Top 8 Kĩ năng sống cơ bản nhất cha mẹ nên dạy con để bảo vệ bản thân

Làm cha mẹ, ai cũng muốn chở che, bao bọc con cái của mình. Nhưng thực tế, bạn không thể theo dõi con 24/24 giờ mỗi ngày. Khi con cái càng lớn, đồng nghĩa với việc con phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài đầy rẫy phức tạp. Để con tự bảo vệ bản thân mình, cha mẹ nên dạy cho con những kĩ năng sống cơ bản nhất.

Biết bình tĩnh và khôn khéo khi lạc đường

Trẻ bị lạc đường là tình huống không hiếm gặp. Có thể do bé ham chơi, cha mẹ bất cẩn dẫn đến việc bé lạc đường, lạc bố mẹ.


Vậy nên, việc dạy con kĩ năng ứng xử khi bị lạc là vô cùng cần thiết. Bạn hãy bắt đầu dạy bé bằng việc nhắc nhở con ghi nhớ tên cha mẹ, địa chỉ gia đình, số điện thoại của người thân. Và khi con bị lạc, con nên tìm đến những sự giúp đỡ "an toàn" từ chú cảnh sát, công an, nhân viên bảo vệ hoặc những người đáng tin cậy. Con nên bình tĩnh "khôn khéo" tìm cách gọi điện báo về cho gia đình, tuyệt đối không được đi theo người lạ.

Khi bị lạc đường, trẻ cần tìm đến sự giúp đỡ của những đối tượng tin cậy.
Khi bị lạc đường, trẻ cần tìm đến sự giúp đỡ của những đối tượng tin cậy.

Không được nhận bất cứ thứ gì từ người lạ

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị dụ dỗ bởi những thứ quà hay lời hứa hẹn. Những người lạ có ý đồ xấu có thể nói có quen biết với cha mẹ bé, cho bé một món đồ chơi hoặc thức ăn rồi dụ bé đi đâu đó.


Vì vậy, bạn hãy dạy con cách nói không với bất cứ món quà hay lời đề nghị nào từ những người không quen biết. Có như vậy bé mới tránh được mối nguy hiểm đến từ người lạ. Cha mẹ nên phân tích và giảng giải cho bé hiểu: Trong bất kì tình huống nào, ai đó cho con món đồ nào con cần xin phép cha mẹ, thầy cô hoặc người thân mới được nhận, con không nên tự ý nhận quà để tránh gặp nguy hiểm.

Nói không với các món quà từ người lạ.
Nói không với các món quà từ người lạ.

Nói không với những đề nghị của người lạ

Ngoài bạn bè và thầy cô trên lớp, trẻ có thể gặp những tình huống ngoài dự đoán. Những người lạ tìm cách tiếp cận, làm quen thậm chí là đề nghị bé đi theo mình đến một nơi nào đó. Đây là trường hợp không hiếm với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trong tình huống này, cha mẹ nên nhắc nhở và giải thích cặn kẽ cho con những hậu quả khi con đi theo người lạ. Bé có thể bị bắt cóc, tống tiền hoặc làm hại.


Vậy nên, bạn nên dạy con tuyệt đối không đi theo người lạ đến bất cứ nơi đâu, vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Con cần biết cách khéo léo và cương quyết từ chối mọi lời đề nghị của người lạ.

Tuyệt đối không đi theo người lạ.
Tuyệt đối không đi theo người lạ.

Dạy con cách từ chối

Hàng ngày, con yêu của bạn tiếp xúc với rất nhiều người, có những người thân quen và có những người xa lạ. Để tránh cho con khỏi những người lạ không tốt, bạn có thể áp dụng quy tắc bàn tay để dạy con. Tức là, khi bé gặp những người bé quen biết, hiểu rõ, bé có thể dùng bàn tay để bắt thay cho lời chào hỏi, hoặc vẫy tay tạm biệt mỗi khi ra về. Còn với người xa lạ, bé nên biết cách xua tay từ chối. Có như vậy, sự an toàn của bé mới được đảm bảo.

Bé biết vẫy tay chào người quen và từ chối người lạ.
Bé biết vẫy tay chào người quen và từ chối người lạ.

Không ai được xâm phạm thân thể con

Thời gian gần đây, xã hội đang lên án tệ nạn ấu dâm. Những cử chỉ ôm hôn, thậm chí là sờ mó các bộ phận trên cơ thể bé khi chưa được sự cho phép của bố mẹ hoặc bé đều không thể chấp nhận được.


Vậy nên, kĩ năng sống đầu tiên cha mẹ cần dạy cho con đó là không được cho bất ai chạm vào vùng kín trên thể con. Trừ khi bố mẹ hoặc người thân tắm rửa cho bé hoặc bé đi khám sức khỏe, còn lại những "động chạm" tùy tiện vào cơ thể trẻ (đặc biệt là những vùng nhạy cảm) đều là sự xâm phạm. Khi con cái ý thức được việc bảo vệ bản thân, bé sẽ biết cách tránh những nguy hiểm mà vấn nạn ấu dâm đem lại.

Không ai được tự ý xâm phạm thân thể con.
Không ai được tự ý xâm phạm thân thể con.

Khi bố mẹ vắng nhà, không cho người lạ vào

Đôi khi, bạn có công việc gì đó cần ra khỏi nhà mà không thể mang con theo được. Bạn buộc lòng phải để con ở nhà một mình. Khi đó, bé có thể gặp nguy hiểm khi những kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà.


Trong tình huống này, cha mẹ cần dạy bé biết nói không với những người lạ. Bé tuyệt đối không được mở cửa cho người lạ vào nhà khi cha mẹ đi vắng. Bạn nên nhấn mạnh nguyên tắc này thường xuyên để bé hiểu được sự cần thiết của nó.


Khi bé thực hiện nguyên tắc này một cách nghiêm túc, bé sẽ tránh được những mối nguy hiểm xung quanh. Trong trường hợp người lạ là "người quen" của bố mẹ, con nên hỏi kĩ tên người đó và có thể gọi điện thoại hỏi ý kiến của bố mẹ.

Khi bố mẹ vắng nhà, không cho người lạ vào.
Khi bố mẹ vắng nhà, không cho người lạ vào.

Dạy con thực hành xử lí các tình huống nguy hiểm

Hàng ngày, bạn nên sắp xếp công việc hợp lí để dành thời gian chơi cùng con cái. Khi đó, cha mẹ có thể đưa ra những tình huống nguy hiểm bé có thể gặp ở trường, trên đường đi học hoặc đi chơi. Bạn có thể đóng vai các nhân vật trong tình huống và hướng dẫn cách xử an toàn nhất.


Việc thường xuyên giáo dục con thông qua các tình huống cụ thể giúp bé hình thành kĩ năng tự vệ, bé sẽ biết cách ứng phó với nguy hiểm khi không có cha mẹ bên cạnh.

Cha mẹ nên chơi cùng con mỗi ngày và dạy bé cách xử lí tình huống nguy hiểm.
Cha mẹ nên chơi cùng con mỗi ngày và dạy bé cách xử lí tình huống nguy hiểm.

Biết cách tham gia giao thông an toàn

Tai nạn giao thông là mối hiểm họa cướp đi sinh mạng của con người hàng ngày, hàng giờ. Con của bạn muốn được an toàn, bé cần biết cách tham gia giao thông đúng cách.


Cha mẹ nên dạy con một số biển báo cơ bản, nhắc nhở con khi đi bộ hoặc đi xe đạp nên đi đúng phần đường của mình, đi sát mép đường bên phải, đi trên vỉa hè... Đặc biệt, với những em nhỏ ở thành phố, bạn nên dạy bé cách sang đường đúng, cách xử lí các tình huống khi tham gia giao thông.


Khi nắm được những năng tham gia giao thông an toàn, trẻ sẽ được bảo vệ hơn lúc nào hết.

Cha mẹ nên dạy con cách tham gia giao thông an toàn.
Cha mẹ nên dạy con cách tham gia giao thông an toàn.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?