Top 10 Kỹ năng sống cần thiết cha mẹ cần dạy cho trẻ nhất

Mỗi phụ huynh đều mong muốn con mình lớn lên hạnh phúc và thành công. Đó là lý do tại sao các ông bố và bà mẹ luôn không ngừng nỗ lực dành thời gian và tiền bạc vào việc những đứa trẻ của họ. Tuy nhiên, liệu rằng một nền giáo dục tốt có chắc là lời cam kết về một tương lai tươi sáng? Toplist phát hiện ra rằng có những kỹ năng khác quan trọng không kém việc giáo dục trên trường học, giúp con bạn vượt qua khó khăn trên con đường dẫn đến thành công.

Nói được ít nhất 2 thứ tiếng

Có khả năng nói được ít nhất 2 ngôn ngữ sẽ là một lợi thế cung cấp cho con bạn những cơ hội trong sự nghiệp tương lai đồng thời cũng giúp chúng mở rộng chân trời văn hóa cho riêng mình.


Có điều gì tốt hơn là được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, gặp gỡ và được nói chuyện với nhiều người. Dạy ngôn ngữ cho trẻ từ khi còn nhỏ giúp chúng nhận thức được tầm quan trọng đồng thời giúp chúng ghi nhớ tốt hơn.

Học tiếng trong môi trường tốt để có ý chí phấn đấu.
Học tiếng trong môi trường tốt để có ý chí phấn đấu.

Sự tập trung

Trẻ em rất thích tập trung vào những gì chúng đang quan tâm tại những thời điểm xác định, vì vậy hãy cố gắng tạo ra những bài học không chỉ bổ ích mà còn làm cho con bạn cảm thấy thú vị và đón nhận chúng. Ví dụ, khi dạy con làm văn, hãy yêu cầu chúng viết chữ lên những tấm bảng, lấy phấn viết trên vỉa hè hay bất kỳ chỗ nào làm cho con bạn cảm thấy không bị áp lực quá mức đồng thời còn tạo ra sự yêu thích.


Đừng quên rằng, hành vi của các bậc phụ huynh là những ví dụ thường trực nhất của con cái, đối với những điều mới lạ, bạn cần dành 1 phút để hướng dẫn và chỉ cho chúng cách thực hiện, sau đó hãy để chúng được tự do, thỏa sức khám phá, đừng quấy nhiễu. Bạn cũng có thể đào tạo sự tập trung của trẻ em thông qua các trò chơi. thông qua các hình vẽ và câu đố. Ngoài ra khi đi dạo phố, bạn có thể yêu cầu chúng kể/miêu tả về những chi tiết trên đường, chẳng hạn như dấu hiệu nhận biết của những chiếc xe hơi, các màu sắc hay những mô hình có hình dáng nhất định khác nhau về màu sắc và kết cấu.

Rèn luyện sự tập trung khi làm những công việc cụ thể.
Rèn luyện sự tập trung khi làm những công việc cụ thể.

Dạy con giá trị của lao động và cách kiếm tiền, tiêu tiền

Dạy con giá trị của lao động và cách kiếm tiền, tiêu tiên Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống tại các thành phố lớn thường được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Trẻ hầu như không phải làm bất kỳ việc gì dù là việc nhỏ nhất và hoàn toàn phù hợp với khả năng của lứa tuổi. Việc duy nhất trẻ phải làm đó là học và chơi. Khi trẻ cần tiêu tiền vào việc học thêm, ăn quà vặt, mua quà tặng bạn..., nhiều phụ huynh cũng khá dễ dãi trong việc chu cấp, thường là cho tiền ngay mà không hỏi rõ mục đích. Tất cả những điều này dẫn đến việc trẻ ngày càng thiếu tính tự lập, hay đòi hỏi, luôn muốn dựa dẫm vào người khác, không hiểu được giá trị của lao động, giá trị của đồng tiền.


Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy con biết lao động và quý trọng thành quả lao động, dạy cho con ứng xử như thế nào với tiền bạc là việc rất quan trọng. Giáo dục con giá trị của lao động giúp con có tính tự lập, không lười biếng, không ý lại vào người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Giáo dục con nhận thức về giá trị của đồng tiền và việc tiết kiệm sẽ giúp con tránh được những quan niệm sai lầm về tài chính, giúp con trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm với các quyết định tài chính cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Dạy con giá trị của lao động và cách kiếm tiền, tiêu tiền
Dạy con giá trị của lao động và cách kiếm tiền, tiêu tiền

Dạy con kỹ năng giao tiếp

Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc... Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ...


Có thể khẳng đinh, giao tiếp là một trông những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống. Phụ huynh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp. Tạo môi trường phù hợp cho con, tạo điều kiện cho con hòa đồng với những người xung quanh, cho con cơ hội, khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè... là những việc không thể.

Dạy con kỹ năng giao tiếp
Dạy con kỹ năng giao tiếp

Dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này.


Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng đắn. Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giáo dục, trau dồi các kỹ năng bảo vệ bản thân càng kích thích tính tò mò, muốn khám phá trong trẻ và không mang lại nhiều tác dụng.


Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân
Dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

Sự độc lập

Những đứa trẻ của bạn nên sớm ý thức được vấn đề tự lập, bởi vì đây là yếu tố cần thiết để con bạn tự tin trong tương lai. Sự độc lập cũng sẽ giúp chúng có khả năng đương đầu với những khó khăn trong việc học hành tại ghế nhà trường hay trong cuộc sống bởi không phải lúc lúc bạn cũng có thể theo sát để bảo vệ và che chở.


Ngay từ bé nên khuyến khích trẻ em tự chăm sóc bản thân: tự mặc quần áo, tự buộc dây giày, thu dọn đồ chơi vào đúng chỗ ngay sau khi chơi xong, và tự vệ sinh những thứ mình làm bẩn. Đừng vội mắng con mình vì những sai lầm vặt vãnh, hãy kiên nhẫn và đừng quên khen ngợi chúng. Dần dần, chúng có thể học cách tự làm những việc riêng của bản thân như cách chúng học đi và học nói.

Rèn luyện sự độc lập cho con bạn
Rèn luyện sự độc lập cho con bạn

Khả năng tự tổ chức

Kỹ năng này giúp cho đứa trẻ của bạn lên kế hoạch để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống, và chắc chắn rằng nó sẽ rất hữu ích khi con bạn trưởng thành. Dựa trên nền tảng tự tổ chức nằm trong lịch trình hàng ngày, bạn cần phải lên một kế hoạch cho những đứa trẻ của mình, giảm dần sự phụ thuộc của chúng vào bạn (điều này có thể làm theo ngày hoặc theo tuần) giống như một đứa trẻ đã trưởng thành và chúng phải tự quản lý được thời gian của mình.


Có một điều cần thiết bạn đừng bỏ qua khi luyện tập kỹ năng cho con trẻ là đưa thêm các bài học về tính trách nhiệm trong những thời gian giải trí. Tuy nhiên, một đứa trẻ muốn phát triển tốt cần phải có đủ thời gian vui chơi và các hoạt động giải trí khác, tất nhiên thời gian vui chơi phải có quy định, ví dụ như 3 tiếng sau khi hoàn thành bài tập về nhà. Có rất nhiều cách để rèn luyện khả năng.

Rèn luyện khả năng tự tổ chức là một kỹ năng thiết yếu cho con bạn
Rèn luyện khả năng tự tổ chức là một kỹ năng thiết yếu cho con bạn

Có lập trường vững vàng.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong thế giới hiện đại và con bạn cần được thấm nhuần điều này từ khi còn nhỏ bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể bên cạnh chúng. Để làm điều này, cha mẹ phải cho những đứa trẻ thấy rằng tầm quan trọng của những quan điểm của chúng trong gia đình.


Những đứa trẻ của bạn nên biết rằng, bạn luôn lắng nghe và hiểu đồng thời quan tâm đến cuộc nói chuyện với chúng. Đừng sử dụng những từ ngữ mỉa mai hay cứng rắn khi trả lời câu hỏi của trẻ em.

Lập trường vững vàng là một kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em
Lập trường vững vàng là một kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em

Làm việc theo nhóm

Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ nên được biết về những quy tắc nhất định trong xã hội (ví dụ như ở trong một sân chơi, nhà trẻ hay trường học) và theo sau đó dạy chúng cách xây dựng mối quan hệ tốt với những người khác.


Khi những đứa trẻ làm việc trong cùng một nhóm, đừng nên so sánh chúng với nhau, bởi vì tất cả những gì chúng nhận được chỉ là sự khiêu khích và làm tăng bản năng hiếu chiến trong mỗi cá nhân. Thay vào đó bạn nên nhấn mạnh tầm quan trọng của các thành viên và khen ngợi tất cả mọi người ngay sau khi hoạt động nhóm kết thúc.

Teamwork là sức mạnh
Teamwork là sức mạnh

Có thái độ vững vàng trước sự thất bại

Cách con bạn thể hiện cảm xúc cả khi chiến thắng và thất bại đều thể hiện được lòng tự trọng, sự tự đánh giá và xác định được mối quan hệ của chúng với những người khác. Bạn nên thường xuyên để ý đến cách con bạn vui đùa, khi chúng thua cuộc trong một trò chơi nào đó, đừng lên tiếng trách móc hay tệ hơn là giận dữ, chửi mắng sau đó lôi chúng về nhà. Cách giáo dục này có tác động tiêu cực đến tinh thần của con bạn, đến khi chúng gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, sẽ có một sức mạnh vô hình làm cản trở sự phát triển mạnh mẽ từ bên trong chúng.


Với mọi thành công con bạn làm được, hãy dành tặng chúng những lời khen, khi gặp phải những khó khăn thất bại, hãy cùng chúng thảo luận và tìm ra lý do, đây cũng là một chìa khóa giúp con bạn có nhiều khả năng giành được những chiến thắng trong tương lai. Trừ khi chúng làm phiền người khác, nếu không hãy để cho con bạn có cơ hội được thoải mái thể hiện cảm xúc của mình. Đặc biệt cho chúng biết rằng, bạn yêu và tin tưởng ở chúng rất nhiều.

Luôn mạnh mẽ đứng lên kể cả khi thất bại
Luôn mạnh mẽ đứng lên kể cả khi thất bại

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?