi hai lần đánh bại quân Mông-Nguyên, tức quân Mông Cổ sau khi đã chiếm được nhà Tống ở Trung Quốc và lập ra nhà Nguyên. Lúc bấy giờ, quân Mông Cổ hoành hành, chiếm được nhà Tống, làm chủ khu vực Trung Á, thậm chí còn đánh chiếm nhiều nước Châu Âu, đối đầu với những Sa hoàng ở Nha, với Đế quốc La Mã thần thánh và quân đội Pháp của Napoleon. Lúc này Mông Cổ có có lãnh thổ kéo dài từ Ukraine, Siberia đến tận Triều Tiên, còn rộng hơn của lãnh thổ của Đế chế La Mã trước đây. Bởi vậy, việc 2 lần đánh bại quân Mông-Nguyên xâm lược là một thành tích vô cùng vẻ vang của Đại Việt nói chung và Trần Nhân Tông nói riêng. Sau này Trần Nhân Tông xuất gia, trở thành Phật hoàng Trần Nhân Tông.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Trần Khâm
  • Năm sinh-năm mất: 1258-1308
  • Triều đại: Nhà Trần
  • Đối địch: Nhà Mông-Nguyên
  • Chiến công: Lãnh đạo 2 lần đánh bại quân Mông-Nguyên
Phật hoàng Trần Nhân Tông
Phật hoàng Trần Nhân Tông

Lê Đại Hành

Lê Đại Hành, tên thật là Lê Hoàn, nguyên là "thập đạo tướng quân" (tướng thống lĩnh 10 đạo quân) của nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh. Đinh Tiên Hoàng và con trai cả bị ám sát qua đời, con trai thứ còn nhỏ không gánh vác được trọng trách quốc gia, bên phương Bắc, nhà Tống lăm le bờ cõi, phát binh xâm lược nên thái hậu Dương Vân Nga đã tôn xưng Lê Hoàn lên làm vua, lập ra triều đại nhà tiền Lê. Lê Đại Hành đã đích thân làm tướng lĩnh ra trận đánh bại quân Tống xâm lược, chém chết tướng Tống là Hồ Nhân Bảo, bắt sống 2 tướng khác, khiến cho nhà Tống phải từ bỏ ý định xâm lược, đem lại yên bình cho Đại Cồ Việt.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Lê Hoàn
  • Năm sinh-năm mất: 941-1005
  • Triều đại: Nhà tiền Lê
  • Đối địch: Nhà Tống - Trung Quốc
  • Chiến công: Đánh bại quân Tống xâm lược
Dương thái hậu trao áo bào cho Lê Hoàn
Dương thái hậu trao áo bào cho Lê Hoàn

Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ có tên thật là Lê Lợi, là vị vua đầu tiên sáng lập ra nhà Lê sơ. Lê Lợi nguyên quán ở Thanh Hóa, sinh ra trong thời đại loạn lạc khi Đại Việt bị nhà Minh đô hộ. Dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân Đại Việt vô cùng khổ sở. Tương truyền, giặc Minh đã đốt gần hết sử liệu Đại Việt, thi hành chính sách đồng hóa, vơ vét tài nguyên đem về nước, áp bức bóc lột nhân dân với sưu cao thuế nặng, đàn áp và giết hại dã man nhân dân Đại Việt... Trước bối cảnh ấy, Lê Lợi đã lập ra nghĩa quân Lam Sơn đứng lên chống lại ách đô hộ của giặc Minh. Nghĩa quân thu hút được đông đảo hào kiệt trên cả nước như Nguyễn Trãi, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Đinh Liệt, Nguyễn Lý... Sau thời gian dài kháng chiến với biết bao gian khổ, Lê Lợi cùng nghĩa quân giành được những chiến thắng vang dội như trận Đông Quan, trận Chi Lăng, đánh bại quân đội hùng hậu của giặc Minh và buộc chúng phải rút về nước. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Lê sơ, miếu hiệu là Lê Thái Tổ. Sau khi giành độc lập, Nguyễn Trãi đã viết bài cáo để đời, đó chính là "Bình Ngô đại cáo".


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Lê Lợi
  • Năm sinh-năm mất: 1385-1433
  • Triều đại: Nhà Lê sơ
  • Đối địch: Nhà Minh - Trung Quốc
  • Chiến công: Khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh đô hộ, đánh đuổi quân Ai Lao
Truyền thuyết Lê Thái Tổ trả kiếm Rùa Vàng
Truyền thuyết Lê Thái Tổ trả kiếm Rùa Vàng

Đinh Tiên Hoàng Đế

Sau khi Ngô Quyền qua đời, đất nước lại rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc khi các sứ quân nổi lên cát cứ, đánh lẫn nhau để giành quyền lực. Các sứ quân này bao gồm cả những người con của Ngô Quyền, những tướng lĩnh cũ của Dương Đình Nghệ hoặc những thủ lĩnh địa phương có thế lực mới nổi lên. Đinh Bộ Lĩnh là một trong số đó, ông được xem như là người có chí lớn và đam mê binh pháp từ nhỏ. Ông thay thế sứ quân Trần Minh Công, thống lĩnh sứ quân cát cứ tại Hoa Lư - Ninh Bình. Dần dần, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đánh bại tất cả sứ quân khác, sử gọi ông là "Vạn thắng vương" để ám chỉ tài năng đánh đâu thắng đấy của Đinh Bộ Lĩnh. Có tổng cộng 12 sứ quân bị Đinh Bộ Lĩnh đánh bại, và vì Đinh Bộ Lĩnh chiến thắng, lên ngôi vua, lấy hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế, nên sử chỉ gọi giai đoạn đó là "Loạn 12 sứ quân".

Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Hoàn
  • Năm sinh-năm mất: 924-979
  • Triều đại: Nhà Đinh
  • Đối địch: 12 sứ quân cát cứ
  • Chiến công: Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước
Đinh Tiên Hoàng Đế
Đinh Tiên Hoàng Đế

Tiền Ngô Vương

Tiền Ngô Vương, tên thật là Ngô Quyền, được xem như là vị vua đầu tiên của Việt Nam đánh bại một triều đại Trung Quốc, kết thúc nghìn năm Bắc thuộc. Ngô Quyền sinh ra ở Đường Lâm, sau đi theo Dương Đình Nghệ - bộ tướng của Khúc Hạo - con trai Khúc Thừa Dụ. Dương Đình Nghệ tập hợp được rất nhiều hào kiệt trong thiên hạ và nhận làm con nuôi, Ngô Quyền là một trong số đó và được Dương Đình Nghệ gả con gái cho. Sau khi chiếm được Giao Châu, Dương Đình Nghệ bị bộ tướng là Kiều Công Tiễn phản bội, giết hại. Ngô Quyền đã tập hợp quân đội tiến ra Giao Châu, đánh bại Kiều Công Tiễn, trả thù cho nhạc phụ. Ngô Quyền lên ngôi tiết độ sứ, người đời sau phong là Tiền Ngô Vương.

Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán - một quốc gia thuộc lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Vua nước Nam Hán sai con trai dẫn quân đội hùng hậu, theo đường sông xuống đánh. Đội quân này sử dụng sông Bạch Đằng như một con đường huyết mạch đánh vào Giao Châu. Ngô Quyền đã sai người đóng cọc ở lòng sông, nhân khi thủy triều rút, cọc nhô lên đâm thủng tàu chiến Nam Hán thì cho thuyền nhỏ ra đánh bại những tàu lớn của Nam Hán. Trận đánh oanh liệt này khiến thái tử của Nam Hán bỏ mạng, vua Nam Hán buộc phải rút quân không xâm lược nữa. Từ đó, bắt đầu giai đoạn độc lập tự chủ của người Việt ở vùng đất miền Nam.


Thông tin chi tiết:

  • Tên thật: Ngô Quyền
  • Năm sinh-năm mất: 897-944
  • Triều đại: Nhà Ngô
  • Đối địch: Kiều Công Tiễn, Nhà Nam Hán - Trung Quốc
  • Chiến công: Đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc thời Bắc thuộc
Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền
Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?