Ung thư tinh hoàn xảy ra trong tinh hoàn (tinh hoàn), nằm trong bìu, túi da bên dưới dương vật. Trong đó, tinh hoàn sinh ra các hoóc môn giới tính giới tính và tinh trùng để sinh sản. Vì vậy ung thư tinh hoàn là nỗi ám ảnh khó nói luôn rình rập nam giới. Để chủ động ngăn ngừa và phòng chống căn bệnh này, hãy bổ sung thêm những kiến thức, tăng cường sự hiểu biết về căn bệnh này. Cùng toplist tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh ung thư tinh hoàn nhé.
Dấu hiệu ung thư tinh hoàn
Là dạng ung thư đe dọa tính mạng và có thể khiến người bệnh mất đi 2 tinh hoàn- nhà máy quan trọng sản xuất những thứ tối quan trọng để tạo nên "chất đàn ông", ung thư tinh hoàn còn nghiệt ngã ở chỗ hay tấn công nam thanh niên. Ước tính một nửa bệnh nhân dưới 35 tuổi. Dấu hiệu sau đây có thể báo động về ung thư tinh hoàn, trong số đó nhiều dấu hiệu rất dễ tưởng là vô hại hoặc lầm lẫn với các bệnh thông thường khác:
- Một "nốt mụn" nhỏ như hạt đậu: Đó có thể là một khối u. Nếu bạn tìm thấy một "hạt đậu" kỳ lạ bỗng dưng xuất hiện, hãy đi tầm soát ngay vì 4% các khối nhỏ trông chỉ như nốt mụn ấy là ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, bạn cũng cần tầm soát khi phát hiện những vết sưng nhỏ.
- Cảm thấy nặng một bên bìu: Việc một tinh hoàn lớn hơn hoặc thấp hơn bên kia không có gì bất thường nếu bẩm sinh bạn đã thế. Nhưng nếu bạn đã trưởng thành và sự khác biệt đó bất ngờ xảy ra, bạn có thể cảm thấy một bên bìu nặng hơn bên kia, hãy đi kiểm tra cho chắc vì việc xét nghiệm rất đơn giản.
- Đau nhói ở tinh hoàn hoặc bìu: Cơn đau nhói không rõ nguyên nhân là triệu chứng đầu tiên mà 1/5 bệnh nhân ung thư tinh hoàn gặp phải.
- Thay đổi hình dạng hoặc kết cấu: Bạn nên kiểm tra cơ thể mình thường xuyên và nếu một ngày hình dạng của 1 trong 2 bìu, hoặc cả 2, có vẻ gì "kỳ kỳ", bạn nên đến gặp bác sĩ.
- Đau lưng, bụng dưới, cổ…Ung thư tinh hoàn có thể di căn đến các tuyến bạch huyết và gây ra cơn đau lưng, đau âm ỉ bụng dưới, một cục u gồ lên ở cổ hay cảm giác khó nuốt.
- Ho, khó thở không rõ nguyên nhân: Phổi là một trong những nơi mà ung thư tinh hoàn có nguy cơ cao di căn đến và gây các triệu chứng tưởng không liên quan ở đường hô hấp. Ngoài ra, đây còn là triệu chứng của ung thư ngực, cổ họng, phổi….
- "Vòng 1" bỗng dưng to lên: Bất ngờ phát triển ngực không bao giờ là điều bình thường ở nam giới. Ung thư có thể khiến quá trình sản xuất nội tiết tố ở tinh hoàn bị rối loạn.
Tin mừng duy nhất là ung thư tinh hoàn không phải sát thủ hàng đầu và có thể chữa được. Điều bạn cần làm là tự kiểm tra cơ thể mình thường xuyên và đừng nghĩ rằng bất thường ở khu vực đó là chuyện khó nói với bác sĩ. Theo thống kê, khoảng 2% bệnh nhân chết trong năm đầu tiên sau khi chẩn đoán.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn
Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất phát từ một số trường hợp như tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà vẫn “kẹt” ở bụng như trong giai đoạn bào thai) hoặc mắc hội chứng Klinefelter (một dạng rối loạn di truyền ở nam giới). Nam giới mắc những bệnh trên có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn hẳn những người khác. Ngoài ra còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Tuổi tác. Hơn một nửa số nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn ở độ tuổi từ 20 đến 45. Tuy nhiên, nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, bao gồm cả nam giới ở tuổi thiếu niên và ở độ tuổi 60.
- Tinh hoàn lạc chỗ. Tinh hoàn lạc chỗ là bệnh mà tinh hoàn không di chuyển, nghĩa là 1 hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi sinh như bình thường. Đàn ông với triệu chứng này có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Nguy cơ này có thể được giảm xuống nếu phẫu thuật để khắc phục tình trạng trước tuổi dậy thì. Bác sĩ khuyên nên phẫu thuật cho bệnh này trong độ tuổi từ 6 tháng đến 15 tháng để giảm nguy cơ vô sinh. Bởi vì bệnh tinh hoàn lạc chỗ thường bị từ khi còn trẻ, nhiều đàn ông không biết mình mắc bệnh.
- Lịch sử gia đình. Một người đàn ông có người thân, đặc biệt là anh trai, bị ung thư tinh hoàn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
- Lịch sử cá nhân. Những người đàn ông bị ung thư ở 1 tinh hoàn có nguy cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại. Ước tính cứ 100 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn thì có 2 người sẽ bị ung thư ở tinh hoàn còn lại.
- Chủng tộc. Mặc dù nam giới thuộc bất kỳ chủng tộc nào cũng có thể mắc ung thư tinh hoàn, nhưng nam giới da trắng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn nhiều hơn nam giới ở các chủng tộc khác. Ung thư tinh hoàn hiếm khi gặp ở nam giới da đen. Tuy nhiên, đàn ông da đen bị ung thư tinh hoàn dễ bị chết vì ung thư hơn đàn ông da trắng, đặc biệt nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể khi được chẩn đoán.
- Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Đàn ông nhiễm HIV hoặc mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do HIV gây ra có nguy cơ mắc hội chứng cao hơn.
Phòng tránh bệnh ung thư tinh hoàn
Dù ung thư tinh hoàn không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân gia đình. Do đó, bạn nên trang bị những kiến thức phòng tránh bệnh thật tốt.
- Tự kiểm tra: Hàng tháng, nam giới nên tự kiểm tra các khối u bất thường ở “quả bóng” tại nhà mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Cụ thể, trong khi tắm, hãy chú ý kỹ lưỡng từng bên tinh hoàn, da bìu để kiểm tra kích cỡ, hình dạng hay sự xuất hiện của khối u.Cách tự kiểm tra cực kỳ đơn giản và dễ áp dụng: Giữ dương vật cố định một bên, đặt ngón trỏ và ngón giữa ở dưới tinh hoàn, ngón cái ở trên. Nhẹ nhàng lăn tinh hoàn đưa đi đưa lại các hòn, sờ nắn xem có đau không, có nhân cứng hay u cục gì nổi lên không. Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn. Quan sát bằng mắt thường và so sánh kích thước to nhỏ của 2 bên tinh hoàn. Tinh hoàn của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái, không đau, mặt nhẵn. Nếu có dấu hiệu của việc hai bên tinh hoàn không bằng nhau hoặc cảm thấy có khối u thì hãy đến gặp chuyên gia ngay lập tức.
- Không uống bia, rượu và hút thuốc lá: Nam giới thường có thói quen sử dụng thuốc lá, bia, rượu... Đây là những chất kích thích gây độc hại cho cơ thể trong đó có tác động xấu đến tinh hoàn. Những người thường xuyên hút thuốc và uống rượu chất lượng tinh trùng kém, giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Yếu tố di truyền có thể gây ung thư tinh hoàn: Việc có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn sẽ đẩy bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chính vì vậy, nếu trong gia đình từng điều trị ung thư tinh hoàn, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện điều độ và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể.
- Chế độ ăn uống lành mạnh tránh ung thư tinh hoàn: Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn đúng bữa, ăn đủ bữa và ăn đủ chất là tiêu chuẩn của một chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn nên tăng cường một số thực phẩm có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tinh hoàn hiệu quả như: húng quế, tỏi, các loại quả mọng, táo, rau họ cải, cà chua, trái cây giàu vitamin C, trà...
- Khám sức khỏe định kỳ: Các triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn thường không rõ ràng và hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Thế nên, việc đi khám chuyên khoa thường xuyên sẽ đảm bảo chắc chắn liệu bạn có mắc hay không ngoài các biện pháp kiểm tra tại nhà. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện những biến đổi bất thường của tinh hoàn sớm nhất. Những người có tiền sử hút thuốc, uống rượu bia hoặc tinh hoàn ẩn nên đi khám thường xuyên hơn. Nam giới mắc ung thư tinh hoàn cần được điều trị và có kế hoạch theo dõi chặt chẽ để phát hiện được kịp thời khi bệnh tái phát.
Các giai đoạn tiến triển của ung thư tinh hoàn
Nếu chẩn đoán và điều trị ung thư tinh hoàn, bác sĩ cần xác định giai đoạn, hoặc phạm vi của bệnh để lên kế hoạch điều trị tốt nhất.
Giai đoạn 0 (Ung thư biểu mô tế bào): Trong giai đoạn 0, các tế bào bất thường được tìm thấy trong các ống nhỏ, nơi tế bào tinh bắt đầu phát triển. Những tế bào bất thường này có thể trở thành ung thư và lan truyền vào các mô bình thường gần đó. Giai đoạn 0 còn được gọi là carcinoma in situ (ung thư biểu mô tế bào)
Giai đoạn I: Trong giai đoạn I, khối u ung thư đã hình thành. Giai đoạn I được chia thành giai đoạn IA, giai đoạn IB, và giai đoạn IS:
- Giai đoạn IA - Ung thư có thể phát triển ở tinh hoàn và mào tinh hoàn và có thể lan đến lớp bên trong của màng bao quanh tinh hoàn.
- Giai đoạn IB - ung thư là ở tinh hoàn và mào tinh hoàn và đã lan rộng đến các mạch máu hay mạch bạch huyết ở tinh hoàn. Ngoài ra, khối u có thể đã lan rộng đến các lớp ngoài của màng tế bào xung quanh tinh hoàn, hoặc bìu và có thể ở trong mạch máu hoặc mạch bạch huyết tinh hoàn.
- Giai đoạn IS - Ung thư có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong tinh hoàn, dây thần kinh, hoặc bìu và các phần khác của tinh hoàn
Giai đoạn II: Giai đoạn II được chia thành giai đoạn IIA, giai đoạn IIB và giai đoạn IIC:
- Trong giai đoạn IIA - Ung thư ở bất cứ đâu trong tinh hoàn, dây thần kinh, hoặc bìu và lan đến 5 hạch bạch huyết ở bụng. Kích thước khối u nhỏ hơn 2 cm.
- Trong giai đoạn IIB - Ung thư ở bất cứ nơi nào trong tinh hoàn, dây thần kinh, hoặc bìu tụ và lan rộng đến 5 hạch bạch huyết ở bụng, ít nhất một trong số các hạch bạch huyết lớn hơn 2 cm, nhưng không có gì lớn hơn 5 cm. Hoặc đã lan đến hơn 5 hạch bạch huyết; Các hạch bạch huyết không lớn hơn 5 cm.
- Trong giai đoạn IIC - Ung thư ở bất cứ nơi nào trong tinh hoàn, dây thần kinh, hoặc bìu tụ và lan đến một hạch bạch huyết ở bụng lớn hơn 5 cm.
Giai đoạn III: Giai đoạn III được chia thành giai đoạn IIIA, giai đoạn IIIB, và giai đoạn IIIC
- Trong giai đoạn IIIA: khối u có thể lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng và lan sang các hạch bạch huyết xa hoặc phổi.
- Trong Giai đoạn IIIB – khối u có thể phân mảnh và lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng, hạch bạch huyết xa hoặc phổi.
- Trong Giai đoạn IIIC – khối u có thể lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng, hạch lympho xa hoặc phổi. Hoặc ung thư ở bất cứ nơi nào trong tinh hoàn, dây thần kinh, hoặc bìu và có thể lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng và không lan sang các hạch bạch huyết xa hoặc phổi nhưng đã lan ra các phần khác của cơ thể.
Giai đoạn IV: Khối u lan rộng và xâm chiếm sâu vào trong hệ bạch huyết và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Việc xác định giai đoạn tiến triển của bệnh giúp bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân.
Ung thư tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là cơ quan sinh dục của nam giới có chức năng sản xuất và tích trữ tinh trùng. Chúng nằm trong một túi nhỏ ở bên dưới dương vật gọi là bìu. Tinh hoàn cũng là nơi sản sinh ra hormone sinh dục nam (testosterone). Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh khá hiếm, tuy nhiên, nó lại là bệnh ung thư xuất hiện nhiều nhất ở nam giới ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Phần lớn các trường hợp bị ung thư tinh hoàn bắt nguồn từ các tế bào sản xuất tinh trùng gọi là các nguyên bào (tế bào mầm). Có hai loại nguyên bào chính gây ung thư tinh hoàn đó là các khối u tinh và không u tinh tế bào mầm. Các khối u tinh tế bào mầm có thể phát triển và lan rất chậm, đồng thời bị tác động bởi liệu pháp xạ trị, các khối không-u tinh tế bào mầm lại có khả năng phát triển và lan rộng nhanh hơn.
Là dạng ung thư đe dọa tính mạng và có thể khiến người bệnh mất đi 2 tinh hoàn- nhà máy quan trọng sản xuất những thứ tối quan trọng để tạo nên "chất đàn ông", ung thư tinh hoàn còn nghiệt ngã ở chỗ hay tấn công nam thanh niên. Ước tính một nửa bệnh nhân dưới 35 tuổi.
Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn thường được lựa chọn là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hay áp dụng liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị (trong trường hợp bác sĩ phát hiện các khối u của bạn có hiện tượng di căn sang các cơ quan khác). Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn:
- Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng cho hầu hết các loại ung thư cũng như các giai đoạn của bệnh. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một bên tinh hoàn bằng cách rạch một đường nhỏ ngay bên trên xương mu để lấy tinh hoàn ra ngoài, tiếp theo là cắt đi dây tinh hoàn (thừng tinh, nơi chứa các mạch dẫn máu và các chất dịch vào hai tinh hoàn) để hạn chế khả năng lây lan của tế bào ung thư đến những bộ phận khác của cơ thể. Một cuộc phẫu thuật tinh hoàn thường kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó bạn có thể xuất viện trong ngày và được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật tại nhà.
- Phẫu thuật nạo hạch bạch huyết: Đôi khi phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một bên tinh hoàn không đủ hiệu quả để điều trị ung thư tinh hoàn vì các tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết nằm ở phía sau bụng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các hạch bạch huyết mang mầm bệnh và sẽ được tiến hành cùng lúc hoặc sau khi bạn đã được phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Trước khi bắt đầu phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê, khiến bạn thiếp đi trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ y khoa dài và mỏng với những vết mổ nhỏ hơn để lấy những hạch bạch huyết ra khỏi cơ thể. Phương pháp này gọi là phẫu thuật nội soi. Ưu điểm cúa nó chính là tăng khả năng phục hồi của bạn so với những loại phẫu thuật khác.
- Liệu pháp xạ trị: Các bác sĩ sẽ sử dụng tia X hoặc các loại tia có mức năng lượng cao để tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư, thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn loại ác tính. Đôi khi, các hạch bạch cầu nằm phía sau bụng cũng sẽ bị xạ trị để tiêu diệt các tế bào mang khối u có thể lan ra các hạch bạch cầu còn lại cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.
Tóm lại, bệnh ung thư tinh hoàn có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn không nên chủ quan sau khi điều trị. Các bác sĩ khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để chắc chắn rằng căn bệnh không tái phát. Trong trường hợp bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi, các bác sĩ đề nghị bạn chọn điều trị bằng các tiến hành các liệu pháp xạ trị và hóa trị.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Sau khi khám sức khỏe tổng thể, để phát hiện ung thư tinh hoàn, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị cuối cùng. Các xét nghiệm chẩn đoán bạn cần thực hiện là:
- Xét nghiệm máu: giúp phát hiện hàm lượng các chất có ở mức cao hơn bình thường khi có hiện tượng ung thư. Nếu các mức alpha-fetoprotein (AFP), gonadotrophin (HCG) của người (HCG) và lactate dehydrogenase (LDH) cao hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của khối u tinh hoàn
- Siêu âm: Siêu âm bìu có thể tiết lộ sự hiện diện và kích thước của khối u. Bác sĩ cũng có thể xác định được tính chất của bất kỳ khối u nào.
- Sinh thiết: Một mẫu mô nhỏ được lấy từ vùng đích trong tinh hoàn và được kiểm tra xem khối u đó có ác tính (ung thư) hay lành tính (không ung thư) hay không.
- Xác định di căn: Nếu bác sĩ chẩn đoán ung thư tinh hoàn, điều quan trọng là xác định mức độ di căn của nó. Để tìm ra vùng di căn ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI ( chụp cộng hưởng y học), chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) và chụp X quang.