Lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân, một ít vào mùa thu là lúc thời tiết đẹp nhất trong năm thường thu hút hàng nghìn lượt người dân trong và ngoài nước háo hức tham dự.
Lễ hội chùa Bái Đính tại tỉnh Ninh Bình
Phần lễ gồm nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, thăm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát chèo Ninh Bình đảm nhiệm tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.
Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành thuộc tỉnh Long An
Miếu Bà Ngũ Hành tọa lạc tại chợ Long Thượng về hướng đông thị xã Tân An và phía tây bắc của thị trấn Cần Giuộc tỉnh Long An. Nơi đây thờ phượng Ngũ Hành Nương Nương chính là năm vị phúc thần giúp cho mưa thuận gió hòa, bảo hộ nghề nghiệp thủ công,… được người dân tôn kính. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng được tổ chức khá dài với nghi thức của lễ Kỳ Yên và biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc như: chầu mời, thỉnh bà, dâng bông, dâng mâm, bán lộc, đặc biệt là hát chặp Địa Nàng …
Lễ hội Tháp Bà Ponagar tại tỉnh Khánh Hòa
Lễ hội tháp Yang Po Nagar là lễ hội truyền thống nổi tiếng của dân tộc Chăm ở Khánh Hòa, Việt Nam, một lễ hội dân gian lớn nhất trong năm để tưởng nhớ nữ thần Yang Po Inu Nagar, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người. Ngoài nghi lễ truyền thống lễ hội còn có những hoạt động văn hóa phong phú trong phần hội như: biểu diễn điệu múa cổ truyền Chăm, hát Chăm, triển lãm tranh ảnh liên quan tới vương quốc Chăm, trình diễn nghề dệt thổ cẩm Chăm và làm gốm cổ truyền của đồng bào Chăm.
Hội Lim tại tỉnh Bắc Ninh
Hội Lim mở đầu bằng lễ rước bằng đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong các bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu, vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài gần cả km. Trong ngày lễ, diễn ra nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian nổi tiếng như tục hát thờ hậu.
Lễ hội diễn ra khắp các làng xã, trung tâm là núi Hồng Vân, với nghi thức tế lễ rước xách uy nghiêm, hùng tráng và nhiều trò vui, đặc sắc, hấp dẫn nhất như đánh cờ người, tổ tôm điếm, thi dệt vải, thi làm cỗ và đón bạn, ca hát quan họ.
Lễ hội đền Trần tại tỉnh Nam Định
Lễ hội truyền thống nổi tiếng khắp đất nước được cử hành trang nghiêm với các lễ rước từ đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Phần hội có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông.
Lễ hội đền Hùng tại tỉnh Phú Thọ
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại núi Nghĩa Lĩnh còn gọi là giỗ tổ Hùng Vương được Nhà nước ta nâng lên thành quốc giỗ và được tổ chức lớn vào những năm chẵn. Nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của vua Hùng, vị vua đầu tiên của dân tộc.
Lễ hội chùa Hương ở Hương Sơn, Hà Nội
Một trong những lễ hội lớn nhất trong ba lễ hội của phật tử xa gần diễn ra hằng năm ở phía Bắc của Việt Nam, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Lễ hội này đã gây tiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử, du khách trong và ngoài nước tham gia hành hương.
Lễ hội Nghinh Ông ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ) là lễ hội cầu ngư lớn nhất Nam bộ, là tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn cá Ông và mong cầu cho nghề đi biển của ngư dân huyện đảo Cần Giờ hằng năm. Ước tính huyện Cần Giờ đón khoảng15,000-20,000 du khách đến tham gia lễ hội mỗi năm nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương.
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tại tỉnh An Giang
Từ năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ văn hóa thông tin và Tổng cục du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25. Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà …
Lễ hội xuân Yên Tử tại tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước về dự. Ngoài ra, Yên Tử còn có cảnh đẹp kỳ vĩ, huyền bí, linh thiêng, có thác đổ, suối reo, thông tùng linh khí, rừng trúc bạt ngàn,… những thảm thực vật phong phú, tạo vẻ đẹp “sơn thủy hữu tình”.