Top 16 Bức tượng cao nhất thế giới

Trên toàn thế giới, các nghệ sỹ luôn tạo ra những tác phẩm điêu khắc cực kỳ ẩn tượng và những sản phẩm nghệ thuật đó là trở thành biểu tượng riêng vô cùng đặc sắc. Các di tích được thực hiện để kỷ niệm các nhân vật lịch sử, nhà lãnh đạo và khoảnh khắc đáng nhớ. Như chúng ta đã biết, những người được xây thành tượng là những người vô cùng tuyệt vời. Thời gian thực hiện và chi trả tới hàng triệu đô la cho những công trình này. Vậy cùng đến với những bức tượng khổng lồ trên thế giới để cùng xem những điều đặc biệt nhất nhé.

Tượng Mẹ Tổ quốc

Tượng Mẹ Tổ quốc khắc họa hình ảnh một người mẹ đang bước lên phía trước, tay phải giương cao thanh kiếm, mặt ngoảnh ra sau kêu gọi những người dân của đất nước Liên Xô hãy tiến lên đánh đuổi giặc thù. Chiều cao tổng cộng của tượng đài là 85 mét với phần thanh kiếm cao 33 mét và phần thân người mẹ cao 52 mét. Tượng Mẹ Tổ quốc được đặt trên một bệ nhỏ cao 2 mét, chiếc bệ nhỏ này lại nằm trên một bệ lớn hơn cao 16 mét được chôn chìm trong lòng đất. Bức tượng không được "dán" vào bệ mà nó đứng vững chỉ nhờ vào trọng lượng lớn cùng ma sát giữa tượng với thân bệ. Khối lượng của bức tượng lên đến khoảng 8.000 tấn. Từ chân đồi lên bức tượng, người tham quan phải đi 200 bậc thang tượng trưng cho 200 ngày chiến đấu bảo vệ và giải phóng thành phố Stalingrad.

Để xây dựng bức tượng (không tính phần bệ), người ta đã phải huy động đến 5.500 tấn bê tông cùng 2.400 tấn vật liệu kim loại. Độ dày của lớp bê tông bao ngoài tượng chỉ chừng 25–30 cm. Trong lòng bức tượng là một kết cấu gồm nhiều ô trống, buồng trống và phòng, giống như một tòa nhà. Độ bền của cấu trúc này được duy trì bởi 99 dây thép kéo căng.

Thanh kiếm trên tay phải của bức tượng ban đầu có cân nặng 14 tấn và được làm từ thép không rỉ và titan. Tuy nhiên khối lượng quá lớn cùng với tác động mạnh của gió (gây ra bởi kích thước lớn của nó) đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến độ bền vững của toàn bức tượng. Đồng thời, sự biến dạng trong cấu trúc của thanh kiếm gây ra bởi sự dịch chuyển của các tấm titan cũng tạo ra nhiều âm thanh khó nghe cho người xung quanh.


Vì vậy, trong lần trùng tu năm 1972, một thanh kiếm mới làm bằng thép flo hóa đã được đặt vào thay thế cho thanh kiếm cũ. Lưỡi của thanh kiếm mới cũng được có nhiều lỗ để làm giảm áp lực của gió. Trong lần trùng tu năm 1986, thành phần bê tông cốt thép của tượng đã được gia cố thêm theo kiến nghị của nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu khoa học về bê tông và bê tông cốt thép đứng đầu bởi R. L. Serykh.

Tượng Mẹ Tổ quốc
Tượng Mẹ Tổ quốc

Đại tượng phật vì hòa bình thế giới - Hà Nội - Việt Nam

Tại chùa Khai Nguyên (xã Sơn Đông, TX.Sơn Tây, TP.Hà Nội) đã xây dựng một pho đại tượng Phật A Di Đà vì hòa bình thế giới, cao 72 mét với quy mô tầm cỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.


Vào năm 2015 được sự đồng ý các cấp chính quyền và sự ủng hộ từ các phật tử khắp bốn phương chùa Khai Nguyên đã khởi công tượng phật Adida vì hòa bình thế giới nguyện cầu quốc thái dân an thế giời hòa bình. Theo đại diện ban truyền thông chùa Khai Nguyên, pho đại tượng phật A Di Đà vì hòa bình thế giới được bắt đầu khởi công từ năm 2015, cao khoảng 72 m, phần đế rộng hơn 1.200 m2, được xử lý bằng công nghệ ép cọc bê tông dự ứng lực nên rất vững chắc.

Đại tượng phật vì hòa bình thế giới - Hà Nội - Việt Nam
Đại tượng phật vì hòa bình thế giới - Hà Nội - Việt Nam

Bức tượng Phật Chauk Htat Gyi

Bức tượng Phật Chauk Htat Gyi rất ấn tượng dài 65 mét và cao 16 mét đang mặc một chiếc áo choàng bằng vàng; cánh tay phải của Đức Phật đang đỡ phía sau đầu. Hình tượng Phật nằm được trang trí với màu sắc rất biểu cảm, mặt trắng, môi đỏ, bóng mắt xanh, áo choàng vàng và móng tay đỏ.

Lòng bàn chân chứa 108 đoạn màu đỏ và vàng hiển thị hình ảnh đại diện cho 108 lakshanas hoặc đây đại diện cho các đặc điểm tốt lành của Đức Phật. Người theo đạo Phật rất kính trọng Đức Phật nên thường đến thắp nhang và dâng hoa. Xung quanh hình ảnh Đức Phật Chauk Htat Gyi là một số đền thờ. Một trong tám ngày trong tuần (trong chiêm tinh học châu Á thứ tư được chia làm hai ngày nên 1 tuần có 8 ngày) thì người dân địa phương đến để cầu nguyện những điều tốt lành cho họ.

Bức tượng Phật Chauk Htat Gyi
Bức tượng Phật Chauk Htat Gyi

Tượng phật Mùa Xuân

Tượng phật Mùa Xuân ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hiện là bức tượng lớn nhất thế giới với chiều cao lên đến 153m, trong đó đài sen cao 20m và toà nhà dưới đài sen cao 25m.


Việc xây dựng tượng phật Mùa Xuân được khởi công ngay sau khi các tượng phật Bamiyan ở Afghanistan bị quân lính Taliban đánh đổ. Tượng đài hùng vĩ này khắc họa lại Đức Phật Vairocana, và được hoàn thành xong năm 2008.

Tượng phật Mùa Xuân
Tượng phật Mùa Xuân

Laykyun Setkyar

Bức tượng Laykyun Setkyar với chiều cao tổng thể là 130m, được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Po Kaung gần thành phố Monywa, Myanmar. Ngay dưới chân bức tượng hùng vĩ này là tượng Đức phật nằm ngang lớn nhất thế giới.


Tượng Laykyun Setkyar được hoàn thành vào năm 2008, trong khi bức tượng Đức Phật ở vị thế nằm ngang đã được xây dựng xong từ năm 1991.

Bức tượng Laykyun Setkyar
Bức tượng Laykyun Setkyar

Cristo-Rei

Được truyền cảm hứng từ bức tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro (Brazil), đền thờ Cristo-Rei cao 110m ở Bồ Đào Nha được khánh thành vào năm 1959 sau 10 năm xây dựng.


Bức tượng Cristo-Rei có cùng kích cỡ với hình mẫu nổi tiếng của nó ở Rio, cao 28m và nằm trên một công trình khác cao lên tới 82m. Ngay dưới chân bức tượng là một đài quan sát có thể thấy được toàn cảnh thành phố Lisbon (Bồ Đào Nha).

Bức tượng Cristo-Rei
Bức tượng Cristo-Rei

Tượng thần Murugan

Đây là bức tượng Thần Murugan lớn nhất thế giới được phủ một lớp sơn vàng. Nếu bạn đang thắc mắc tượng thần murugan nặng bao nhiêu? Thì hiện vẫn chưa có số kí chính xác cho bức tượng này, chỉ biết rằng nó được xây dựng từ 250 tấn thép, 1.550 mét khối bê tông cùng 300 lit sơn vàng, hoàn thành vào năm 2006.


Bức tượng nằm ngay trước động Batu du khách có thể kết hợp tham quan động, tượng Murugan cùng lúc. Với chiều cao 42 mét, tượng thần Murugan trước cửa hang động Batu ở Selangor, Malaysia, là bức tượng thần đạo Hindu cao thứ hai trên thế giới. Đây cũng là bức tượng cao nhất Malaysia.

Tượng Thần Murugan
Tượng Thần Murugan

Tượng Chúa Giêsu

Bức tượng Chúa Giêsu sừng sững với 2 cánh tay dang rộng và mũ miện vàng đã được dựng lên tại thị trấn nhỏ Swiebodzin, kết thúc quá trình thi công kéo dài suốt 5 năm. Tượng Chúa Giêsu ở Swiebodzin, Ba Lan, cao 52,4 mét. Được biết, chỉ riêng phần vương miện của tượng đài này cũng đã cao trên 3 mét. Tượng nặng khoảng 440 tấn.

Thị trưởng thị trấn Swiebodzin, ông Dariusz Bekisz, khẳng định đây là bức tượng Chúa lớn nhất thế giới. Tượng Chúa Giêsu ở Swiebodzin được cho là không chỉ “vượt mặt” tượng Chúa cứu thế, cao tổng cộng 39,6m tính cả đế, mà còn đánh bại bức tượng Chúa Giêsu khổng lồ ở Cochabamba, Bolivia, cao 40,44m.

Tượng Chúa Giêsu ở Swiebodzin, Ba Lan
Tượng Chúa Giêsu ở Swiebodzin, Ba Lan

Tượng Thống nhất

"Trên thế giới, người ta nói về Tượng Nữ thần Tự do của Mỹ. Chúng tôi muốn dựng bức tượng ông Sardar Patel với kích thước gấp 2 lần Tượng Nữ thần Tự do", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã phát biểu như vậy. Dự án này là ước mong mà Thủ tướng Modi hy vọng hoàn thành trong nhiệm kỳ đầu tiên. Quần thể tượng đài bao gồm cả bảo tàng, trung tâm nghiên cứu, giải trí và một khách sạn ba sao gần đó.


Với chiều cao kỷ lục 182 m bên sông Narmada, bang Gujarat, Tượng Thống nhất cao hơn Tượng Nữ thần Tự do tới 87 m và soán ngôi bức tượng Trung Nguyên Đại Phật 153 m của Trung Quốc để trở thành bức tượng cao nhất thế giới. Tượng đài được đúc khuôn từ xấp xỉ 1.850 tấn đồng.

Tượng Thống nhất
Tượng Thống nhất

Tượng Thành Cát Tư Hãn

Nằm cách Thủ đô Ulan Bator 50 km, trên thảo nguyên rộng lớn của Mông Cổ, tượng Thành Cát Tư Hãn cao 40m và được làm từ 250 tấn thép không gỉ. Tượng đài hoàng đế đầu tiên của đế chế Mông Cổ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.


Tượng đài được bao bọc bởi 250 tấn thép không gỉ lấp lánh và hướng về phía đông – tượng trưng cho nơi sinh của Thành Cát Tư Hãn. Bao quanh bức tượng Thành Cát Tư Hãn khổng lồ là 36 cột trụ biểu tượng cho 36 vị hoàng đế Mông Cổ khác kế tục sự nghiệp của nhà cầm quân lỗi lạc này. Bức tượng Thành Cát Tư Hãn không chỉ là đài tưởng niệm mà còn là tổ hợp du lịch 2 tầng.


Khi ghé thăm nơi này, du khách có thể đi vào bên trong tượng. Tại đây, du khách sẽ nhìn thấy một bản đồ lớn miêu tả các cuộc xâm lược của Thành Cát Tư Hãn, một phòng trưng bày nghệ thuật, một phòng hội nghị, nhà hàng và cửa hàng lưu niệm.

Tượng Thành Cát Tư Hãn
Tượng Thành Cát Tư Hãn

Tượng Nữ thần Tự do

Tượng Nữ thần Tự do đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York (Mỹ). Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28/10/1886. Bức tượng cao 93 mét này là món quà mà nhân dân Pháp gửi tặng người dân nước Mỹ.


Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ.

Tượng Nữ thần Tự Do
Tượng Nữ thần Tự Do

Tượng đài Phục hưng Châu Phi

Tượng đài Phục hưng Châu Phi ở Senegal là một công trình kiến trúc đồ sộ với chiều cao 49 mét và là bức tượng cao nhất Châu Phi. Chi phí để xây dựng bức tượng này khoảng 27 triệu USD. Sau 4 năm tính từ ngày khởi công, tượng đài mang tên “Phục hưng châu Phi” đã hoàn tất vào tháng 4 năm 2010. Lễ khánh thành bức tượng đồ sộ được tổ chức một cách trọng thể tại Dakar, thủ đô của nước Cộng hòa Senegal, phía Tây lục địa châu Phi, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Senegal giành được độc lập


Tượng đài mang biểu tượng của một dân tộc từng bị buộc làm nô lệ nhưng không bao giờ chấp nhận là nô lệ. Tự giải phóng lấy mình, vượt ra khỏi sự ngu dốt, thù hận và phân biệt chủng tộc. Khôi phục lại đất nước vốn thuộc về các sắc tộc giống nòi, đem lại ánh sáng không gian và tự do trường cữu.

Tượng đài Phục hưng Châu Phi ở Senegal
Tượng đài Phục hưng Châu Phi ở Senegal

Tượng sư tử biển Sentosa ở Singapore

Nhắc đến đất nước Singapore, bên cạnh sự sạch sẽ và hiện đại, người ta sẽ nghĩ ngay đến biệt danh "đảo quốc sư tử" rất nổi tiếng. Merlion - một con thú đầu sư tử, mình cá đang cưỡi trên sóng từ lâu đã được xem là biểu tượng của quốc gia châu Á này. Hình ảnh đầu sư tử tượng trưng cho truyền thuyết về quá trình khám phá Singapore. Hình ảnh đuôi cá của Merlion tượng trưng cho sự khởi đầu khiêm tốn của đất nước này từ một làng chài ven biển.


Trên khắp quốc gia này có khoảng 7 địa điểm tham quan trưng bày tượng Merlion, trong đó bức tượng ở công viên Sentosa là to lớn nhất với chiều cao lên đến 37m. Theo Sunday Times, bức tượng sư tử biển trên đảo Sentosa được xây dựng vào năm 1996 bởi kiến trúc sư người Úc James Martin. Với 320 chiếc vảy trên đuôi, 16.000 sợi đèn phát quang gắn xung quanh cùng hệ thống tạo khói và tiếng gầm y như thật, bức tượng này có tổng trị giá lên đến hơn 5,8 triệu USD.

Tượng sư tử biển Sentosa ở Singapore
Tượng sư tử biển Sentosa ở Singapore

Tượng Quan Âm

Trung Quốc là một quốc gia của Phật giáo. Bởi thế mà không bất ngờ khi hầu hết các công trình tượng của quốc gia này đều được đầu tư khá công phu. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nằm ở phía Nam đảo Hải Nam, Trung Quốc, có 3 mặt với một mặt quay vào đất liền và 2 mặt khác nhìn về phía biển Đông. Bức tượng cao 108m này phải mất 6 năm xây dựng và được hoàn thành vào năm 2005.


Tượng và đài sen 108 cánh được xây dựng bằng vàng, kim cương, ngọc bích cùng các loại đá quý khác. Với chiều cao 108 m, tượng Quan Thế Âm bồ tát ở Nam Hải được cho là cao nhất thế giới đến thời điểm hiện tại, cao hơn tượng nữ thần Tự do ở Mỹ 15m. Muốn chiêm bái tượng Phật, du khách phải đi bộ qua cây cầu dài 208m.

Tượng Quan thế âm Bồ Tát ở Nam Hải
Tượng Quan thế âm Bồ Tát ở Nam Hải

Bức tượng kép của Viêm Đế và Hoàng Đế

Hai bức tượng Viêm Đế và Hoàng Đế cao 106m được hoàn tất vào cuối năm 2006 tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Lễ khánh thành hai bức tượng diễn ra vào ngày 18-4-2007.


Bức tượng này là công trình điêu khắc 2 vị vua đầu tiên của Trung Hoa. Đó là vua Viêm Đế và Hoàng Đế kéo dài 20 năm. Tượng đài này cao 106m, được khắc trên một ngọn núi nằm ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đây là một công trình đồ sộ thu hút được nhiều sự chú ý của các nước trên thế giới.


Cạnh hai bức tượng là một quảng trường và một bệ thờ thuộc công trình hoàn chỉnh đền tưởng niệm hai vị hoàng đế. Quảng trường rộng khoảng 150.000 m2 và tiếp giáp bờ sông Hoàng Hà. Còn bệ thờ cao 12 m, đặt trên diện tích gần 9 m2.

Tượng vua Viêm Đế và Vua Hoàng Đế
Tượng vua Viêm Đế và Vua Hoàng Đế

Tượng phật Ushiku Daibutsu

Tượng phật Ushiku Daibutsu tọa lạc tại thành phố Ushiku (Nhật Bản). Được hoàn thành xong vào năm 1995, bức tượng phật này cao thứ 3 thế giới với chiều cao tổng cộng 120m, trong đó cả phần nền móng và đài sen đều cao 10m. Khách du lịch đến thăm tượng phật Ushiku Daibutsu có thể đi thang máy lên đến phần đài sen, và thưởng thức quang cảnh thông qua đài quan sát.


Bên trong bụng tượng Phật chia làm 5 tầng, ngoài việc có thể trải nghiệm chụp hình và nghe các câu chuyện Phật pháp, còn có trưng bày mô hình ngón tay cái của Phật và bảng hướng dẫn thông tin từ khi xây dựng cho đến lúc hoàn thành bức tượng. Ngoài ra, tại vị trí cách mặt đất 85m còn có đài viễn vọng quan sát, có thể ngắm quang cảnh từ khu vực ngang tầm ngực tượng Phật. Nếu thời tiết tốt còn có thể nhìn thấy tháp Sky Tree và núi Phú Sĩ.

Tượng phật Ushiku Daibutsu
Tượng phật Ushiku Daibutsu

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?