Top 10 Ca sĩ hải ngoại được hâm mộ nhất tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều ca, nhạc sĩ hải ngoại nhưng không phải ai cũng có số lượng fan hâm mộ lớn và được mọi người yêu thích. Dù không thường xuyên về Việt Nam biểu diễn, thế nhưng những danh ca, ca sĩ dưới đây vẫn chiếm được trọn tình cảm của khán giả quê nhà nhờ giọng hát tuyệt vời của mình.

Hoàng Oanh

Danh ca Hoàng Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh ngày 06/11/1946. Bà được mệnh danh là “Con chim vàng Mỹ Tho”, là một trong 10 nữ ca sĩ ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam trước năm 1975. Hoàng Oanh lớn lên trong một đình nghệ sĩ, cha của cô là 1 người tài tử biết hát và biết đàn rất nhiều loại nhạc cụ, khi ông thấy con gái có giọng hát hay nên ông đã bắt đầu dạy cô hát. Cô được cha đào tạo từ lúc 4 tuổi, đến 5 tuổi cô đã bắt đầu đi thi các cuộc thi ca nhạc.

Cô là một giọng hát bền bỉ và chuyên về các dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến. Cô được xem là một trong những giọng ca trụ cột cho trung tâm Asia và cũng đóng góp nhiều lần cho các trung tâm khác như Thúy Nga. Có rất nhiều ca sĩ từng phát biểu với truyền thông rằng Hoàng Oanh là thần tượng của họ như Hương Lan, Như Quỳnh, Tâm Đoan, Mai Thiên Vân, Hương Thủy, Hà Thanh Xuân, Bảo Khánh…


Cô là một nghệ sĩ có sự nghiệp và đời tư ít thăng trầm: từ nhỏ đi hát và đi học, sống với gia đình và tình thân bằng hữu, cùng với cảm tình nồng hậu của thính giả với nhiều tác phẩm thành công như “Chuyến đò vĩ tuyến”, “Anh tiền tuyến em hậu phương”, “Một người đi”, “Sao chưa thấy hồi âm”, “Về đâu mái tóc người thương”…

Ca sĩ Hoàng Oanh
Ca sĩ Hoàng Oanh
Ca sĩ Hoàng Oanh

Ý Lan

Cô tên đầy đủ là Lê Thị Ý Lan, sinh ngày 01/01/1958 tại Sài Gòn, trong một gia đình nghệ thuật nổi tiếng, từ ông bà ngoại đến bố mẹ đều là những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Mẹ cô là ca sĩ Thái Thanh lừng lẫy với một giọng hát thiên phú, trong trẻo, da diết với những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy. Bố cô là nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng Lê Quỳnh, một gương mặt hấp dẫn, hào hoa làm chao đảo thế giới mỹ nữ trên mảnh đất Sài Gòn thuở đầu thập niên 50. Ca sĩ Ý Lan là trưởng nữ trong gia đình gồm 5 chị em. Ý Lan có rất nhiều anh chị em (ruột và họ) là những nghệ sĩ nổi tiểng - trong đó có một người bằng tuổi với cô - đó là ca sĩ Thái Hiền.


Tuy sinh ra trong một gia đình nghệ thuật nhưng cô bắt đầu sự nghiệp của mình khá muộn, khi 30 tuổi cô mới bắt đầu đi hát và có CD nhạc đầu tiên. Ý Lan cho biết vì mẹ cô, danh ca Thái Thanh không muốn chị đi theo cái nghề “xướng ca vô loài”. Hiện tại cô đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật tại Bang California (Mỹ) và thỉnh thoảng mới về Việt Nam nhưng khán giả Việt vẫn rất hâm mộ và luôn theo dõi cô.

Ca sĩ Ý Lan và mẹ (đại danh ca Thái Thanh)
Ca sĩ Ý Lan và mẹ (đại danh ca Thái Thanh)
Ca sĩ Ý Lan

Minh Tuyết

Nữ ca sĩ Minh Tuyết tên thật là Trần Thị Minh Tuyết sinh ngày 15/10/1976 và là em gái của Cẩm Ly, Hà Phương. Từ những năm 1990, cặp đôi song ca Cẩm Ly, Minh Tuyết đã làm tan chảy biết bao trái tim người yêu âm nhạc. Năm 1993, Minh Tuyết và chị gái Cẩm Ly đã dành giải Nhất song ca tại nhà hát Hòa Bình (TP. HCM). Và đến năm 1997, Minh Tuyết quyết định sang Mỹ du học ngành thời trang, đồng thời vẫn hoạt động ca hát.


Từ năm 2002 đến nay, cô cộng tác với Trung tâm Thúy Nga trong Paris by Night và trình diễn rất nhiều ca khúc hit như: “Đã không yêu thì thôi”, “Gọi thầm tên anh”, “Yêu mãi ngàn năm”…Năm 2013, Minh Tuyết chính thức lên xe hoa với doanh nhân thành đạt Mỹ gốc Việt tên là Diep Nghi Keith.

Ca sĩ Minh Tuyết
Ca sĩ Minh Tuyết
Ca sĩ Minh Tuyết

Bằng Kiều

Nam ca sĩ “Trái tim bên lề” sinh ngày 13/ 7/ 1973 tại Hà Nội. Anh từng là thành viên trong các nhóm nhạc “Chìa khóa vàng”, “Hoa sữa”, “Quả dưa hấu” và sở hữu một quãng rộng rất cao, thuộc bậc nhất tại làng nhạc Việt. Ít tai biết rằng Bằng Kiều và Diva Mỹ Linh đã từng có tình yêu với nhau 6 năm nhưng bất thành. Sau này, cả hai đều có hạnh phúc riêng và vẫn xem nhau là bạn tốt và thường xuyên gặp gỡ trong các lần biểu diễn.


Bằng Kiều cho biết phong cách sáng tác của anh chịu ảnh hưởng của nhạc sĩ Dương Thụ, những ca khúc anh viết đều trong sáng lãng mạn chứ không ủ ê, não nề. Phong cách âm nhạc của anh hợp với những ca khúc tình cảm sâu lắng. Về trang phục biểu diễn, trước đây, Bằng Kiều cho rằng giọng hát là quan trọng nhất nhưng sau đó anh đã chú trọng hơn đến yếu tố trang phục vì cho rằng "đó cũng là một cách biểu lộ sự tôn trọng khán giả". Hoạt động âm nhạc của Bằng Kiểu chủ yếu tại hải ngoại và nổi bật nhất là ở Trung tâm Thúy Nga. Một số ca khúc của anh đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng người nghe như là: “Trái tim bên lề”, “Trái tim không ngủ yên”, “Nơi tình yêu bắt đầu”…

Ca sĩ Bằng Kiều
Ca sĩ Bằng Kiều
Ca sĩ Bằng Kiều

Đan Nguyên

Đan Nguyên tên thật là Nguyễn Đặng Đan, sinh ngày 09/07/1984 tại Thừa Thiên Huế. Năm 1998 Đan Nguyên cùng gia đình sang định cư tại Hoa Kì. Năm 2006, Đan Nguyên giành 4 giải nhất, 1 giải nhì trong 6 cuộc thi trải dài từ Bắc đến Nam Cali. Năm 2006, Đan Nguyên thử giọng qua với nhạc sĩ với nhạc sĩ Trúc Hồ qua bài Xin làm người xa lạ. Giọng ca đặc biệt ấy đã khiến Trung tâm Asia chú ý và mời trình diễn trong chương trình "Asia 55 - Hát Với Thần Tượng" thu hình mùa hè năm 2007. Trong lần đầu tiên xuất hiện đó, anh đã gây dấu ấn với khán giả khi song ca thành công cùng ca sĩ Chế Linh, nhạc phẩm nổi tiếng Thói đời của nhạc sĩ Trúc Phương. Từ đó, Đan Nguyên bước vào con đường ca hát và mau chóng chiếm được sự ái mộ của rất nhiều người


Năm 2007, Đan Nguyên bắt đầu hợp tác với trung tâm Asia và cùng được song ca với danh ca Chế Linh trong ca khúc “Thói đời”. Tiếng hát Đan Nguyên đã được giới yêu nhạc trữ tình cả trong nước và hải ngoại biết đến vì chất giọng rất buồn và lôi cuốn những người trẻ tuổi và thậm chí những khán giả lớn tuổi đã từng đam mê với dòng nhạc vàng. Đan Nguyên sở hữu giọng trầm ấm và có cách phát âm riêng biệt, vì thế mỗi ca khúc anh hát đều rất riêng và rất cuốn hút.

Ca sĩ Đan Nguyên
Ca sĩ Đan Nguyên
Ca sĩ Đan Nguyên

Phi Nhung

Phi Nhung sinh ngày 10/04/1972 tại Gia Lai, tên thật là Phạm Phi Nhung. Phi Nhung là con lai Mỹ - Việt, cha cô là một quân nhân người Mỹ từng đóng quân tại đồn trú Pleiku trong khi chiến tranh diễn ra ở Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mẹ lại mất năm cô mới tròn 11 tuổi khiến tuổi thơ của cô là chuỗi ngày cùng cực khi phải chăm sóc 5 đứa em cùng mẹ khác cha. Năm 17 tuổi, Phi Nhung được sang Mỹ theo diện con lai, và cũng từ đây cuộc đời cô có nhiều thay đổi khi cái duyên với âm nhạc đến. Phi Nhung từng được đặt cho nghệ danh là “Nữ hoàng băng đĩa” vì số lượng đĩa cô phát hành ra rất nhiều và bán tại Việt Nam cũng rất chạy. Ngoài ca hát, Phi Nhung còn là một diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói…


Kể từ năm 2014, Phi Nhung nhận lời mời trở thành giám khảo chính của chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc trữ tình Solo cùng Bolero. Với những nhận xét tận tình, tỉ mỉ và kinh nghiệm ca hát sau nhiều năm, Phi Nhung đã làm cho cả thí sinh và khán giả rất yêu mến và kính phục.

Ca sĩ Phi Nhung
Ca sĩ Phi Nhung
Ca sĩ Phi Nhung

Mai Thiên Vân

Mai Thiên Vân tên thật là Mai Thị Hậu, sinh năm 1982 trong một gia đình Công giáo nghèo tại tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, Mai Thiên Vân đã sinh hoạt ca đoàn ở nhà thờ, cô được các nữ tu Công giáo dạy hát thánh ca. Ngoài việc hát lễ cho các thánh lễ trong nhà thờ, cô cũng đi hát cho lễ hôn phối và đám cưới để kiếm thêm tiền.


Lớn lên, Mai Thiên Vân thi đậu trường Cao đẳng sư phạm Sài Gòn, sau khi ra trường cô vừa đi dạy vừa đi hát để kiếm thêm thu nhập. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, một người bạn đã giới thiệu cô với Trung tâm Thúy Nga và cô được ông Tô Văn Lai mời hát thử cho trung tâm. Bài đầu tiên cô hát trước khán giả hải ngoại là Nước non ngàn dặm ra đi, trung Tâm Thúy Nga chính thức mời cô cộng tác nên cô đổi nghệ danh thành Mai Thiên Vân. Ngày 18/ 8/ 2016, Mai Thiên Vân chính thức lên xe hoa với người chồng cũng là nhân viên tại Trung tâm Thúy Nga. Giọng ca “Buồn không em” là một trong những nữ ca sĩ song ca rất ăn ý với Quang Lê.

Ca sĩ Mai Thiên Vân
Ca sĩ Mai Thiên Vân
Ca sĩ Mai Thiên Vân

Tuấn Vũ

Danh ca Tuấn Vũ tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 16/12/1959 tại Bình Thuận. Anh sang định cư ở Mỹ từ năm 1979 và đến những năm 1980 thì bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình. Tuấn Vũ là một trong những nam ca sĩ hát nhạc vàng hay nhất và rất được yêu mến tại hải ngoại cũng như trong nước. Tiếng hát của Tuấn Vũ một thời là thần tượng của thính giả trong nước Việt Nam cũng như tại hải ngoại. Đi đâu cũng nghe Tuấn Vũ, từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu cũng nghe văng vẳng giọng ca của anh. Nào "Nỗi Buồn Sa Mạc, nào Người Yêu Cô Đơn, Khi Đã Yêu, Tương Tư 4, Mimosa, Phượng Buôn... và không biết bao nhiêu là nhạc phẩm khác đã được trình bày bởi Tuấn Vũ đều được mọi người ưa thích. Thời gian sau này, Tuấn Vũ rất ít xuất hiện trước khán giả mặc dù sự đòi hỏi lên rất cao ở khắp nơi, nhưng tiếng hát của anh đã trở thành bất hủ đối với số đông người.

Năm 2001, sau hơn 20 năm xa quê anh mới trở về Việt Nam lần đầu tiên. Và đến gần 10 năm sau, tức năm 2010 anh liên tục biểu diễn 6 đêm nhạc tại Nhà hát lớn Hà Nội, và một số tỉnh thành phía Bắc. Hiện nay, dù đã có tuổi nhưng danh ca Tuấn Vũ vẫn xuất hiện đều đặn tại các chương trình của Trung tâm Asia và Trung tâm Thúy Nga.

Ca sĩ Tuấn Vũ
Ca sĩ Tuấn Vũ
Ca sĩ Tuấn Vũ

Hương Lan

Bà tên thật là Trần Thị Ngọc Ánh, sinh ngày 09/05/1956 tại Sài Gòn, là con cả trong gia đình có năm người con. Thân phụ của bà là nghệ sĩ Hữu Phước, nghệ sĩ cải lương ở miền Nam Việt Nam thập niên 1960. Dưới sự giáo dục của thân phụ, bà khởi nghiệp ca hát bằng thể loại vọng cổ. Năm 1961, thân phụ bà đã đưa bà lên sân khấu và cùng diễn trong vở cải lương Thiếu phụ Nam Xương, khi chỉ mới 5 tuổi. Nghệ danh Hương Lan của bà được ghép từ chữ "Hương" trong Thanh Hương và chữ "Lan" trong Út Bạch Lan, nghệ danh của 2 nghệ sĩ thân thiết với gia đình.


Năm 1976, Hương Lan kết hôn với nghệ sĩ Chí Tâm rồi cùng chồng và các con sang Pháp định cư năm 1978. Đến năm 1982, cuộc hôn nhân của ca sĩ tan vỡ, Hương Lan cùng các con sang Mỹ và tiếp tục con đường nghệ thuật của mình tại đây. Năm 1983, Trung tâm Thúy Nga mời bà tham gia thu âm và ghi hình cho tuyển tập chương trình Paris By Night. Và kể từ đó bà trở thành một trong những giọng ca trụ cột của Trung tâm. Những bài hát gắn với tên tuổi của danh ca Hương Lan là: “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, “Em đi trên cỏ non”, “Chiếc áo bà ba”…

Ca sĩ Hương Lan
Ca sĩ Hương Lan
Ca sĩ Hương Lan

Như Quỳnh

Lê Lâm Quỳnh Như sinh ngày 09/09/1970 tại Đông Hà, Quảng Trị thường được biết đến với nghệ danh là Như Quỳnh, là một nữ ca sĩ hải ngoại người Mỹ gốc Việt thành công với dòng nhạc trữ tình. Cô bắt đầu đi hát từ những năm 1990 và trở thành quán quân xuất sắc của chương trình “Tiếng hát truyền hình TP. HCM” vào năm 1991 với số điểm tuyệt đối. Đến năm 1993, cô sang định cư tại Mỹ theo diện HO. Sau đó, cô được giám đốc điều hành Trung tâm Asia, nhạc sĩ Trúc Hồ, nhận thử giọng và thành công. Năm 1994, Trung tâm Asia đã ký hợp đồng với cô. Bài hát đầu tiên và cũng là nhạc phẩm đưa tên tuổi Như Quỳnh vang danh khắp hải ngoại đó là “Chuyện hoa sim” của cố nhạc sĩ Anh Bằng.


Năm 1996, cô chuyển sang cộng tác cho Trung tâm Thúy Nga và cuốn Paris By Night đầu tiên Như Quỳnh tham gia là Paris By Night 38 trong ca khúc Hoa Tím Người Xưa của cố nhạc sĩ Thanh Sơn. Trong số này, cô cũng giải thích về nghệ danh của mình, đó là vì tên thật trùng với một ca sĩ ở hải ngoại nên mới lấy nghệ danh là Như Quỳnh. Năm 2007, Như Quỳnh rời Trung tâm Thúy Nga trở lại cộng tác với Trung tâm Asia. Năm 2009, cô trở về Trung tâm Thúy Nga và cộng tác cho đến nay. Những bài hát gắn liền với tên tuổi của cô đếm không kể xiết.

Ca sĩ Như Quỳnh trên bìa album đầu tay tại hải ngoại
Ca sĩ Như Quỳnh trên bìa album đầu tay tại hải ngoại
Ca sĩ Như Quỳnh

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?