Top 10 Phát minh thú vị của Newton

Isaac Newton Jr (4/1/1643 - 31/3/1727) là một nhà vật lý học, thiên văn học, triết học, toán học, thần học, giả kim thuật lỗi lạc người Anh trong thế kỷ 17. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu có ích cho xã hội ngày nay, hãy cùng Toplist xem lại một số phát minh ấn tượng của ông nhé!

Giải thích về nguyên nhân hình thành cầu vồng

Các nhà khoa học cùng thời cho rằng cầu vồng được hình thành khi ánh sáng bị khúc xạ và phản xạ trong những hạt nước mưa. Dù biết là vậy nhưng họ vẫn chưa lý giải rõ ràng tại sao trong cầu vồng lại có nhiều màu. Họ cho rằng trong nước bằng cách nào đó đã nhuộm thêm màu sắc cho ánh sáng Mặt Trời. Newton đã không đồng tình, và bằng cách sử dụng lăng kính và một chiếc đèn, Newton đã tách ánh sáng thành ánh sáng như cầu vồng.

Giải thích về nguyên nhân hình thành cầu vồng
Giải thích về nguyên nhân hình thành cầu vồng
Cầu vồng
Cầu vồng

Kính viễn vọng phản xạ

Sinh ra trong thời kì mà khái niệm về kính viễn vọng còn khá mơ hồ. Mặc dù đã có nhiều phát minh về việc sử dụng thấu kính thủy tinh để phóng to hình ảnh. Nhưng chất lượng hình ảnh chưa tốt, để cải tiến chất lượng hình ảnh thì Newton đã sử dụng một gương khúc xa thay vì thấy kính khúc xạ. Phương pháp này vừa tạo hình ảnh rõ ràng mà còn giảm được kích thước của kính viễn vọng. Đến nay thì gần như các đài thiên văn học đã sử dụng các biến thể từ phát minh này.

Kính viễn vọng phản xạ
Kính viễn vọng phản xạ
Kính viễn vọng phản xạ
Kính viễn vọng phản xạ

Đặt ra 3 định luật chuyển động

Năm 1687 ông là người đã đặt nền móng cho cơ học cổ điển bằng cách đặt ra 3 định luật chuyển động.


  • Định luật 1: Nếu một vật không chịu tác động của lực nào, hoặc
    chịu tác động của nhiều lực nhưng mang khuynh hướng triệt tiêu nhau thì nó giữ
    nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
  • Định luật 2: Gia tốc của một vật
    cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn
    của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  • Định luật 3: Trong mọi trường hợp, khi A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng
    tác dụng ngược lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng
    ngược chiều.
3 định luật chuyển động
3 định luật chuyển động

Đồng xu hoàn hảo

Cuối những năm 1600, hệ thống 71 tài chính của Anh rơi vào tình trạng khủng hoảng. Lúc bấy giờ hệ thống tiền tệ của Anh đang sử dụng các đồng xu bạc, và giá trị của bạc cao hơn định giá ghi trên mỗi đồng xu đó, và có người đã cắt xén nguyên liệu bạc và thêm vào đó là các loại nguyên liệu khác. Nạn tiền giả hoành hành.

Trước tình hình này thì chính phủ Anh đã nhờ Newton giúp tìm ra cách chống lại nạn tiền giả này. Nhận lời giúp đỡ Newton đã làm việc rất cực lực và cuối cùng sau nhiều tuần liền ông đã cho ra mắt thiết kế mới của đồng xu với mỗi rìa ngoài đồng xu sẽ được khía các cạnh theo một công thức đặc biệt, nếu không có các cỗ máy chuyên dụng thì không tạo
hình chính xác được.

Đồng xu hoàn hảo
Đồng xu hoàn hảo
Đồng xu hoàn hảo
Đồng xu hoàn hảo

Giả kim thuật

Sự tìm tòi cái mới của Newton là vô hạn, ông đã tìm kiếm và chế tạo đá giả kim huyền thoại. Ông đã thực hiện nhiều phân tích hóa học, khoa học nhưng có lẽ đã không mang lại nhiều kết quả khả quan, thành quả cuối cùng của ông là một loại hợp kim đồng tím.

Giả kim thuật
Giả kim thuật

Dự đoán về ngày tận thế

Newton không phải là người chấp nhận sự sợ hãi được mang đến từ những câu chuyện, những truyền thuyết. Bản thân ông là người thực tế, luôn tìm cách kiểm định, đưa ra các quan điểm cá nhân của mình trong quá trình nghiên cứu kinh thánh.


Ông luôn sử dụng con mắt của nhà khoa học để có thể lý giải các sự việc. Theo nghiên cứu của ông thì ngày tận thế sẽ rơi vào năm 2060 hoặc có thể trễ hơn nhưng không thể nào sớm hơn thời gian này.

Dự đoán về ngày tận thế

Cửa cho mèo

Trí thông minh của ông không chỉ thể hiện ở những phát minh vĩ đại, mà còn nằm ở những sáng kiến nho nhỏ trong cuộc sống ông. Có một câu chuyện kể rằng trong quá trình nghiên cứu của ông tại Cambridge, ông liên tục bị làm phiền vì tiếng ồn của con mèo mà ông nuôi, ngay lập tức ông đã cho thợ mộc đến làm ngay một các lỗ trên cánh của của mình cho những con mèo có thể ra vào mà không làm ồn.

Cửa cho mèo
Cửa cho mèo
Cửa cho mèo
Cửa cho mèo

Sự mất nhiệt

Trong thời gian dài nghiên cứu của mình, ông dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu các khía cạnh vật lý về hiện tượng lạnh đi của các chất, vào cuối những năm 1700, với nghiên cứu trên một quả cầu sắt nung đỏ, ông đã hình thành nên định luật về trạng thái làm mát. Theo đó, tốc độ mất nhiệt của cơ thể tỷ lệ thuận với sự khác biệt về nhiệt độ giữa môi trường xung quanh so với nhiệt độ cơ thể. Định luật của ông đặt nền móng cho nhiều nghiên cứu khác của vật lý hiện đại từ lò phản ứng hạt nhân an toàn.

Sự mất nhiệt
Sự mất nhiệt

Pháo quỹ đạo của Newton

Ông có niềm đam mê khám phá về cơ chế, tính chất hoạt động của trường lực. Trong quá trình lập ra thuyết vạn vật hấp dẫn, ông đã có ý tưởng đặt một khẩu pháo trên ngọn núi cao nhất. Thí nghiệm này nhằm mục đích đưa ra giả thuyết vạn vật đều phụ thuộc vào lực hấp dẫn, và nó là động lực quan trọng trong chuyển động của các hành tinh.

Các giả thuyết ông đưa ra là nếu không tồn tại lực hấp dẫn, lực cản của không khí thì các quả pháo bắn ra sẽ di chuyển theo đường thẳng. Còn có lực hấp dẫn thì quả pháo sẽ bay theo hướng tùy thuộc vào vận tốc ban đầu.

Sẽ xảy ra 3 trường hợp:


  • Tốc độ của viên đạn thấp hơn tốc độ quỹ đạo thì viên đạn
    sẽ rơi xuống mặt đất.
  • Tốc độ của viên đạn bằng với tốc độ quỹ đạo thì viên đạn
    sẽ di chuyển vòng quanh trái đất như Mặt Trăng.
  • Tốc độ của viên đạn lớn hơn tốc độ quỹ đạo thì viên đạn
    sẽ bay ra khỏi Trái Đất.

Đây là một trong những nền móng cho sự phát triển của vệ tinh sau này.

Pháo quỹ đạo của Newton
Pháo quỹ đạo của Newton

Vi phân, tích phân

Thời đại của ông, các nhà khoa học nhận thấy rằng đại số và hình học đã không đủ kiến thức cho nhu cầu nghiên cứu của mình, mọi người có thể tính được vận tốc của một con tàu, nhưng lại không tài nào tìm được gia tốc của nó, họ có thể đo được góc bắn của một khẩu pháo nhưng vẫn chưa đưa ra kết luận việc bắn ở góc nào thì phá sẽ bay xa hơn.


Sự thúc đẩy muốn tìm ra lời giải đáp này đã mang đến cho ông một công trình nghiên cứu mang tên vi phân. Điều thú vị là trong cùng thời gian đó tại Đức cũng có một nhà khoa học là ông Gottfried Leibniz cũng có những nghiên cứu về vấn đề này, và đến nay vẫn không biết ai là cha đẻ của nghiên cứu này.

Vi phân, tích phân
Vi phân, tích phân
Vi phân, tích phân
Vi phân, tích phân

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?