Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn khoăn, lo lắng bởi sự lúng túng trong việc xác định các nội dung trọng tâm kiến thức cũng như các trả lời các câu hỏi tự luận sao cho chính xác và đầy đủ. Vậy nên rất nhiều lượt tìm kiếm về chủ đề những câu hỏi thường gặp nhất của môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin được các bạn sinh viên quan tâm. Trong bài viết này Toplist xin đưa ra một số gợi ý cho bạn về vấn đề trên.

Câu 1

Câu hỏi: Hàng hóa là gì? Nêu các thuộc tính của hàng hóa? Tại sao gọi là "hàng hóa sức lao động"?


Gợi ý trả lời:


Khái niệm:

  • Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
  • Phân loại:
    • Hàng hóa hữu hình
    • Hàng hóa vô hình

Thuộc tính của hàng hóa:

  • Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (nhu cầu tiêu dùng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cá nhân, vật chất, tinh thần văn hóa)
  • Giá trị (giá trị trao đổi) của hàng hóa là một quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa này với hàng hóa khác

Giải thích:

  • Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt.
  • Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau:
    • Một là người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình.
    • Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động sản xuất.
  • Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
    • Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.
    • Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là:
      • Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.
      • Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cùng.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Câu 4

Câu hỏi: Phân tích điều kiện lịch sử xuất hiện tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?


Gợi ý trả lời:


Điều kiện lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng thương:

  • Cuối Thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến ở thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản ở Tây Âu.
  • Thời kỳ kinh tế hàng hoá đã phát triển mạnh, thị trường trong nước mở rộng, tầng lớp thương nhân dần dần trở thành thế lực bá chủ xã hội.
  • Thời kỳ có nhiều phát kiến về địa lý: Tìm ra đường biển từ Tây Âu sang ấn Độ, phát hiện ra Châu Mỹ. Những phát kiến đó đã tạo khả năng mở rộng thị trường, làm cho mậu dịch thế giới phát triển, tiếp đó là chiến tranh cướp bóc thuộc địa, chiến tranh thương mại, buôn bán người nô lệ da đen.
  • Thời kỳ có nhiều môn khoa học tự nhiên phát triển (cơ học, thiên văn, địa lý...)
  • Thời kỳ xuất hiện phong trào phục hưng chống lại tư tưởng thời trung cổ, chủ nghĩa duy vật, chống lại chủ nghĩa duy tâm của nhà thờ.

Tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương:

  • Coi tiền tệ là nội dung căn bản của của cải và làm thế nào để có nhiều tiền tệ (vàng, bạc...). Từ tư tưởng này họ nêu ra yêu cầu mọi hoạt động kinh tế đều phải thu hút nhiều vàng, bạc vào trong nước.
  • Dựa trên ý niệm quốc gia. Quyền lợi của quốc gia phải đặt trên hết. Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế. Họ cho rằng sáng kiến của tư nhân vẫn tốt, cần tôn trọng song phải có sự hướng dẫn, phối hợp của Nhà nước như Nhà nước trực tiếp điều tiết lưu thông tiền tệ, cấm xuất khẩu vàng, bạc.
  • Sau khi bán hàng phải mua vàng mang về nước, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, phải xuất siêu hàng hoá, xây dựng hàng hải thuỷ quân để chiếm thuộc địa, thực hành chiến tranh thương mại.
  • Hạn chế của chủ nghĩa trọng thương: Việc giải thích các vấn đề còn đơn giản, mô tả bề ngoài, cách nhìn còn phiến diện, dừng lại ở lĩnh vực lưu thông, chưa nghiên cứu ở lĩnh vực sản xuất.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu trọng thương:

  • Tầng lớp thương nhân là một lực lượng nghiên cứu đầu tiên phá vỡ kinh tế tự nhiên, sản xuất hàng hoá nhỏ, tích luỹ vốn làm tiền để cho kinh tế từ kém phát triển sang kinh tế phát triển là khâu đột phá đầu tiên để phá vỡ "vòng luẩn quẩn" của sản xuất nhỏ.
  • Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế đang phát triển sang nền kinh tế phát triển thì ngoại thương là một nhân tố quan trọng, Nhà nước cần khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tiến tới xuất siêu để một mặt sử dụng được sức lao động, tài nguyên thiên nhiên trong nước một cách hiệu quả, mặt khác xây dựng thị trường nước ngoài cũng có tác dụng sản xuất trong nước phát triển. Ngoại thương còn có tác dụng góp phần tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước cũng phải trực tiếp điều tiết lưu thông tiền tệ, vàng, bạc, ngoại tệ mạnh phải được tập trung vào cơ quan duy nhất là Ngân hàng Nhà nước.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Câu 3

Câu hỏi: Nêu khái niệm, những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế và các quan hệ lợi ích kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường? Thế nào là sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế? Vai trò nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các lợi ích như thế nào?


Gợi ý trả lời:


Khái niệm:

  • Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:

  • Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
  • Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
  • Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế

Các quan hệ lợi ích kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường:

  • Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
  • Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
  • Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
  • Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế:

  • Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế:
    • Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện.
    • Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường. Nên khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau.
  • Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế:
    • Chúng mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình.
    • Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong công việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điểm kết quả hoạt động, kinh doanh là xác định.

Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các lợi ích:

  • Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế
  • Điều hòa lợi ích giữa các nhân – doanh nghiệp – xã hội
  • Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    Câu 2

    Câu hỏi: Nêu bản chất của giá trị thặng dư? Có những phương pháp nào sản xuất ra giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì ? Nêu ý nghĩa thực tiễn?


    Gợi ý trả lời:


    Khái niệm:

    • Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.

    Bản chất:

    • Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người mua hàng hóa sức lao động với người bán hàng hóa sức lao động.
    • Nếu giả định xã hội chỉ có 2 giai cấp là tư sản và giai cấp công nhân, thì giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp.

    Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

    • Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
      • Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
      • Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động.
    • Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời
      gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí bị rút ngắn.

    Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư:

    • Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
    • Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được.

    Ý nghĩa thực tiễn:

    • Trong thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới, giai cấp các nhà tư bản đã thực hiện những cuộc cách mạng lớn về sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
    • Cách mạng về tổ chức, quản lý lao động; cách mạng về sức lao động; cách mạng về tư liệu lao động.
    • Sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thông qua cách mạng công nghiệp đã mở ra điều kiện mới cho phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất giá trị thặng dư phát triển nhanh
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    Câu 5

    Câu hỏi: Hãy phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng tiền tệ?


    Gợi ý trả lời:


    Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, của các hình thái giá trị hàng hoá.


    Các hình thái giá trị hàng hoá:

    • Hình thái giản đơn (hay ngẫu nhiên). ở hình thái này, hàng hoá thứ nhất biểu hiện giá trị của nó ở hàng hoá thứ hai, còn hàng hoá thứ hai đóng vai trò là vật ngang giá.
    • Hình thái giá trị mở rộng. Khi số hàng hoá trao đổi trên thị trường nhiều hơn, thì một hàng hoá có thể trao đổi với nhiều hàng hoá khác.
    • Hình thái giá trị chung. Khi hàng hoá phát triển hơn, trao đổi hàng hoá trở nên rộng rãi hơn, thì có một hàng hoá được tách ra làm vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung có thể trao đổi với bất kỳ hàng hoá nào. Vật ngang giá chung trở thành phương tiện trao đổi. Mỗi địa phương, mỗi dân tộc thường có những vật ngang giá chung khác nhau.
    • Hình thái tiền tệ. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển cao hơn nữa, vật ngang giá chung được cố định ở vàng và bạc thì hình thái tiền tệ ra đời.
    • Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hoá chia ra hai cực: một cực là các hàng hoá thông thường, một cực là hàng hoá đóng vai trò tiền tệ. Vậy tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò và vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá khác.

    Chức năng của tiền tệ:

    • Kinh tế hàng hoá phát triển, tiền tệ có 5 chức năng:
      • Thước đo giá trị: Giá trị của một hàng hoá được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định. Sở dĩ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân tiền cũng có giá trị. Giá trị của hàng hoá biểu hiện bằng tiền là giá cả. Do đó, giá trị là cơ sở của giá cả. Giá cả hàng hoá thay đổi lên xuống xoay quanh giá trị tuỳ theo quan hệ cung - cầu về hàng hoá, nhưng tổng số giá cả luôn bằng tổng số giá trị hàng hoá.
      • Phương tiện lưu thông: Tiền tệ làm môi giới trung gian trong trao đổi hàng hoá và phải là tiền mặt, việc trao đổi hàng hoá vận động theo công thức H - T - H.
      • Phương tiện cất trữ: Làm chức năng này, tiền tệ phải có đủ giá trị như vàng, bạc.
      • Phương tiện thanh toán: Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó sẽ sinh ra việc mua, bán chịu. Tiền tệ sẽ là phương tiện thanh toán, thực hiện trả tiền mua, bán chịu, trả nợ... Chức năng này phát triển làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hoá.
      • Tiền tệ thế giới: Khi quan hệ trao đổi, mua, bán hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia và quan hệ buôn bán giữa các nước hình thành, thì chức năng này xuất hiện. Tiền tệ thế giới phải là tiền có đủ giá trị, tức là vàng, bạc...
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

      Bình luận

      Có Thể Bạn Quan Tâm ?