Theo các bác sĩ khoa sản, hầu hết khi các chị em đi sinh nở đặc biệt những người lần đầu mang thai đều có chung tâm lý hồi hộp và lo sợ. Tâm lý cũng như sức khỏe của các sản phụ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chuyển dạ. Tâm lý và sức khỏe kém gây trở ngại cho ca sinh nở khiến ca sinh nở trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian. Bài viết sau đây của Toplist sẽ giúp các mẹ bầu vượt cạn một cách nhẹ nhàng hơn.
Massage cũng là một biện pháp tích cực giúp các mẹ bầu dễ dàng trong việc sinh nở hơn. Massage làm bạn cảm thấy thoải mái, giúp cơ thể điều hòa hơn. Bên cạnh việc massage trơn, bạn có thể dùng dầu ô liu massage vùng đáy xương chậu trong giai đoạn cuối sinh nở sẽ giúp quá trình bé chào đời được dễ dàng hơn và các bác sĩ sẽ không cần dùng đến thủ thuật rạch âm hộ.
Một người thân (bạn tốt hoặc mẹ chồng, mẹ đẻ) có kinh nghiệm sinh nở cũng rất tốt khi bạn vào phòng sinh. Cô ấy sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc rặn đẻ, kỹ thuật hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn.
Chế độ ăn uống cũng góp phần giúp cho quá trình sinh tự nhiên dễ dàng hơn. Vì vậy các mẹ bầu nên ăn các chất dinh dưỡng dễ hấp thu, có tác dụng giãn nở cổ tử cung để em bé chào đời dễ dàng hơn. Vào tháng cuối thai kỳ mẹ bầu có thể ăn hoặc uống nước ép dứa, nước lá tía tô để cơn chuyển dạ thuận lợi giúp mẹ bầu bớt căng thẳng và mất sức khi rặn đẻ.
Tự tin rằng em bé của bạn sẽ được sinh ra khỏe mạnh cũng có tác dụng giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Sự thư giãn và niềm tin của mẹ sẽ sản sinh nhiều ralaxin trong các mô của người mẹ, hormone này làm co giãn xương chậu và các mô âm đạo, giúp sinh con dễ dàng hơn.
Tham gia lớp học hoặc câu lạc bộ tiền sinh sản giúp bạn tìm hiểu những kiến thức trước sinh và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhất để vượt qua sự đau đớn và sợ hãi khi sinh. Ngoài các mẹ bầu các ông bố tương lai cũng nên tham gia lớp học này để giúp vợ mình ổn định tâm lý cũng như sẵn sàng chăm sóc các thiên thần nhỏ chào đời.
Các mẹ bầu nên đóng gói dụng cụ cần thiết dùng trong quá trình sinh nở trước khi sinh 1 tháng để không bị bất ngờ, phòng trường hợp xảy ra quá nhanh cần phải đến bệnh viện ngay.
Mẹ bầu nên có những bài tập thở trước khi sinh. Khi bắt đầu đau, có các cơn co thắt xuất hiện, mẹ bầu nên tập trung vào hơi thở để có thể thở nhanh dần.Thở bằng miệng và hít vào bằng mũi. Cơn đau càng tăng thì nhịp thở càng nhanh và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần kéo dài. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Đến khi cảm thấy bớt đau thì thở chậm lại và nên thở sâu hơn, tần suất nhịp thở cũng giảm dần.
Một việc làm tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng vô cùng tích cực trong quá trình sinh nở là đi bộ. Đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ làm bạn trở nên thư giãn, điềm tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Nhiều phụ nữ cho biết rằng họ đã từng đi bộ cùng chồng quanh bãi đỗ xe, vòng quanh hành lang bệnh viện, dạo phố trong đêm khuya,… để việc sinh nở được dễ dàng hơn.
Tập Yoga vừa có tác dụng giảm đau lưng, thư giãn cơ thể vừa giúp mẹ sinh con dễ hơn. Mẹ bầu cũng nên thực hành kỹ thuật thở sâu và ép cơ gần xương chậu để em bé thoải mái hơn.
Thở đều sẽ giúp các cơ trong toàn bộ cơ thể được nới lỏng và thư giãn. Hãy thử giảm bớt khó chịu bằng việc uống một cốc trà gừng 2-3 lần/ngày và tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc cùng con như nghe nhạc, xem một bộ phim hài... Điều này sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt tâm lý để tiếp cận với việc sinh nở.
Thực tế cho thấy, việc ăn uống quá nhiều để bổ sung chất dinh dưỡng hay tâm lý “ăn cho hai người” trong thời gian bầu bí là hoàn toàn không tốt. Cân nặng của em bé tăng lên thường xuất phát từ việc mẹ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất béo trong thời kỳ mang thai mà ít vận động, luyện tập cơ thể.