Top 5 Vùng kinh tế của Việt Nam được quan tâm nhiều nhất

Việt Nam là một đất nước đáng tự hào về nền văn hóa, con người, và đặc biệt là sự phát triển kinh tế. Các bạn đã biết những gì về kinh tế Việt Nam? Hôm nay, Toplist sẽ giới thiệu thêm cho bạn một chút kiến thức về các vùng kinh tế của Việt Nam được quan tâm nhiều nhất nhé!

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích diện tích: 40.000 km² (12% diện tích cả nước), là một vùng tiếp giáp: Đông Nam Bộ, Campuchia, biển Đông. Đúng với tên gọi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta.
Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:
  • Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.
  • Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở ĐTM, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
  • Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
Bên cạnh đó vùng còn có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, khí hâu ôn đới phát triển trồng trọt. Chắc hẳn các bạn đều biết vùng là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế rất đáng được quan tâm hiện nay.
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Hồng

Vùng kinh tế đầu tiên được mọi người quan tâm nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các vùng khác và gần các vùng giàu tài nguyên, thêm vào đó là nguồn lao động dồi dào đã tạo nên cho vùng này phát triển một cách tốt nhất.
Đồng bằng sông Hồng có diện tích 15.000 km², chiếm 4,5% diện tích của cả nước, dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước. Điều này cũng đã gây ra nhiều sức ép lớn về nhà ở, chất lượng đô thị cho vùng. Thêm vào đó, vùng còn có thủ đô Hà Nội là trung tâm của đất nước nên cũng được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Kinh tế Hà Nội là động lực phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
Kinh tế Hà Nội là động lực phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

Đông Nam Bộ

Với diện tích 23,6 nghìn km² (7,1% diện tích cả nước). Đông Nam Bộ là vùng có diện tích nhỏ, dân số thuộc loại trung bình. Đông Nam Bộ đã sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, trình độ phát triển kinh tế cao hơn các vùng khác. Về vấn đề kinh tế xã hội thì "Đông Nam Bộ" là nơi có lực lượng lao động lành nghề, có chuyên môn cao, có cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT & TTLL. Và đặc biệt vùng cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên cũng được quan tâm rất nhiều. Đây cũng là vùng nhận được nhiều đầu tư của nước ngoài nhất. Tuy nhiên với sự đầu tư lớn cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề bất cập về ô nhiễm môi trường nên cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Đông Nam Bộ sầm uất tại Việt Nam
Đông Nam Bộ sầm uất tại Việt Nam

Tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng gồm có 5 tỉnh là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Là một vùng có diện tích: 54,7 nghìn km² (16,5% diện tích cả nước), Tây Nguyên tiếp giáp Campuchia và Lào và là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Điều này dẫn đến Tây Nguyên có thể dễ dàng phát triển giao lưu hợp tác về quốc phòng, an ninh, kinh tế. Một nhà chính trị đã từng nói "Làm chủ được Tây Nguyên là làm chủ được bán đảo Đông Dương", điều này cho thấy Tây Nguyên là một vùng kinh tế rất quan trọng của nước ta. Tây Nguyên là một vùng rất phát triển về phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi. Những thế mạnh trên đã mang đến cho Tây Nguyên là một vùng kinh tế rất đáng quan tâm hiện nay.
Những đàn voi du lịch tại Tây Nguyên
Những đàn voi du lịch tại Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Là một vùng kinh tế rất quan trọng của nước ta, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích 101.000 km², chiếm 30,5% diện tích cả nước, là một vùng giáp Trung Quốc, Lào, liền kề ĐBSH, BTB và giáp vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó là một vùng rất giàu tài nguyên nên vùng cũng là nơi rất phát triển về kinh tế, mang lại giá trị kinh tế cao cho nước nhà. Trung du và miền núi Bắc Bộ có các thế mạnh về kinh tế như:

  • Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
  • Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt & ôn đới
  • Chăn nuôi gia súc
  • Kinh tế biển
Từ tất cả những yếu tố trên đã cho thấy Trung du và miền núi Bắc Bộ là một vùng kinh tế rất quan trọng của nước ta và cũng được quan tâm nhiều hiện nay.
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?