Giành được nước thì tay họ Lý, tồn tại 175 năm, nhà Trần đã làm cho Đại Việt một thời vàng son chói lọi. Viết về đời Trần, cho đến nay, các tác giả đều tập trung vào viết về công cuộc giữ nước còn các mặt khác thì ít được quan tâm hơn. Các hoàng đế thời Trần để lại ấn tượng trong dân chúng qua việc đã cô kết được lòng dân, tướng sĩ, cha con một nhà. Điều này không phải là thủ đoạn chính trị để nhượng ngôi cướp quyền, cũng không phải là sách lược tạm thời để khai thác tính quân – dân mà nó phát ra từ nỗi lòng của các vị hoàng đế chân chính để quy tụ được nhân tâm. Trong số 12 vị hoàng đế nhà Trần và 2 vị hoàng đế thời hậu Trần thì cũng cần phân định rõ ai là minh quân, ai là kẻ vô đạo. Điểm lại sẽ thấy sáng lên 5 vị “Vua hiền” – xứng đáng bậc minh quân, đã lưu lại cho đời sau nhiều ấn tượng tốt đẹp về văn, võ cũng như nhân phẩm, nhân nghĩa.
Anh Tông hoàng đế (1293 – 1314)
Chính vì vậy, trong 21 năm làm vua, Anh Tông luôn trú trọng việc kén chọn nhân tài lại đích thân cầm quân dẹp giặc, đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo nhưng thái độ cương quyết với những quyết sách đúng đắn, đúng mực, thể hiện ý chí sắt đá, bảo tồn lãnh thổ, khi cương khi nhu nhưng đều đắc thế, như việc người Nguyên vào lấn chiếm hàng nghìn mảnh ruộng ở vùng biên giới và cướp đi nhiều vàng bạc của nhân dân, ông cho quân đánh đuổi và buộc nhà Nguyên phải định lại mốc biên giới cương vực.
Vua cũng là người biết nhìn người, dám giao trọng trách cho người trẻ tuổi tài cao như Đoàn Nhữ Hài tài ba lỗi lạc. Đường lối trị quốc của Trần Anh tông luôn tạo sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa cho nước nhà. Ông quan tâm đạo Thiền và động viên cung nhân ăn chay theo đạo, đồng thời quy tụ các tăng ni bàn về đạo Thiền ở Yên Tử, để tâm nhiều đến việc xây dựng chùa tháp, phụng sự đạo Phật.
Ngoài ra, Anh Tông còn là một ông vua có tâm hồn thi sĩ và hội họa nên ông lấy di dưỡng tinh thần bằng bút mực. Tuy không được lưu lại nhiều nhưng mỗi tác phẩm còn lại đều thể hiện được tâm tư của một đấng quân chủ anh minh.
Trần Nhân Tông hoàng đế (1279 – 1293)
Do đó, Nhân Tông hoàng đế phải cùng Thượng hoàng lo tính việc chuẩn bị đối phó với giặc hung hãn Nguyên – Mông. Sử chép rằng,vua Trần Nhân Tông sinh ra và lớn lên trong khí thế chuẩn bị kháng chiến cũng như lao vào cuộc chiến chống đế quốc Mông – Thát, lại đang ở độ tuổi 30 nên bầu nhiệt huyết của vị hoàng đế luôn dâng trào, không sợ gian nguy,coi thường sống chết vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ý chí sắt đá của Thượng hoàng, tự quân, cùng tướng lĩnh ba quân và đặc biệt có sự phò tá của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã hòa thành một con sóng khổng lồ, nhấn chìm quân cướp nước và bè lũ bán nước, tạo thiên hùng ca, hào khí Đông A mà lịch sử và nhân loại đời đời ghi nhớ.
Hết lòng trong sự nghiệp gìn giữ chủ quyền dân tộc, tắm mình trong khói lửa chiến tranh, thể hiện dũng khí của đấng quân vương Tông quý, đến lúc yên hàn, vua lại chăm dân một cách tận tâm, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân, lấy dân làm gốc, thể hiện vai trò thay trời trị nước an dân, vừa là đức độ, thiện tâm của bậc vua hiền. Đến khi làm Thái thượng hoàng cũng không an nhàn hưởng lạc, vẫn ngày đêm chăm lo chính sự. Sau khi truyền ngôi cho con trai Trần Anh Tông, Người lên núi Yên Tử xuất gia và trở thành nhà thơ, nhà văn hóa tiêu biểu thời Thịnh Trần – Thế kỉ XIII. Có thể nói, 14 năm lên ngôi, 15 năm là Thái thượng hoàng, Hoàng đế Trần Nhân Tông là một con người trọn vẹn cả việc đạo, việc đời, để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho hậu thế.
Trần Thánh Tông hoàng đế (1258 – 1278)
Bên cạnh đó, ông cũng đề cao các mối quan hệ thân thuộc trong Hoàng thân quốc thích (điều này trước nay và sau này các đời vua sau thường không có) – để trên dưới một lòng nhất nhất vì vua và cũng không vì thế mà dám khinh nhờn kẻ dưới. Vua ở ngôi hai mươi năm, đất nước thái bình, không có giặc. Điều này phải kể đến tài thao lược cũng như các chính sách khôn khéo trong việc đối ngoại: vừa mềm mỏng vừa cương quyết, vừa nhũn nhặn nhưng cũng rất khảng khái, đề cao giá trị dân tộc, bảo vệ danh dự Tổ quốc, cũng rất tôn trọng các mối giao bang, ngăn chặn từ xa mọi sự nhòm ngó của nhà Nguyên. Chính vì lẽ đó, vua Nguyên nhiều lần cho người sang dụ, nhưng Thánh Tông thoái thác khôn khéo.
Sau nhiều lần nhà Nguyên không khuất phục được vua Trần, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt thì Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị. Trần Thánh Tông không chỉ là ông vua có tài thu phục nhân tâm cùng những quyết sách để an dân, lấy dân làm gốc, lấy sự bình yên cho đất nước làm đầu, lấy đức để trị, xử phạt có tình có lý. Chính điều đó là quy tụ được lòng dân trong nhưng cuộc đấu tranh tự vệ đầy nguy nan, khốc liệt nhưng đã chiến thắng vẻ vang. Ông còn chú ý đến đạo Thiền, ham thích thơ văn. Cuối đời, ông đi tu lấy hiệu là Vô Nhị Thượng và viết nhiều tập sách có giá trị đến ngày nay: “ Trần Thánh Tông thi tập”, “Cảnh mùa hè”, “ Ra phủ An Bang”...và rất nhiều những bài thơ thể hiện tinh thần chiến đấu, ý thức dân tộc của ông. Ông mất năm 51 tuổi và được nhân dân nhiều nơi lập miếu thờ, bốn mùa hương khói tưởng niệm.
Trần Thái Tông Hoàng đế (1225 – 1258)
Quá trình 33 năm làm vua, 19 năm làm Thượng hoàng, Trần Thái Tông đã trải qua nhiều sóng gió trong việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Khi con nhỏ, vua phải làm theo sự chỉ bảo, sức ép của Trần Thủ Độ phải làm những việc trớ true nên ông cũng sinh chán nản. Như việc phải giáng Chiêu Thánh làm công chúa - Chiêu Hoàng là vợ Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng. Vì thế nhà Trần dành được nước một cách êm thấm – với lý do kết hôn 12 năm mà chưa có con. Hay như việc Trần Thủ Độ ép Thái Tông lấy Thuận Thiên công chúa (chị dâu) là vợ Trần Liễu (anh ruột Thái Tông) để lập hoàng hậu, trong khi đã có thai 3 tháng. Trần Thủ Độ làm vậy với mục đích cầm chắc dòng máu họ Trần nối dõi. Thái Tông tìm đến cửa Phật Yên Tử thu thiền nhưng cũng vì nghĩ đến cho dân, cho nước, ông lại quay về ngôi vàng để tỏ rõ bản lĩnh của một minh quân.
Lịch sử đều ghi lại những câu chuyện để lưu truyền cho đời sau biết đến một ông vua nhân hậu, ham thích văn học cũng như đạo Thiền. Không chỉ vậy, khi ở ngôi cao, ông giỏi trị quốc, đặt khoa mục chọn hiền tài, định lễ nghi hình luật, là ông vua bản lĩnh, có ý thức dân tộc trong việc chỉ huy đánh quân phương Bắc và bình giặc Chiêm ở phương Nam. Đặc biệt trong việc chống giặc Mông – Thát hung hãn, ông đã có chính kiến biểu thị quyết tâm và chỉ huy chiến trận kể cả lúc nguy cấp vẫn bình thản, ung dung. Sử sách kể lại rằng, giữa lúc nguy nan khi giặc Mông – Thát sang xâm lược, trong khi một số Tông thất nhà Trần hoang mang, một số tìm đường chạy trốn, nhưng trước sự khảng khái của Trần Thủ Độ: “ đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, vua Trần thêm vững tâm chiến đấu. Vua ban lệnh làm kế “thanh dã” (vườn không nhà trống) rồi chỉ một trận quyết chiến đã khiến quân Mông – Thát kinh hoàng bỏ chạy. Và chỉ sau 9 ngày Thăng Long thất thủ, cuộc chiến chống quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới đã kết thúc nhanh chóng. Điều đó không chỉ thể hiện sự kiên cường và tài giỏi của Thái Tông mà còn thấy được lòng dân một dạ, ý thức tự cường của dân tộc ta.
Có thể nói, Thái Tông hoàng đế là người mở đầu đế triều Trần, tạo tiền đề tốt đẹp cho nghiệp đế cũng như làm cho nước Đại Việt thêm rạng rỡ.
Trần Minh Tông hoàng đế (1314 – 1329)
Quá trình làm vua của Minh Tông hoàng đế, ông luôn chăm lo sửa sang công việc nội trị ngày càng làm rạng rỡ tổ Tông, đem văn minh về cho đất nước. Ông là người có tấm lòng nhân hậu, trung hậu, lễ nghĩa, biết lo cho nước và hoàng tộc. Đối với trăm quan, ông không thiên vị mà rất trọng người tài, xây dựng được mối quan hệ quần thần trung quân. Bản thân ông cũng thân chinh đánh quân phiến loạn Ngưu Hống với khí thế oai cường: “ Trẫm là cha mẹ dân, nếu thấy dân lầm than thì phải cứu ngay, há nên so đo khó dễ lợi hại”. Và vua Trần đã tiến quân đánh dẹp xong giặc ở Đà Giang.
Và dưới thời Minh Tông, quan hệ giữa Đại Việt và nhà Nguyên cũng bớt gay cấn và giữ bình thường được các mối quan hệ bang giao. Ông cũng là người văn thơ song toàn nhưng chỉ tiếc là đến cuối đời ông, phe phái nảy sinh, thanh toán lẫn nhau, vua không còn sáng suốt đã mắc một sai lầm đáng tiếc khiến ông phải ôm hận đau khổ.