Top 10 Xu hướng công nghệ nổi bật nhất trong thập kỷ vừa qua

Thế giới công nghệ thay đổi từng phút, từng giây, và không ai trong chúng ta có thể đoán trước được tương lai của nó. Đó là lý do tại sao tất cả những cái tên được đề xướng trong danh sách các sản phẩm công nghệ quan trọng nhất và mang tính xu hướng từ những năm 2010 dưới đây đều sẽ có mối liên hệ mật thiết với cuộc cách mạng thiết bị di động – dù trực tiếp hay gián tiếp.

Cloud, Data & AI

Đây là những nhân tố chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự hình thành và phát triển của các xu hướng công nghệ được đề cập trong bài viết này. Với sự có mặt của điện toán đám mây, big data và trí tuệ nhân tạo, những thiết bị mà con người đang sử dụng hằng ngày được mở rộng khả năng hoạt động của mình, từ trợ lý ảo kỹ thuật số đến công nghệ chụp ảnh thiếu sáng trên smartphone, sao lưu ảnh trên nhiều thiết bị phục vụ cho việc chỉnh sửa và lưu trữ. Dropbox, Apple iCloud, Microsoft OneDrive, Amazon Alexa hay Google Assistant là những gương mặt đại diện cho lĩnh vực 'sân sau' này. Nếu giả sử Cloud, data và AI không tồn tại trong thập kỷ qua, các thiết bị chúng ta đang sử dụng sẽ kém thông minh hơn và kém vui hơn rất nhiều.


Trong tương lai, sức ảnh hưởng của mỗi tổ chức, quốc gia không chỉ được xây dựng bởi sự giàu mạnh và yếu tố con người mà còn nằm ở sự vượt trội về trí thông minh nhân tạo (AI). Không một ai có thể đứng ngoài cuộc trước những thay đổi chóng mặt của công nghệ. Nếu chậm thay đổi, họ sẽ bị bỏ lại phía sau. Luôn phải tiến về phía trước để thích nghi với làn sóng phát triển kỹ thuật số dồn dập. Chúng ta bước vào kỷ nguyên mới - ganh đua về sức mạnh AI. Trí thông minh nhân tạo và các chương trình máy tính hiện tại cung cấp những hình thức khác nhau về máy tự học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, mạng nơ-ron, máy nhận thức, nhanh chóng trở thành lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp, quốc gia, thị trường.
Cloud, Data & AI
Cloud, Data & AI
Cloud, Data & AI
Cloud, Data & AI

Amazon Echo & Alexa

Trái ngược với AirPod, chiếc loa Echo đầu tiên của Amazon đã gây được sự chú ý tích cực từ cộng đồng công nghệ thời bấy giờ, và nhận được khá nhiều khen ngợi từ người dùng. Đó là một chiếc loa Bluetooth với vẻ ngoài tầm thường, tuy nhiên có khả năng nghe, trả lời và thực hiện một số lệnh thoại cơ bản từ người sử dụng. Các phiên bản ra mắt sau đó ngày càng nhỏ gọn và giá thành hợp lý hơn, đồng thời mở rộng tính năng cho các nhà phát triển tùy biến nhiều câu lệnh mở rộng hơn. Kể từ đó, người dùng thích sử dụng giọng nói của mình để thiết lập giờ nấu ăn trong nhà bếp, chơi nhạc hay kiểm tra thời tiết, tin tức và thể thao.


"Alexa" (trợ lý ảo trên các thiết bị Amazon) đã trở thành một từ cửa miệng phổ biến vào lúc đó, khiến các ông lớn Google và Apple phải gấp rút chạy đua nhằm bắt kịp 'cô nàng' này. Amazon đồng thời cũng đã mở rộng khả năng hoạt động của Alexa bằng việc tích hợp nó vào nhiều loại thiết bị khác nhau, dẫn đến các mối lo ngại về quyền riêng tư của người dùng ngày càng gia tăng – vấn đề mà công ty đã và đang tìm mọi cách để khắc phục.

Amazon Echo & Alexa
Amazon Echo & Alexa
Amazon Echo & Alexa
Amazon Echo & Alexa

Uber, Grab, Lyft & Airbnb

Xếp thứ 10 trong danh sách này là các loại dịch vụ đã giúp định hình rõ hơn lợi ích thực tế của một chiếc điện thoại thông minh – bên cạnh nghe, gọi, lướt web và các tác vụ cơ bản khác. Uber, Grab, Lyft và Airbnb đã làm cho việc tìm kiếm phương tiện đi lại và nơi nghỉ chân trở nên dễ dàng với mức giá phải chăng hơn bao giờ hết. Một thống kê trong năm nay cho thấy Airbnb có hệ thống số lượng buồng phòng nhiều hơn tất cả những gì mà 5 chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới cộng lại, trong khi Uber, Grab và Lyft có lượng khách đặt xe trung bình nhiều hơn 65% so với taxi truyền thống.


Ứng dụng gọi xe Grab có thể được coi là một ví dụ thành công của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Được định giá 14 tỷ USD với trung bình 46 triệu chuyến mỗi ngày từ 2,8 triệu đối tác tài xế, Grab đang chiếm xấp xỉ 73% thị phần gọi xe công nghệ theo nghiên cứu của ABI. Hơn thế nữa, hơn 35% giao dịch Grab được thanh toán thông qua ví điện tử Moca, một minh chứng khác của công nghệ phát triển. Tất cả các nền kinh tế chia sẻ này là sản phẩm của sự phát triển trong công nghệ.


Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của môi trường, nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự dịch chuyển nhóm người tiêu dùng trọng yếu đều là những lý do khiến kinh tế chia sẻ là một xu hướng tất yếu. Giống như bất kì công nghệ đổi đời nào khi bắt đầu xuất hiện cũng gặp nhiều sóng gió, câu hỏi đặt ra bây giờ không phải là kinh tế chia sẻ có phát triển mạnh mẽ hay không, mà con người sẽ thay đổi và thích nghi như thế nào ở thời đại mới.

Uber, Grab, Lyft & Airbnb
Uber, Grab, Lyft & Airbnb
Uber, Grab, Lyft & Airbnb
Uber, Grab, Lyft & Airbnb

Mạng di động 4G - LTE

Cái tên "4G" thực ra là tên viết tắt của Fourth-Generation, cụ thể hơn thì 4G là công nghệ truyền thông không dây (đời) thứ tư. Trong điều kiện lý tưởng hay từ smartphone đến các trạm phát mạng 4G có kết nối cực kì ổn định, mạng 4G sẽ cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa tới 1 hay 1.5 Gb/giây. Với những ứng dụng đa dạng như duyệt web tốc độ cao, điện thoại IP (VoIP), game, truyền hình độ nét cao, hội thảo video... 4G là công nghệ hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới về dịch vụ viễn thông.


Hiện nay, hầu hết các thiết bị di động bán ra trên thị trường đều hỗ trợ công nghệ LTE để kết nối các dịch vụ 4G, một số máy thậm chí còn không trang bị chuẩn kết nối cũ 2G hoặc cả 3G. Thế hệ máy đầu tiên được trang bị LTE đều chỉ cho phép sử dụng trong vòng một vài giờ, nhưng tương lai, rất nhiều mẫu sản phẩm cải tiến sẽ giúp người dùng trải nghiệm LTE trong một hoặc hai ngày trọn vẹn sau mỗi lần sạc.


LTE là một bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển công nghệ hỗ trợ kết nối không dây, với ưu điểm vượt trội về tốc độ và tối ưu mạng. Tuy nhiên, liệu LTE có trở thành một câu chuyện thành công hay không trong ngành công nghiệp di động vẫn cần thời gian kiểm chứng. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên khắp thế giới hiện đang triển khai và bước đầu, một số quốc gia phát triển đã gần như phủ sóng LTE ở thị thành. 3GPP cũng đã chấp thuận gần 45 băng tần LTE.

Mạng di động 4G - LTE
Mạng di động 4G - LTE
Mạng di động 4G - LTE
Mạng di động 4G - LTE

Sự bùng nổ của các thiết bị đeo tay thông minh

Trở lại vào mùa hè năm 2015, khi Apple giới thiệu thiết bị đeo tay đầu tiên của mình – Apple Watch, nhiều người cho rằng đó chỉ là một chiếc Fitbit và có lẽ, thông minh hơn một chút mà thôi. Nhưng điều đó đã đủ để làm cho nó trở thành chiếc đồng hồ bán chạy nhất trên thế giới trong vòng hai năm sau đó. Fitbit, Garmin vẫn trung thành với hướng đi của mình đã đặt ra, là tạo ra những dòng sản phẩm theo dõi vận động và sức khỏe chuyên sâu, giúp đỡ mọi người thúc đẩy vận động hằng ngày bằng mục tiêu số bước đi, số dặm trong ngày và nhiều phương pháp đo lường khác, biến những hoạt động thể chất đầy mệt mỏi thành trò chơi vui vẻ và khiến người dùng hứng thú. Những thiết bị đeo tay này đồng thời cũng hỗ trợ chúng ta đơn giản hơn trong việc kiểm tra thông báo, tin nhắn, cuộc gọi đến thay vì nhìn vào điện thoại nhiều lần mỗi ngày.


Có thể dự đoán, một trong những động lực lớn nhất cho việc tăng cường sử dụng thiết bị đeo ở người cao tuổi chính là tính năng theo dõi sức khỏe không ngừng phát triển. Một ví dụ điển hình cho điều này là Apple Watch Series 4 cho phép người dùng có được kết quả đo điện tâm đồ (ECG) khi đang di chuyển và có khả năng phát hiện ngã bất ngờ - một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở người cao tuổi. Khả năng đọc ECG dự kiến sẽ trở nên phổ biến trên các thiết bị đeo trong năm tới và có khả năng giúp hàng triệu người dùng xác định các vấn đề về sức khỏe nhanh hơn bao giờ hết. Dữ liệu hiện tại cho thấy khoảng 2,7-6,1 triệu người Mỹ có thể bị rung tâm nhĩ, vì vậy chức năng ECG sẽ giúp bảo vệ họ theo thời gian thực tốt hơn. Đó là lý do khiến FDA đang thiết lập những lập trường linh hoạt hơn dành cho các thiết bị đeo cung cấp chức năng này.
Sự bùng nổ của các thiết bị đeo tay thông minh
Sự bùng nổ của các thiết bị đeo tay thông minh
Sự bùng nổ của các thiết bị đeo tay thông minh
Sự bùng nổ của các thiết bị đeo tay thông minh

Xe ô tô tự lái

Thời kỳ những chiếc ôtô thông minh tự lái, có thể học liên tục thông qua trí tuệ nhân tạo của nó để chiều theo sở thích của chủ nhân sắp thịnh hành. Bằng những đột phá khoa học & công nghệ, chỉ vài năm nữa ôtô tự lái sẽ bùng nổ và 10-20 năm nữa sẽ ra đường. Nhiều dự đoán cho rằng, tới năm 2020 đôi tay của con người sẽ được giải phóng hoàn toàn khi lên ôtô. Không những thế, những chiếc xe này còn trở thành một “thực thể thông minh”, không chỉ biết lái, mà còn học liên tục thông qua trí tuệ nhân tạo của nó, sau đó có thể tùy chỉnh theo sở thích của chủ nhân.


Elon Musk - CEO của Tesla ( Mỹ) cho biết chúng ta chỉ còn cách công nghệ tự động hoàn toàn chỉ 2 năm nữa. Công nghệ này thậm chí sẽ an toàn hơn so với việc để một người bình thường lái xe. Nhiều hãng xe, còn đang tính toán, làm sao cho sản phẩm của họ trở nên thông minh hơn trong tương lai, như tự xử lý tình huống khi gặp ùn tắc trên đường, hay có người cần cấp cứu trên xe,...


Vào tháng 10/2015, Tesla đã nâng cấp phiên bản Model S thành những chiếc xe có khả năng tự lái chỉ bằng một bản cập nhật Autopilot trị giá 2500 đô la được tải từ trang chủ của hãng. Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình để có thể giải thích tại sao Tesla đã vượt qua đối thủ và hoạt động giống như một công ty công nghệ, hơn là một tập đoàn sản xuất xe hơi. Tuy nhiên, Autopilot vẫn còn đối mặt với nhiều tranh cãi về một số vụ tai nạn chết người, khi người dùng đã dựa dẫm vào nó quá nhiều trong khi khả năng của chế độ tự lái này vẫn còn có hạn.

Xe ô tô tự lái
Xe ô tô tự lái
Xe ô tô tự lái
Xe ô tô tự lái

Tai nghe Airpods & cái chết của jack cắm 3.5mm

Khi nhắc đến cái chết của jack tai nghe, “mất” nhiều nhất rõ ràng là người dùng. Hãy thử tưởng tượng, khi người bạn của bạn đang khoe một chiếc tai nghe mới và bạn muốn thử nghiệm chiếc tai nghe đó bằng nhạc của bạn, trên iPhone của bạn. Nhưng thôi rồi, bạn để quên adapter ở nhà và chỉ mang theo tai nghe Lightning của iPhone 7…Và ở bên kia chiến tuyến, từ Google đến Essential, từ Xiaomi đến HTC, tất cả đều muốn “giết” cổng tai nghe như Apple. Bỗng nhiên, giữ lại cổng tai nghe lại khiến Samsung và LG thuộc về… số ít. Một cổng cắm từng là tiêu chuẩn, nay lại trở thành ngoại lệ của thế giới smartphone đầu bảng. Tất cả những sự kiện này có nghĩa rằng cái chết của cổng tai nghe là không thể đảo ngược được. Loại bỏ cổng tai nghe là gây bất tiện cho người dùng, khiến người dùng mang thêm nhiều cảm xúc tiêu cực về các thương hiệu smartphone.


Cuối cùng và có lẽ là gây tranh cãi nhất, bỏ cổng tai nghe là một cách để hướng đến tương lai. Nếu Apple và Google không dũng cảm bỏ cổng tai nghe, AirPods và Pixel Buds chưa chắc đã nhận được nhiều sự chú ý đến vậy. Cả 2 đều đã được chứng minh là các thiết bị có thể cải thiện trải nghiệm người dùng một cách đáng kể, từ những tác vụ đơn giản như nghe gọi cho đến những lĩnh vực cao siêu như trợ lý ảo, phân tích giọng nói, AI… Ví dụ, AirPods được đánh giá là phương thức giao tiếp tuyệt vời nhất giữa Siri-trên-iPhone và người dùng, còn Pixel Buds thì khiến cả thế giới choáng váng vì khả năng dịch tự động. Bỏ qua mọi lời khinh bỉ, tai nghe không dây của Apple đã mau chóng trở thành thiết bị dẫn đầu trên thị trường true wireless đa dạng như hiện nay, với doanh số bán ra trong năm 2019 ước tính lên đến 50 triệu sản phẩm và là biểu tượng của giới thượng lưu ngày nay.

Tai nghe Airpods & cái chết của jack cắm 3.5mm
Tai nghe Airpods & cái chết của jack cắm 3.5mm
Tai nghe Airpods & cái chết của jack cắm 3.5mm
Tai nghe Airpods & cái chết của jack cắm 3.5mm

Video online thay thế truyền hình cáp truyền thống

Sẽ là không dễ dàng để nhiều người có thể chấp nhận thực tế rằng thế hệ trẻ ngày nay đã không còn gắn bó với TV như chúng ta đã từng. 5 năm trở lại đây theo số liệu của Nielsen, khối lượng thời gian xem truyền hình của nhóm 25 tuổi đến 34 tuổi đã giảm khoảng 25,6%. Với nhóm trẻ hơn, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn - ở mức 37,9%. Đó cũng là lý do vì sao 834.000 người Mỹ đã huỷ dịch vụ truyền hình cáp của họ trong quý II năm 2016 vừa qua, một con số không hề vui vẻ cho ngành truyền hình. Người ta đang xem video nhiều hơn bao giờ hết, với hơn 6 tiếng/ngày trong năm 2016 so với 5 tiếng/ngày tại thời điểm 2011, theo số liệu của Activate - công ty tư vấn về truyền thông. Thực tế, xem video là cách thức phổ biến nhất người Mỹ sử dụng trong thời gian rảnh của mình, hoạt động chỉ xếp sau thời gian dành cho làm việc và ngủ.


Khi các TV dần trở nên 'thông minh' hơn và các hộp phát trực tuyến như Android Box, FPT Play và Apple TV cung cấp nhiều cách tốt hơn để tiếp cận các chương trình và chọn chương trình để xem, giờ đây người dùng chẳng cần đến những sợi cáp lỗi thời đó. Đồng thời, với Netflix, Hulu, Youtube, HBO và các ứng dụng khác cung cấp kho thư viện nội dung khổng lồ trong tầm tay phổ biến như hiện tại, thì những thói quen chuyển kênh và ghi hình lại trên DVR đã không còn nhiều thú vị như trước kia nữa.

Video online thay thế truyền hình cáp truyền thống
Video online thay thế truyền hình cáp truyền thống
Video online thay thế truyền hình cáp truyền thống
Video online thay thế truyền hình cáp truyền thống

iPad & kỷ nguyên của máy tính bảng

Sau khi giới thiệu chiếc máy tính bảng iPad đầu tiên tại một trung tâm hội nghị ở San Francisco hồi đầu năm 2010, huyền thoại công nghệ Steve Jobs dành vài phút để hỏi những người đang lần đầu cầm trên tay thiết bị này rằng, họ nghĩ gì về iPad. Một nhà báo khi đó đã trả lời rằng, iPad có thể khiến người sử dụng quên mất vì sao họ cần một chiếc máy tính xách tay (laptop). Jobs nhún vai đáp lại: "Rồi chúng ta sẽ thấy". Trong quý 4/2011, Apple đã bán được 15,4 triệu chiếc iPad, nhiều hơn doanh số máy tính cá nhân (PC) mà hãng HP đạt được trong cùng khoảng thời gian. Nếu coi mỗi chiếc iPad là một thiết bị thay thế cho máy tính cá nhân, điều mà nhiều người tiêu dùng chắc chắn đang hướng tới, thì Apple hiện đang là nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới. Ngoài iPad, Apple còn sản xuất máy tính iMac và MacBook.


Câu chuyện gây ngạc nhiên nhiều nhất trong kỷ nguyên iPad là việc Apple vẫn kiểm soát hoàn toàn thị trường máy tính bảng. Khi chiếc iPhone xuất hiện lần đầu vào năm 2007, trên thị trường đã có rất nhiều chiếc điện thoại thông minh khác. Sau đó, iPhone cũng có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh mới, chủ yếu là các thiết bị chạy hệ điều hành Android. Nhưng đối với iPad lại khác. Bất chấp sự xuất hiện của hàng loạt máy tính bảng mới từ Samsung, HTC, Motorola Mobility, HP, Dell… iPad vẫn đang chiếm thị phần 66% - theo số liệu của Gartner. "Toàn bộ ngành công nghiệp máy tính bảng đang rơi vào thế bế tắc trong cuộc cạnh tranh với Apple. Có thể nhận thấy nỗi lo sợ trong đôi mắt họ", ông Robert Brunner, cựu Giám đốc thiết kế của Apple, người đang điều hành công ty thiết kế có tên Ammunition Group, nhận xét.


Thậm chí ở một số quốc gia trên thế giới, chính smartphone hay iPad đã trở thành một chiếc máy tính đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời họ. Trong khi các kỹ sư và những người dùng chuyên sâu phải gắn bó với những bộ máy tính – bàn phím cầu kỳ, thì một số thiết bị giờ đây đã biến đổi bởi các ứng dụng và màn hình cảm ứng tương tự như điện thoại và máy tính bảng. Càng tiến gần đến cuối thập kỷ, những chiếc máy tính của chúng ta ngày càng tiếp nhận nhiều hơn đặc điểm của các thiết bị di động mỗi năm.

iPad & kỷ nguyên của máy tính bảng
iPad & kỷ nguyên của máy tính bảng
iPad & kỷ nguyên của máy tính bảng
iPad & kỷ nguyên của máy tính bảng

Sử dụng công nghệ để chiến đấu với công nghệ

Ở thời đại kỹ thuật số, sức khoẻ chính là thứ con người đang đánh đổi khi họ phải ngồi làm việc liên tục hàng giờ trước màn hình máy tính và các thiết bị di động. Và khi nhận thức rõ hơn về những rủi ro này, thì nhu cầu về các giải pháp công nghệ giúp theo dõi sức khỏe ngày càng được coi trọng, với ba mảng chính: thể thao, ăn kiêng và ngủ. Các thiết bị đeo tay đa năng như Apple Watch, hay chuyên sâu vào sức khỏe như Fitbit, thiết bị theo dõi bữa ăn và đếm lượng calo như MyFitnessPal, Lose It và tập trung theo dõi giấc ngủ như ứng dụng SleepWatch và giường ngủ thông minh cao cấp SleepNumber….. cùng vô số những cái tên khác đang có mặt trên thị trường sẽ giúp phần nào cải thiện sức khỏe của người dùng. Tất nhiên, các thiết bị nói trên chỉ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ, chính người dùng mới có quyền quyết định liệu họ có dám đấu tranh với 'công nghệ' để giành lại sức khỏe của mình hay không.

Sử dụng công nghệ để chiến đấu với công nghệ
Sử dụng công nghệ để chiến đấu với công nghệ
Sử dụng công nghệ để chiến đấu với công nghệ
Sử dụng công nghệ để chiến đấu với công nghệ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?