Luận điểm theo một cách dễ hiểu đó chính là các tư tưởng, quan điểm, lập luận chính của các văn bản nghị luận hoặc vấn đề nghị luận đang được đề cập đến trong văn bản, đoạn văn hay bài văn nghị luận. Để viết một bài văn, đoạn văn về một vấn đề hay một vấn đề nào đó, thì đầu tiên người viết cần phải biết cách xác định các luận điểm cần nêu trong bài. Để vận dụng tốt luận điểm trong viết văn, mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Ôn tập về luận điểm" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn "Ôn tập về luận điểm" số 3
I. Khái niệm luận điểm
Câu 1: Chọn (c): luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ chương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Câu 2:
a. Bài "Tình thần yêu nước của nhân dân ta" có những luận điểm:
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b. Xác định hai luận điểm như vậy là đúng.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Câu 1:
a. Vấn đề được đặt ra trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là tinh thần yêu nước của nhân dân ta
b. Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban "Chiếu dời đô" có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ sáng tỏ vấn đề "cần phải dời đô đến Đại La".
Câu 2: Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Câu 1: Hệ thống thứ nhất là hệ thống đúng.
Câu 2: Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít
IV. Luyện tập
Câu 1: Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".
Câu 2:
a. Các luận điểm lựa chọn có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề "Giáo dục là chìa khóa của tương lai" (hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất).
b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sữa chữa theo trình tự dưới đây :
Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai vì những lẽ sau :
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống… trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
Bài soạn "Ôn tập về luận điểm" số 4
Câu 1. Bài tập 1, trang 75, SGK.
Giải:
Hãy xét xem :
- Đây chỉ là một trong nhiều đoạn của bài văn mang tên Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc. Liệu đoạn văn ngắn này, chỉ riêng mình nó, có thể làm sáng tỏ hết tất cả nội dung tư tưởng chính của toàn bộ bài văn không ? (Nếu có thì các đoạn văn còn lại sẽ viết về cái gì ?)
- Đoạn văn ấy vừa có câu so sánh Nguyễn Trãi với "một ông tiên ở trong toà ngọc", lại vừa có câu : "Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên". Vậy ý "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong toà ngọc" có đúng là quan điểm của người viết không, và do vậy, có thể là luận điểm của đoạn văn không?
Câu 2. Bài tập 2, trang 75 - 76, SGK.
Giải:
a) Các luận điểm được lựa chọn phải chính xác, và điều quan trọng là phải phục vụ cho yêu cầu giải đáp câu hỏi : Vì sao giáo dục là chìa khoá, nhưng là chìa khoá không phải của quá khứ hay hiện tại, mà của tương lai, nghĩa là phải góp phần mở ra ngày mai tươi đẹp cho dân tộc và nhân loại. Những luận điểm không liên quan đến vấn đề này (ví dụ : nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời) hoặc không giúp trả lời rõ vấn đề này (ví dụ : trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai) thì phải kiên quyết gạt ra khỏi dàn bài.
b) Khi sắp xếp luận điểm, cần chú ý : Những nội dung nào có mối liên hệ mật thiết với nhau thì có thể gộp vào nhau (để bài làm đỡ vụn vặt, rườm rà), hoặc đặt cạnh nhau (để bài làm không rời rạc, lộn xộn). Chẳng hạn, có thể sắp xếp các ý trên thành hai luận điểm chính :
- Giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội trong tương lai.
Câu 3. Hãy đọc kĩ văn bản dưới đây, sau đó :
- Dùng các kí hiệu a, b,... để chia văn bản thành các phần khác nhau.
- Xác định rõ luận điểm của mỗi phần.
LIÊM
Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.
Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn ; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.
Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.
Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư ; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lận chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào ; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình, vân vân... đều là tham lam, đều là bất liêm.
Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp.
Cụ Khổng Tử nói : "Người mà không liêm, không bằng súc vật" Cụ Mạnh Tử nói : "Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy".
(Lược trích từ Thơ văn Hồ Chí Minh - Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường)
Giải:
Dễ thấy rằng văn bản được viết ra để làm rõ : (a) Thế nào là liêm ? (b) Thế nào là bất liêm ? Do đó có thể chia văn bản thành hai phần tương ứng. Luận điểm của mỗi phần chính là câu trả lời chung nhất, gọn nhất và đầy đủ nhất cho các khái niệm : Liêm (ở phần a) và bất liêm (ở phần b).
Câu 4. Bạn em phải viết một bài tập làm văn để làm sáng tỏ vấn đề : "Chọn bạn mà chơi". Bạn em cho rằng, bài làm phải bao gồm năm luận điểm chính sau đây :
a) Quan niệm "chọn bạn mà chơi" là hoàn toàn đúng hay không hoàn toàn đúng, vì sao ?
b) Có đúng là "học thầy không tày học bạn" không ?
c) Tại sao phải "chọn bạn mà chơi" ?
d) Thế nào là "chọn bạn mà chơi" ?
e) Vì vậy, chúng ta phải chọn bạn như thế nào ?
Em hãy cho biết :
- Những câu hỏi trên đây có đúng là luận điểm không ? Tại sao ?
- Nội dung và cách sắp xếp các câu hỏi ấy có phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề "chọn bạn mà chơi" không ? Vì sao vậy ?
Giải:
- Luận điểm, như đã nói trong SGK, là những tư tương, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận. Trong khi đó, câu hỏi tuy rất cần thiết cho việc tìm ý, tìm luận điểm nhưng lại chưa thể hiện rõ tư tưởng hay quan điểm.
- Cần kiểm tra xem nội dung và cách sắp xếp các câu hỏi được nêu trong bài tập đã thật phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề "chọn bạn mà chơi" chưa ? Có câu nào nằm ngoài phạm vi vấn đề cần bàn luận không ? Và có cách sắp xếp nào gây trở ngại cho sự tiếp nhận của người đọc không ? (Ví dụ : Khi còn chưa hiểu thế nào là "chọn bạn mà chơi" thì chưa thể xác định được tại sao phải "chọn bạn mà chơi", quan niệm "chọn bạn mà chơi" là đúng hay không hoàn toàn đúng, và chúng ta phải chọn bạn như thế nào).
Câu 5. Cần phải có những luận điểm cơ bản nào và các luận điểm ấy phải được sắp xếp ra sao để bài văn nghị luận của em có thể thuyết phục được người đọc rằng : Con cái phải biết làm vui lòng cha mẹ ?
Giải:
Bài văn ấy có thể bao gồm hai luận điểm chính, được sắp xếp theo trình tự:
a) Con cái cần phải làm vui lòng cha mẹ vì:
- Cha mẹ sinh ra ta và không quản nhọc nhằn, vất vả để nuôi ta khôn lớn.
- Cha mẹ sống vì hạnh phúc của ta, vui sướng khi ta trưởng thành, đau khổ khi ta hư hỏng.
b) Để làm cho cha mẹ vui lòng, con cái cần phải:
- Sống trung thực, học tập và lao động giỏi để trở thành con người tốt đẹp.
- Tuyệt đối không làm điều gì xâu để bị coi là kẻ hư hỏng.
Bài soạn "Ôn tập về luận điểm" số 5
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài.
Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống. Có luận điểm chính và các luận điểm phụ.
Các luận điểm trong bài cần liên kết chặt chẽ, lại cần phân biệt rành mạch. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, tập trung làm nổi bật luận điểm chính của toàn bài.
II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Khái niệm luận điểm
1. Khái niệm luận điểm sẽ giúp chọn lựa câu hả lời đúng là câu (c).
2. a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có những luận điểm sau :
- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
- Lòng yêu nước là truyền thống quý báu.
- Ngày nay, đồng bào cũng có lòng yêu nước nồng nàn.
- Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước phát huy mạnh mẽ.
Luận điểm chính của bài là : "Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước".
b) Xác định luận điểm như vậy chưa đúng. Vì đây mới là vấn đề chứ chưa phải là luận điểm. Luận điểm 1 là : Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô. Luận điểm 2 là : Việc thay đổi đó hoàn toàn đúng đắn (trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân). Luận điểm 3 là : Việc không dời đô của hai triều Đinh, Lê là sai lầm...
Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn để cần giải quyết trong bài văn nghị luận
1. a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhấn dân ta chính là nhan đề của bài viết. Đó là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Không thể làm sáng tỏ vấn đề đó nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm : "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn".
b) Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu không thể đạt được. Một luận điểm đơn lẻ đó không đủ sức thuyết phục về vấn đề dời đô.
2. Từ đó, có thể rút ra mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít. Tuy vậy phải có cả một hệ thống luận điểm liên quan với nhau mới có thể tập trung làm nổi bật vấn đề cần giải quyết. Một luận điểm đơn lẻ không thể giải quyết được vấn đề.
Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
1. Trong hai hệ thống ấy, hệ thống đúng là hệ thống 1.
2. Kết luận có thể rút ra là : Các luận điểm trong bài văn nghị luận phải làm thành một hệ thống. Các luận điểm vừa liên quan chặt chẽ với nhau, vừa phải phân biệt với nhau rành mạch. Chúng phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Đoạn văn đó nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" là chính. Luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong toà ngọc" là một luận điểm phụ, từ đó, tác giả phủ định vai trò ông tiên, nêu ra Nguyễn Trãi là con người Việt Nam chân chính, người anh hùng dân tộc. Tuy vậy nếu thật chi li và chính xác thì phải cho luận điểm của đoạn vặn là : Nguyễn Trãi là người Việt Nam, là tinh hoa, khí phách của dân tộc, là người tận tụy cho lí tưởng yêu nước, thương dân, là người anh hùng dân tộc.
2. Các luận điểm được chọn phải giải quyết vấn đề là chìa khoá của tương lai. Những luận điểm nào không liên quan trực tiếp đến vấn đề then chốt của tương lai thì cần gạt bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ vấn đề chìa khoá của tương lai cần được sửa chửa lại. Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như sau :
- Giáo dục luôn luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Giáo dục càng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.
- Giáo dục trực tiếp đào tạo những chủ nhân của xã hội tương lai.
- Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái,... đem lại sự công bằng, dân chủ, văn minh.
- Giáo dục là chìa khoá của tương lai.
Bài soạn "Ôn tập về luận điểm" số 6
A. Kiến thức trọng tâm
Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dung làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng)
Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I – KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM
1. Câu 1 trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Trả lời:
⇒ Chọn c): Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
2. Câu 2 trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 2
a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập hai, tr. 24 – 25) có những luận điểm nào? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài.
b) Một bạn cho rằng chiếu dời đô của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm:
– Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô.
– Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
a) Luận điểm:
– Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ.
– Tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa.
– Những biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp).
– Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động.
b) Đúng, vì đây là 2 câu trả lời cho luận đề “cần phải dời đô đến Đại La”, một câu căn cứ vào lịch sử, một câu căn cứ vào thực tế thành Đại La.
II – MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Câu 1 trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 2
a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?
b) Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Tại sao?
Trả lời:
a) Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.
b) Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban “Chiếu dời đô” có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề “cần phải dời đô đến Đại La”.
2. Câu 2 trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Trả lời:
Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.
III – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Câu 1 trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau:
– Hệ thống (1)
(a) Phương pháp học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
(b) Cần thay đổi phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc, xa thực tế) vì nó không phù hợp với yêu cầu của học tập, không đưa lại kết quả tốt.
(c) Cần theo phương pháp học tập mới (chủ động, sáng tạo, kết hợp học với hành) vì nó phù hợp với yêu cầu của học tập, đưa lại kết quả tốt.
– Hệ thống (2) :
(a) Chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết quả học tập sẽ được nâng cao nhanh chóng.
(b) Do đó, người học sinh cần phải thường xuyên thay đổi cách học tập.
(c) Chúng ta còn chưa chăm học, còn hay nói chuyện riêng.
(d) Nếu chúng ta học tập theo phương pháp mới thì kết quả sẽ tốt hơn.
(Gợi ý: xét xem hệ thống luận điểm nào đạt được các yêu cầu:
– Hoàn toàn chính xác.
– Thật sự liên kết với nhau.
– Phân biệt rành mạch các ý với nhau, bảo đảm cho chúng không bị trùng lặp, chồng chéo.
– Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước.)
Trả lời:
Để viết bài tập làm văn theo đề bài: ” Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập” chọn hệ thống luận điểm (1) vì:
+ Luận điểm có tính đúng đắn.
+ Các luận điểm rành mạch, rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.
+ Được sắp xếp theo trình tự hợp lý.
2. Câu 2 trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
Trả lời:
– Luận điểm phải chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.
– Các luận điểm phải được sắp xếp đúng theo lô gíc của quá trình giải quyết vấn đề, luận điểm trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau tiếp thu và phát huy kết quả của luận điểm trước.
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm: "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ...". Nguyễn Trãi không phài là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa "mối hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
Bài làm:
Đoạn văn trên có luận điểm là "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc"
Vì ý kiến "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc" là lời nhận xét của Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, khi nói về Nguyễn Trãi chứ không phải là tư tưởng, quan điểm của Phạm Văn Đồng khi nhắc về Nguyễn Trãi
Theo tác giả, Nguyễn Trãi là "anh hùng dân tộc" bởi ông đã hòa mình với dân tộc, hết lòng với sự hưng thịnh, phát triển của đất nước. Ông không chỉ mang tới những vần thơ đẹp mà người ta còn biết tới Nguyễn Trãi với tư cách là một người tham mưu đại tài. Đó cũng là cách Phạm Văn Đồng khẳng định tài năng của Nguyễn Trãi.
Bài tập 2: trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập 2
Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:
a) Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:
- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số
- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế
- Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.
- Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.
- Nước ta là một nước có truyền thống giáo dục từ lâu đời.
- Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và sửa lại, nếu cần) theo trình tự nào? Vì sao?
Bài làm:
a) Em sẽ chọn các luận điểm: Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số; Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế; Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội; Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai; Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
b) Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như sau:
+ Giáo dục luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+ Giáo dục càng có ý nghĩa đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.
+ Giáo dục trực tiếp đào tạo ra những chủ nhân của xã hội tương lai.
+ Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái… đem lại công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Giáo dục là chìa khóa của tương lai.
Bài soạn "Ôn tập về luận điểm" số 2
Phần I: KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM
Câu 1 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Trả lời:
Chọn (c)
Câu 2. (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập hai, tr.24 - 25) có những luận điểm nào? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài.
b) Một bạn cho rằng bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm:
- Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô.
- Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đé vương muôn đời.
Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
a. Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu những luận điểm:
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ.
- Tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa.
- Những biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp).
- Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động.
b. Xác định hai luận điểm như vậy là đúng. Vì đây là 2 câu trả lời cho luận đề “cần phải dời đô đến Đại La”, một câu căn cứ vào lịch sử, một câu căn cứ vào thực tế thành Đại La.
Phần II: MỐl QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn"?
b) Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Vì sao?
Trả lời:
a) Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.
b) Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban “Chiếu dời đô” có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề “cần phải dời đô đến Đại La”
Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Trả lời:
Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.
Phần III: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Câu 1. (trang 74, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Để viết bài tập làm văn theo đề bài: "Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập", em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau:
Hệ thống (1)
(a) Phương pháp học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
(b) Cần thay đổi phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc, xa thực tế) vì nó không phù hợp với yêu cầu cảu học tập, không đưa lại kết quả tốt.
(c) Cần theo phương pháp học tập mới (chủ động, sáng tạo, kết hợp học với hành) vì nó phù hợp với yêu cầu của học tập, đưa lại kết quả tốt.
Hệ thống (2)
(a) Chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết quả học tập sẽ được nâng cao nhanh chóng.
(b) Do đó, người học sinh cần phải thường xuyên thay đổi cách học tập.
(c) Chúng ta còn chưa chăm học, còn hay nói chuyện riêng.
(d) Nếu chúng ta học tập theo phương pháp mới thì kết quả sẽ tốt hơn.
Trả lời:
a) Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện cần của luận điểm.
b) Hệ thống thứ hai không đạt được các điều kiện đó. Là bởi:
- Trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác (không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao, cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đối mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng), cũng có luận điểm chưa phù hợp với luận đề (chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập). Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điếm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm (c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó, luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm (a), (b), (c) trên đó.
- Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng, mạch lạc (bởi mạch vẫn không thông suốt), các ý không tránh khỏi luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo (ví dụ: ý “cần đổi mới phương pháp học tập” sẽ phải nói đi nói lại suốt bài vì thế trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Câu 2. (trang 74, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
Trả lời:
Luận điểm phải chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.
- Sự phân chia ra các luận điểm ngang bậc nhau chỉ được dựa vào một căn cứ duy nhất.
- Các luận điểm ngang bậc nhau phải loại trừ nhau, không được trùng lặp hoặc chồng chéo lên nhau.
- Các luận điểm phải được sắp xếp đúng theo lô gíc của quá trình giải quyết vấn đề, luận điểm trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau tiếp thu và phát huy kết quả của luận điểm trước.
- Các luận điểm cũng cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) dễ dàng tiếp nhận. Sự nghị luận nên đi theo trình tự: từ cái dễ thấy hơn đến cái khó nhận ra hơn, từ cái quen thuộc hơn đến cái mới lạ hơn, từ cái ở mức độ thấp hơn đến cái ở mức độ cao hơn...
Phần IV: LUYỆN TẬP
Câu 1. (trang 75, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)
Trả lời:
Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".
Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:
Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"
Các luận điểm sau làm cơ sở:
+ Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.
+ Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.
+ Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.
Câu 2. (trang 75, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:
a) Em sẽ lựa chọn các luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:
- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi sự áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.
- Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.
- Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời.
- Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
- Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.
b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và đã sửa lại, nếu cần) theo trình tự nào? Vì sao?
Trả lời:
a) Các luận điểm được lựa chọn có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề “Giáo dục là chìa khóa của tương lai" (hiểu theo nghĩa: giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Vì thế, không thế chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này (như: Nước ta có truyền thống giáo dục lâu dài) làm luận điểm của bài văn.
b) Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trình tự dưới đây:
Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai vì những lẽ sau:
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
Bài soạn "Ôn tập về luận điểm" số 1
I. Khái niệm luận điểm
1. Luận điểm là:
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
2. Thực hành
a, Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu những luận điểm:
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ.
- Tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa.
- Những biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp).
- Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động.
b, Những luận điểm được đưa ra đủ để khái quát luận điểm trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Vì trong bài Lý Công Uẩn nêu đầy đủ hai luận điểm:
+ Lý do cần phải dời đô.
+ Lý do coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
1. a,Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: Phát huy tinh thần yêu nước (tinh thần truyền thống) trở thành hành động mạnh mẽ.
- Nếu chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm duy nhất " Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn" thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề.
b, Trong Chiếu dời đô, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua không thể đạt được.
- Vì nếu chỉ đưa ra luận điểm các triều đại trước đây nhiều lần thay đổi kinh đô thì vấn đề chính việc dời đô của nước ta không được thể hiện.
2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết:
- Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1. Để viết bài tập làm văn theo đề bài: " Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập" chọn hệ thống luận điểm (1 ) vì:
+ Luận điểm có tính đúng đắn.
+ Các luận điểm rành mạch, rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.
+ Được sắp xếp theo trình tự hợp lý
2. Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần được liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cũng phải rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận.
Bài 1 ( trang 75 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".
Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:
Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"
Các luận điểm sau làm cơ sở:
+ Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.
+ Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.
+ Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.
Bài 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
- Các luận điểm được lựa chọn phải giải quyết được vấn đề giáo dục là chìa khóa của tương lai. Những luận điểm không liên quan tới vấn đề then chốt của tương lai thì cần gạt bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ vấn đề chìa khóa của tương lai thì cần gạt bỏ.
- Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như sau:
+ Giáo dục luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+ Giáo dục càng có ý nghĩa đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.
+ Giáo dục trực tiếp đào tạo ra những chủ nhân của xã hội tương lai.
+ Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái… đem lại công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Giáo dục là chìa khóa của tương lai.